Anh thông qua dự án điện hạt nhân có vốn Trung Quốc
Động thái này kết thúc mấy tháng bất ổn xung quanh số phận của dự án năng lượng lớn nhất châu Âu
Thủ tướng Anh Theresa May đã nhất trí thúc đẩy dự án nhà máy điện hạt nhân trị giá 24 tỷ USD ở Hinkley Point thuộc vùng Somerset của Anh sau một “thỏa thuận được điều chỉnh” với nhà thầu Pháp EDF.
Động thái này kết thúc mấy tháng bất ổn xung quanh số phận của dự án năng lượng lớn nhất châu Âu và có vốn Trung Quốc.
Theo tờ Financial Times, hồi tháng 7, dự án nói trên bất ngờ bị trì hoãn. Mục đích của việc hoãn dự án là để bà May, Thủ tướng mới của Anh, có thêm thời gian xem xét những quan ngại về chi phí cao, công nghệ chưa được kiểm chứng, và vai trò của nhà đầu tư Trung Quốc trong dự án dự kiến sẽ đáp ứng khoảng 7% nhu cầu tiêu thụ điện năng của Anh.
Bà May cuối cùng đã đi đến kết luận rằng dự án điện hạt nhân Hinkley có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu điện của Anh và giảm phát thải khí carbon trong bối cảnh các nhà máy điện cũ chiếm hơn một nửa công suất phát điện của Anh sẽ bị đóng cửa dần trong 15 năm tới.
“Sau khi rà soát toàn bộ dự án Hinkley Point C và một thỏa thuận được điều chỉnh với EDF, Chính phủ quyết định cho tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới đầu tiên tại Anh trong vòng 1 thế hệ”, một tuyên bố ra ngày 15/9 của Chính phủ Anh có đoạn viết.
“Tuy nhiên, các bộ trưởng sẽ áp một khuôn khổ pháp lý mới đối với đầu tư nước ngoài trong tương lai vào các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của Anh, bao gồm lĩnh vực điện hạt nhân và sẽ có hiệu lực đối với dự án Hinkley”.
Theo khuôn khổ pháp lý mới này, Chính phủ Anh sẽ nắm một “cổ phần đặc biệt trong tất cả các dự án điện hạt nhân xây mới trong tương lai”, nhằm đảm bảo cổ phần lớn của các dự án này không thể được bán mà không có sự đồng thuận của Chính phủ.
Ông Greg Clark, Bộ trưởng Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược công nghiệp Anh, nói Chính phủ nước này đang tìm kiếm sự đảm bảo từ EDF rằng công ty này sẽ không bán cổ phần của mình mà không có sự đồng thuận của Chính phủ Anh cho tới khi dự án Hinkley được xây xong.
Trong dự án này, các công ty quốc doanh của Trung Quốc nắm cổ phần 1/3 thông qua số vốn góp 8 tỷ USD. Theo một kế hoạch đi kèm dự án, các công ty Trung Quốc sẽ được cùng EDF xây một dự án điện hạt nhân tiếp theo ở Bradwell thuộc vùng Essex của Anh, và dự án này sẽ sử dụng công nghệ lò phản ứng của Trung Quốc.
Quy định mới mà Chính phủ Anh đề xuất được cho là nhằm trấn an những lo ngại cho rằng Trung Quốc sẽ nắm quyền kiểm soát quá lớn đối với nguồn cung năng lượng của Anh.
Việc Anh “bật đèn xanh” cho dự án Hinkley hứa hẹn sẽ giúp cải thiện quan hệ giữa nước này với Pháp và Trung Quốc vào một thời điểm bấp bênh đối với chính sách đối ngoại Anh sau sự kiện Brexit. Tuy nhiên, các biện pháp phòng vệ mới cũng có thể gây căng thẳng vì có thể đặt ra những rào cản đối với dự án Bradwell, dự án được xem là “màn trình diễn” của công nghệ hạt nhân Trung Quốc.
Hinkley sẽ là lò phản ứng hạt nhân mới đầu tiên ở Anh kể từ năm 1995. Theo dự kiến, nước này sẽ có thêm nhiều nhà máy điện hạt nhân mới trong tương lai. Hiện các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang muốn giúp Anh đạt mục tiêu 14 tỷ GW công suất phát điện mới từ các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2035.
Trong thời gian Anh “xét lại” dự án Hinkley, mối quan hệ giữa nước này với Trung Quốc đã xấu đi. Người tiền nhiệm của bà May, cựu Thủ tướng David Cameron khi còn đương nhiệm đã mở ra một “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ kinh tế Anh-Trung.
Động thái này kết thúc mấy tháng bất ổn xung quanh số phận của dự án năng lượng lớn nhất châu Âu và có vốn Trung Quốc.
Theo tờ Financial Times, hồi tháng 7, dự án nói trên bất ngờ bị trì hoãn. Mục đích của việc hoãn dự án là để bà May, Thủ tướng mới của Anh, có thêm thời gian xem xét những quan ngại về chi phí cao, công nghệ chưa được kiểm chứng, và vai trò của nhà đầu tư Trung Quốc trong dự án dự kiến sẽ đáp ứng khoảng 7% nhu cầu tiêu thụ điện năng của Anh.
Bà May cuối cùng đã đi đến kết luận rằng dự án điện hạt nhân Hinkley có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu điện của Anh và giảm phát thải khí carbon trong bối cảnh các nhà máy điện cũ chiếm hơn một nửa công suất phát điện của Anh sẽ bị đóng cửa dần trong 15 năm tới.
“Sau khi rà soát toàn bộ dự án Hinkley Point C và một thỏa thuận được điều chỉnh với EDF, Chính phủ quyết định cho tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới đầu tiên tại Anh trong vòng 1 thế hệ”, một tuyên bố ra ngày 15/9 của Chính phủ Anh có đoạn viết.
“Tuy nhiên, các bộ trưởng sẽ áp một khuôn khổ pháp lý mới đối với đầu tư nước ngoài trong tương lai vào các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của Anh, bao gồm lĩnh vực điện hạt nhân và sẽ có hiệu lực đối với dự án Hinkley”.
Theo khuôn khổ pháp lý mới này, Chính phủ Anh sẽ nắm một “cổ phần đặc biệt trong tất cả các dự án điện hạt nhân xây mới trong tương lai”, nhằm đảm bảo cổ phần lớn của các dự án này không thể được bán mà không có sự đồng thuận của Chính phủ.
Ông Greg Clark, Bộ trưởng Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược công nghiệp Anh, nói Chính phủ nước này đang tìm kiếm sự đảm bảo từ EDF rằng công ty này sẽ không bán cổ phần của mình mà không có sự đồng thuận của Chính phủ Anh cho tới khi dự án Hinkley được xây xong.
Trong dự án này, các công ty quốc doanh của Trung Quốc nắm cổ phần 1/3 thông qua số vốn góp 8 tỷ USD. Theo một kế hoạch đi kèm dự án, các công ty Trung Quốc sẽ được cùng EDF xây một dự án điện hạt nhân tiếp theo ở Bradwell thuộc vùng Essex của Anh, và dự án này sẽ sử dụng công nghệ lò phản ứng của Trung Quốc.
Quy định mới mà Chính phủ Anh đề xuất được cho là nhằm trấn an những lo ngại cho rằng Trung Quốc sẽ nắm quyền kiểm soát quá lớn đối với nguồn cung năng lượng của Anh.
Việc Anh “bật đèn xanh” cho dự án Hinkley hứa hẹn sẽ giúp cải thiện quan hệ giữa nước này với Pháp và Trung Quốc vào một thời điểm bấp bênh đối với chính sách đối ngoại Anh sau sự kiện Brexit. Tuy nhiên, các biện pháp phòng vệ mới cũng có thể gây căng thẳng vì có thể đặt ra những rào cản đối với dự án Bradwell, dự án được xem là “màn trình diễn” của công nghệ hạt nhân Trung Quốc.
Hinkley sẽ là lò phản ứng hạt nhân mới đầu tiên ở Anh kể từ năm 1995. Theo dự kiến, nước này sẽ có thêm nhiều nhà máy điện hạt nhân mới trong tương lai. Hiện các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang muốn giúp Anh đạt mục tiêu 14 tỷ GW công suất phát điện mới từ các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2035.
Trong thời gian Anh “xét lại” dự án Hinkley, mối quan hệ giữa nước này với Trung Quốc đã xấu đi. Người tiền nhiệm của bà May, cựu Thủ tướng David Cameron khi còn đương nhiệm đã mở ra một “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ kinh tế Anh-Trung.