Apple gian nan chống hàng giả Trung Quốc
Apple đang gặp khó trong cuộc chiến chống ngành công nghiệp hàng nhái bùng nổ ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác
Apple đang gặp khó trong cuộc chiến chống ngành công nghiệp hàng nhái bùng nổ ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác, hãng tin CNN dẫn một bức điện tín ngoại giao do WikiLeaks công bố gần đây cho biết.
Theo bức điện đề tháng 9/2008 của sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, hãng công nghệ quả táo khuyết đã thành lập một nhóm an ninh toàn cầu hồi tháng 3/2008 để ngăn chặn cơn bão iPod và iPhone giả. Tuy nhiên, 3 năm sau khi Apple có động thái ngăn chặn, tiến triển đến nay vẫn rất chậm. Lý do, theo các chuyên gia phân tích, việc chống ăn cắp bản quyền công nghệ chưa được coi trọng ở Trung Quốc.
Wini Chen, một sinh viên San Francisco vừa du học từ Bắc Kinh trở về, các cửa hàng và người bán rong cung cấp iPod, iPhone và iPad với giá giảm kỉ lục xuất hiện nhan nhản. "Họ nói rằng họ có bán máy tính bảng iPad và sẵn sàng để lại với giá rẻ nhất', Chen kể. "Nếu tôi thực sự muốn mua một sản phẩm giả, tôi có thể sở hữu nó chỉ trong vòng 15 phút".
Bức điện tín cho biết, công ty Apple có trụ sở ở California đã thuê người của hãng dược phẩm Pfizer, từng dẫn đầu cuộc truy quét thuốc Viagra lậu, làm lãnh đạo của nhóm. John Theriault, cựu trưởng nhóm an ninh của Pfizer và trước đó là một đặc vụ của Cơ quan điều tra Liên bang Mỹ (FBI), được bổ nhiệm làm người phụ trách đơn vị an ninh toàn cầu của Apple.
Don Shruhan, người từng làm việc cho Theriault ở Pfizer, hiện là trưởng nhóm an ninh của Apple ở Hồng Kông, đã phải bày tỏ “sự lo lắng” trước số lượng sản phẩm Apple nhái sản xuất tại Trung Quốc với các quan chức sứ quán Mỹ. Tuy nhiên, người phát ngôn của cả Apple và Pfizer đều từ chối bình luận về nhận xét của Shruhan.
Theo điện tín, "bằng chứng ban đầu cho thấy gần 100% sản phẩm Apple ở các thị trường đại lục phi chính thức đều là hàng giả, trong khi các nhà máy ở tỉnh Quảng Đông đang xuất khẩu hàng nhái đủ để một mình cung cấp hàng Apple giả cho thế giới". Trong số hàng giả, có mẫu iPod được quảng cáo trang bị bộ nhớ 80GB, nhưng thực tế chỉ có 1GB mà thôi.
Tài liệu công bố còn cho biết, hàng giả Trung Quốc cũng được cung cấp cho Ấn Độ. Trong cuộc truy đuổi, quan chức Ấn Độ đã khám phá ra vụ buôn lậu vận chuyển từ Trung Quốc qua Hồng Kông.
Apple mở cửa hàng chính thức đầu tiên ở Trung Quốc vào tháng 7/2008 và nay hiện có 4 cửa hàng - hai ở Bắc Kinh và hai ở Thượng Hải. Tuy nhiên, mới đây, cộng đồng mạng đã một phen bị sốc khi một loạt đại lý Apple nhái y như thật xuất hiện tại thành phố Côn Minh, miền nam Trung Quốc.
Các nhà chức trách Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa 2/5 cửa hàng bất hợp pháp do không có giấy phép kinh doanh bảo đảm. Tuy nhiên, theo Reuters, phát ngôn viên của chính quyền thành phố Côn Minh lại bảo vệ các cửa hàng còn lại vì vẫn bán sản phẩm Apple chính hãng.
Theo bức điện đề tháng 9/2008 của sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, hãng công nghệ quả táo khuyết đã thành lập một nhóm an ninh toàn cầu hồi tháng 3/2008 để ngăn chặn cơn bão iPod và iPhone giả. Tuy nhiên, 3 năm sau khi Apple có động thái ngăn chặn, tiến triển đến nay vẫn rất chậm. Lý do, theo các chuyên gia phân tích, việc chống ăn cắp bản quyền công nghệ chưa được coi trọng ở Trung Quốc.
Wini Chen, một sinh viên San Francisco vừa du học từ Bắc Kinh trở về, các cửa hàng và người bán rong cung cấp iPod, iPhone và iPad với giá giảm kỉ lục xuất hiện nhan nhản. "Họ nói rằng họ có bán máy tính bảng iPad và sẵn sàng để lại với giá rẻ nhất', Chen kể. "Nếu tôi thực sự muốn mua một sản phẩm giả, tôi có thể sở hữu nó chỉ trong vòng 15 phút".
Bức điện tín cho biết, công ty Apple có trụ sở ở California đã thuê người của hãng dược phẩm Pfizer, từng dẫn đầu cuộc truy quét thuốc Viagra lậu, làm lãnh đạo của nhóm. John Theriault, cựu trưởng nhóm an ninh của Pfizer và trước đó là một đặc vụ của Cơ quan điều tra Liên bang Mỹ (FBI), được bổ nhiệm làm người phụ trách đơn vị an ninh toàn cầu của Apple.
Don Shruhan, người từng làm việc cho Theriault ở Pfizer, hiện là trưởng nhóm an ninh của Apple ở Hồng Kông, đã phải bày tỏ “sự lo lắng” trước số lượng sản phẩm Apple nhái sản xuất tại Trung Quốc với các quan chức sứ quán Mỹ. Tuy nhiên, người phát ngôn của cả Apple và Pfizer đều từ chối bình luận về nhận xét của Shruhan.
Theo điện tín, "bằng chứng ban đầu cho thấy gần 100% sản phẩm Apple ở các thị trường đại lục phi chính thức đều là hàng giả, trong khi các nhà máy ở tỉnh Quảng Đông đang xuất khẩu hàng nhái đủ để một mình cung cấp hàng Apple giả cho thế giới". Trong số hàng giả, có mẫu iPod được quảng cáo trang bị bộ nhớ 80GB, nhưng thực tế chỉ có 1GB mà thôi.
Tài liệu công bố còn cho biết, hàng giả Trung Quốc cũng được cung cấp cho Ấn Độ. Trong cuộc truy đuổi, quan chức Ấn Độ đã khám phá ra vụ buôn lậu vận chuyển từ Trung Quốc qua Hồng Kông.
Apple mở cửa hàng chính thức đầu tiên ở Trung Quốc vào tháng 7/2008 và nay hiện có 4 cửa hàng - hai ở Bắc Kinh và hai ở Thượng Hải. Tuy nhiên, mới đây, cộng đồng mạng đã một phen bị sốc khi một loạt đại lý Apple nhái y như thật xuất hiện tại thành phố Côn Minh, miền nam Trung Quốc.
Các nhà chức trách Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa 2/5 cửa hàng bất hợp pháp do không có giấy phép kinh doanh bảo đảm. Tuy nhiên, theo Reuters, phát ngôn viên của chính quyền thành phố Côn Minh lại bảo vệ các cửa hàng còn lại vì vẫn bán sản phẩm Apple chính hãng.