An ninh lương thực cần quyết sách táo bạo
Giá lương thực tăng cao có thể thúc đẩy tăng trưởng sản xuất lương thực lên mức kỷ lục ở những nước nghèo nhất châu Âu và Trung Á
Ngày 26-27/6, tại Hội nghị Lương thực châu Âu tổ chức ở Innsbruck Áo, Tổng giám đốc Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), ông Jacques Diouf cho biết, giá lương thực tăng cao có thể thúc đẩy tăng trưởng sản xuất lương thực lên mức kỷ lục ở những nước nghèo nhất châu Âu và Trung Á.
Tham gia hội nghị có đại diện 44 quốc gia châu Âu và Trung Á, cùng chỉ ra những tiến bộ đạt được và những hành động cần thiết để phát triển và đảm bảo an ninh lương thực. Trong 10 năm qua, một số nước nghèo nhất, đáng chú ý là những nước thuộc Trung Á đã đạt được những thành tựu lớn nhất về sản lượng lương thực và thu nhập bình quân đầu người.
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại ở những nước Tây Âu và Đông Âu. Thông qua những chính sách hợp lý, các nước thành viên mới của EU đã thành công trong việc giảm nghèo khu vực nông thôn, đảm bảo tăng trưởng lương thực bền vững và đã trở thành những quốc gia có thu nhập cao.
Những nước này đã có được những thông tin và ý kiến tư vấn giá trị để thực hiện chuyển đổi nông nghiệp. “Nhưng xu thế tích cực này có thể phải tạm dừng lại, nếu không có những chính sách táo bạo để kiềm chế tốc độ tăng giá lương thực”, ông Diouf nhận xét.
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, những nước Đông Nam châu Âu phải chịu tổn thương đáng kể vì lợi nhuận từ sản xuất lương thực thấp. Theo ông Diouf, lo ngại chính của FAO đối với khu vực này là sự nghèo đói ở nông thôn. Một số quốc gia, đặc biệt là những nước ở Trung Á, chịu tác động trực tiếp từ an ninh lương thực, mặc dù không hề thiếu những chuyên gia giỏi về thú y, thủy sản, rừng và nông học.
Khu vực này thiếu những chính sách phát triển phục vụ cho tăng trưởng nông nghiệp và nông thôn, ưu tiên cho nông nghiệp thương mại và hỗ trợ phát triển nông trại gia đình cũng như khu vực tư nhân. Theo FAO: “Rõ ràng là tác động của tình trạng giá lương thực cao ở những nước đang phát triển-đặc biệt tại những nước thu nhập thấp và phải nhập khẩu lương thực, là rất đáng lo ngại”.
Điều này càng trở nên đáng chú ý khi người nghèo phải chi trả 50-80% thu nhập ít ỏi của họ cho lương thực. Ngay cả những người nông dân cũng trở thành nạn nhân của khủng hoảng lương thực.
Thế nhưng, các chính phủ không phải lúc nào cũng ủng hộ việc tăng cường đầu tư vào nông nghiệp để tăng năng suất lương thực. Thay vào đấy, các chính phủ lại có xu hướng sử dụng biện pháp giảm hoặc cấm xuất khẩu.
Vì vậy, tại hội nghị, lãnh đạo các nước đã kêu gọi nỗ lực nâng cao nhận thức trong giới làm chính sách và cộng đồng về các hành động cần thiết để giải quyết những vấn đề này. FAO nhấn mạnh rằng tổ chức này sẵn sàng hỗ trợ nhiều khu vực để đảm bảo an ninh lương thực.
Bên cạnh giá cả đầu vào sản xuất tăng cao, những căng thẳng khác đối với sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực trong 2 năm vừa qua là sâu bọ, dịch bệnh và thiên tai. FAO đã có những dự án cung cấp thuốc trừ sâu và tư vấn cho từng khu vực nhằm giải quyết sự lây truyền dịch bệnh qua biên giới, chẳng hạn dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng và dịch tả trong gia súc, đã ảnh hưởng đến các quốc gia ở vùng núi Trung Á.
Ngoài ra, FAO cũng đã liên tục giúp đỡ các hộ nông dân nghèo ở những nước Tajikistan và Moldova và các khu vực chậm phát triển khác ổn định kinh tế gia đình thông qua phát triển vật nuôi và các nông phẩm có giá trị cao, cung cấp hạt giống, con giống cho những nông dân nghèo bị ảnh hưởng bởi bão tuyết và hạn hán.
Vì vậy, FAO kêu gọi những hành động khẩn cấp trên hai khía cạnh – giúp khu vực dễ bị tổn thương nhất từ khủng hoảng lương thực có thể tiếp cận được với lương thực và hỗ trợ những người sản xuất nhỏ tăng sản lượng và tăng thu nhập, đặc biệt thông qua những nông sản truyền thống.
Tham gia hội nghị có đại diện 44 quốc gia châu Âu và Trung Á, cùng chỉ ra những tiến bộ đạt được và những hành động cần thiết để phát triển và đảm bảo an ninh lương thực. Trong 10 năm qua, một số nước nghèo nhất, đáng chú ý là những nước thuộc Trung Á đã đạt được những thành tựu lớn nhất về sản lượng lương thực và thu nhập bình quân đầu người.
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại ở những nước Tây Âu và Đông Âu. Thông qua những chính sách hợp lý, các nước thành viên mới của EU đã thành công trong việc giảm nghèo khu vực nông thôn, đảm bảo tăng trưởng lương thực bền vững và đã trở thành những quốc gia có thu nhập cao.
Những nước này đã có được những thông tin và ý kiến tư vấn giá trị để thực hiện chuyển đổi nông nghiệp. “Nhưng xu thế tích cực này có thể phải tạm dừng lại, nếu không có những chính sách táo bạo để kiềm chế tốc độ tăng giá lương thực”, ông Diouf nhận xét.
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, những nước Đông Nam châu Âu phải chịu tổn thương đáng kể vì lợi nhuận từ sản xuất lương thực thấp. Theo ông Diouf, lo ngại chính của FAO đối với khu vực này là sự nghèo đói ở nông thôn. Một số quốc gia, đặc biệt là những nước ở Trung Á, chịu tác động trực tiếp từ an ninh lương thực, mặc dù không hề thiếu những chuyên gia giỏi về thú y, thủy sản, rừng và nông học.
Khu vực này thiếu những chính sách phát triển phục vụ cho tăng trưởng nông nghiệp và nông thôn, ưu tiên cho nông nghiệp thương mại và hỗ trợ phát triển nông trại gia đình cũng như khu vực tư nhân. Theo FAO: “Rõ ràng là tác động của tình trạng giá lương thực cao ở những nước đang phát triển-đặc biệt tại những nước thu nhập thấp và phải nhập khẩu lương thực, là rất đáng lo ngại”.
Điều này càng trở nên đáng chú ý khi người nghèo phải chi trả 50-80% thu nhập ít ỏi của họ cho lương thực. Ngay cả những người nông dân cũng trở thành nạn nhân của khủng hoảng lương thực.
Thế nhưng, các chính phủ không phải lúc nào cũng ủng hộ việc tăng cường đầu tư vào nông nghiệp để tăng năng suất lương thực. Thay vào đấy, các chính phủ lại có xu hướng sử dụng biện pháp giảm hoặc cấm xuất khẩu.
Vì vậy, tại hội nghị, lãnh đạo các nước đã kêu gọi nỗ lực nâng cao nhận thức trong giới làm chính sách và cộng đồng về các hành động cần thiết để giải quyết những vấn đề này. FAO nhấn mạnh rằng tổ chức này sẵn sàng hỗ trợ nhiều khu vực để đảm bảo an ninh lương thực.
Bên cạnh giá cả đầu vào sản xuất tăng cao, những căng thẳng khác đối với sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực trong 2 năm vừa qua là sâu bọ, dịch bệnh và thiên tai. FAO đã có những dự án cung cấp thuốc trừ sâu và tư vấn cho từng khu vực nhằm giải quyết sự lây truyền dịch bệnh qua biên giới, chẳng hạn dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng và dịch tả trong gia súc, đã ảnh hưởng đến các quốc gia ở vùng núi Trung Á.
Ngoài ra, FAO cũng đã liên tục giúp đỡ các hộ nông dân nghèo ở những nước Tajikistan và Moldova và các khu vực chậm phát triển khác ổn định kinh tế gia đình thông qua phát triển vật nuôi và các nông phẩm có giá trị cao, cung cấp hạt giống, con giống cho những nông dân nghèo bị ảnh hưởng bởi bão tuyết và hạn hán.
Vì vậy, FAO kêu gọi những hành động khẩn cấp trên hai khía cạnh – giúp khu vực dễ bị tổn thương nhất từ khủng hoảng lương thực có thể tiếp cận được với lương thực và hỗ trợ những người sản xuất nhỏ tăng sản lượng và tăng thu nhập, đặc biệt thông qua những nông sản truyền thống.