Thủ tướng Anh gửi “tâm thư” cho Chủ tịch Trung Quốc
Trung Quốc đã cảnh báo Anh sau khi một dự án điện hạt nhân bị hoãn
Thủ tướng Anh Theresa May đã viết thư cho Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc, bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ thương mại và hợp tác giữa hai nước.
Thông điệp này được gửi đi trong bối cảnh bất đồng song phương quanh việc Anh hoãn một dự án hạt nhân 24 tỷ USD, do những lo ngại liên quan đến vốn Trung Quốc.
Theo tin từ Reuters, Trung Quốc đã cảnh báo Anh về việc “đóng chặt cánh cửa” đối với nguồn vốn từ Trung Quốc, cảnh báo mối quan hệ giữa hai nước đang ở vào giai đoạn quan trọng. Lời cảnh báo của Bắc Kinh đưa ra sau khi Thủ tướng May vào tháng trước hoãn ký kết dự án điện hạt nhân Hinkley Point ở vùng Somerset của Anh.
Trong một tuyên bố được đưa ra ngày 15/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời phái viên Alok Sharma của Anh nói với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng Anh đánh giá cao sự hợp tác giữa hai nước.
Phái viên này nói với ông Vương Nghị rằng Thủ tướng May đã viết thư cho ông Tập và ông Lý. Trong thư, bà May nói bà đang mong chờ tới lúc tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang phát triển lớn nhất thế giới (G-20) dự kiến diễn ra vào tháng tới ở Trung Quốc.
Nước Anh “mong muốn tăng cường hợp tác với Trung Quốc về thương mại và kinh doanh, cũng như các vấn đề toàn cầu”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích dẫn lá thư trên.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với ông Sharma rằng Trung Quốc tin tưởng Anh sẽ tiếp tục có chính sách cởi mở đối với nước này.
Người tiền nhiệm của bà May, cựu Thủ tướng Anh David Cameron, từng xem dự án Hinkley Point là một tín hiệu về sự cởi mở của Anh đối với đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bà May lo ngại ảnh hưởng về an ninh của dự án, và đã kêu gọi rà soát lại.
Trung Quốc thì muốn Hinkley Point tiếp tục được triển khai. Theo kế hoạch, công ty EDF của Pháp sẽ xây hai lò phản ứng, với một phần vốn từ Tổng công ty Điện hạt nhân Trung Quốc, một doanh nghiệp quốc doanh. Dự kiến, Tổng công ty Điện hạt nhân Trung Quốc sẽ nắm cổ phần 1/3 của dự án.
Anh và EDF đạt thỏa thuận về dự án trên vào năm 2013. Vào năm 2015, Trung Quốc tham gia dự án này sau chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình tới Anh. Chuyến thăm này của ông Tập được coi là nhằm củng cố một “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ Trung-Anh.
Thông điệp này được gửi đi trong bối cảnh bất đồng song phương quanh việc Anh hoãn một dự án hạt nhân 24 tỷ USD, do những lo ngại liên quan đến vốn Trung Quốc.
Theo tin từ Reuters, Trung Quốc đã cảnh báo Anh về việc “đóng chặt cánh cửa” đối với nguồn vốn từ Trung Quốc, cảnh báo mối quan hệ giữa hai nước đang ở vào giai đoạn quan trọng. Lời cảnh báo của Bắc Kinh đưa ra sau khi Thủ tướng May vào tháng trước hoãn ký kết dự án điện hạt nhân Hinkley Point ở vùng Somerset của Anh.
Trong một tuyên bố được đưa ra ngày 15/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời phái viên Alok Sharma của Anh nói với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng Anh đánh giá cao sự hợp tác giữa hai nước.
Phái viên này nói với ông Vương Nghị rằng Thủ tướng May đã viết thư cho ông Tập và ông Lý. Trong thư, bà May nói bà đang mong chờ tới lúc tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang phát triển lớn nhất thế giới (G-20) dự kiến diễn ra vào tháng tới ở Trung Quốc.
Nước Anh “mong muốn tăng cường hợp tác với Trung Quốc về thương mại và kinh doanh, cũng như các vấn đề toàn cầu”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích dẫn lá thư trên.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với ông Sharma rằng Trung Quốc tin tưởng Anh sẽ tiếp tục có chính sách cởi mở đối với nước này.
Người tiền nhiệm của bà May, cựu Thủ tướng Anh David Cameron, từng xem dự án Hinkley Point là một tín hiệu về sự cởi mở của Anh đối với đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bà May lo ngại ảnh hưởng về an ninh của dự án, và đã kêu gọi rà soát lại.
Trung Quốc thì muốn Hinkley Point tiếp tục được triển khai. Theo kế hoạch, công ty EDF của Pháp sẽ xây hai lò phản ứng, với một phần vốn từ Tổng công ty Điện hạt nhân Trung Quốc, một doanh nghiệp quốc doanh. Dự kiến, Tổng công ty Điện hạt nhân Trung Quốc sẽ nắm cổ phần 1/3 của dự án.
Anh và EDF đạt thỏa thuận về dự án trên vào năm 2013. Vào năm 2015, Trung Quốc tham gia dự án này sau chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình tới Anh. Chuyến thăm này của ông Tập được coi là nhằm củng cố một “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ Trung-Anh.