“Australia sẽ tiếp tục hỗ trợ giáo dục Việt Nam”
“Chương trình học bổng của AusAID trong 15 năm qua đã cung cấp khoảng 2.300 học bổng cho các sinh viên ưu tú Việt Nam”
Mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Australia đang được đẩy mạnh trên nhiều mặt, đặc biệt là giáo dục. Trong những năm vừa qua, Australia đã có nhiều hỗ trợ đối với Việt Nam trong lĩnh vực này.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Bill Tweddell, Đại sứ Australia tại Việt Nam.
Ông đánh giá như thế nào về những khả năng cạnh tranh của lĩnh vực giáo dục - đào tạo của Việt Nam trong thời điểm hiện tại?
Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là một cơ hội lớn thực sự mở ra đối với nền giáo dục Việt Nam, giúp phát triển nền giáo dục Việt Nam thế kỷ 21. Muốn vậy phải nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam cũng như mở ra cơ hội học tập đào tạo ở nước ngoài cho sinh viên Việt Nam.
Tôi tin rằng với những gì mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết về chính sách và đầu tư thì ngành giáo dục của các bạn sẽ đương đầu được với thử thách của thời kỳ hội nhập. Mấu chốt của vấn đề này là làm sao có được cam kết từ phía Chính phủ. Qua những gì tôi biết thì đất nước các bạn đã có cam kết từ phía Chính phủ và đã có những đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực giáo dục.
Với mối quan tâm ưu tiên của Chính phủ Việt Nam, cộng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nói chung và của Australia nói riêng, chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ xây dựng được những chương trình giáo dục hiệu quả, mang lại nhiều cơ hội học tập cho sinh viên Việt Nam.
Xin ông cho biết khả năng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục của hai nước Australia và Việt Nam?
Australia và Việt Nam đã có truyền thống hợp tác mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, về thương mại, hợp tác phát triển, quốc phòng, giáo dục và đào tạo. Mối quan hệ chặt chẽ về giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực quan trọng trong mối quan hệ song phương giữa hai nước chúng ta.
Với vai trò là Đại sứ Australia tại Việt Nam, tôi đặc biệt quan tâm và nhiệt tình ủng hộ mối quan hệ hợp tác này. Giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng trong nỗ lực phát triển kinh tế cũng như phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam.
Cả hai nước chúng ta đều thu được những lợi ích thông qua thế mạnh của Australia trong việc cung cấp những cơ hội học tập chất lượng cao cho các sinh viên Việt Nam. Giáo dục còn giúp tăng cường sự hiểu biết, tôn trọng và tình thân ái giữa nhân dân hai nước chúng ta. Tôi luôn mong muốn làm thế nào để 2 nước cùng hợp tác mang lại lợi ích tốt nhất cho cả hai nước trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng.
Hợp tác song phương về giáo dục và đào tạo là một phần cơ bản tác động tới những nhận định chung về Australia của Việt Nam mà tôi hy vọng đó là những nhận định tích cực, đồng thời cũng thể hiện mối bang giao chặt chẽ mà cả hai nước cùng trân trọng. Do vậy, việc tiếp tục đảm bảo danh tiếng của Australia như là một nước có nền giáo dục đạt chất lượng cao, luôn cam kết cung cấp các dịch vụ giáo dục tốt nhất cho sinh viên là điều cần thiết.
Trong năm qua, khoảng 6.700 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Australia, trong đó 80% là du học tự túc. Australia vẫn tiếp tục dẫn đầu trong việc cung cấp các khoá học trong nước và quốc tế mặc dù tôi hiểu rằng sự cạnh tranh về giáo dục ngày càng mạnh mẽ.
Điều này cũng rất tốt - Australia không lo ngại cạnh tranh. Australia được biết đến như là một địa điểm an toàn, thân thiện, chi phí sinh hoạt phù hợp và có nền văn hoá đa dạng, đây còn là một trong những nước nói tiếng Anh có vị trí địa lý gần Việt Nam nhất.
Thưa ông, trong thời gian tới Australia có cam kết hỗ trợ gì đối với Việt Nam trong vấn đề đào tạo và khả năng tuyển dụng?
Chính phủ Australia vẫn tiếp tục hỗ trợ trực tiếp phát triển giáo dục cho Việt Nam. Riêng chương trình học bổng của AusAID trong vòng 15 năm qua đã cung cấp khoảng 2.300 học bổng cho các sinh viên ưu tú Việt Nam. Năm 2006, Chính phủ Australia công bố chương trình Học bổng Australia với 19.000 suất dành cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Năm vừa qua, ngoài chương trình Học bổng Phát triển Australia (ADS), sinh viên Việt Nam đã giành được hơn 50 suất học bổng Leadership và Endevour - một con số ấn tượng so với các nước trong khu vực. Vào trung tuần tháng 4, chúng tôi sẽ công bố chương trình Học bổng Australia cho năm học 2008.
Bên cạnh đó, đại diện cho Chính phủ Australia trong ngành giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, Cơ quan Giáo dục Quốc tế Australia (AEI Việt Nam), đã có những đóng góp lớn trong việc thúc đẩy ngành giáo dục thông qua các hoạt động như: khoá đào tạo báo chí ngắn hạn mới kết thúc ngày 23/3, cuộc thi hùng biện tiếng Anh tổ chức vào tháng 5 năm 2007, “Chương trình gặp mặt cựu du học sinh Australia” vừa được tổ chức tại Hà Nội .
Trong số những học sinh xuất sắc tại các cơ sở giáo dục đào tạo của Australia có không ít học sinh Việt Nam. Đó thực sự là những thông tin rất đáng mừng.
Tham gia vào cam kết của Australia khuyến khích sinh viên Việt Nam du học tại Australia, văn phòng Thị thực và Quốc tịch tại Sứ quán trong thời gian qua đã xem xét lại quá trình duyệt visa và cân nhắc rút ngắn thời gian xét duyệt visa để sinh viên có thể sang Australia trước thời gian khóa học khai giảng.Mục đích là để sinh viên có thời gian sắp xếp nơi ăn chốn ở, tham quan trường mới và chuẩn bị sách vở để bắt đầu việc học tập.
Những sinh viên đang có nhu cầu du học Australia các công ty tư vấn du học có thể nghiên cứu kỹ mọi thông tin đăng tải trên website của Sứ quán về hồ sơ xin visa và nộp hồ sơ xin visa sớm ít nhất là 2 tháng trước khi khoá học bắt đầu.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Bill Tweddell, Đại sứ Australia tại Việt Nam.
Ông đánh giá như thế nào về những khả năng cạnh tranh của lĩnh vực giáo dục - đào tạo của Việt Nam trong thời điểm hiện tại?
Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là một cơ hội lớn thực sự mở ra đối với nền giáo dục Việt Nam, giúp phát triển nền giáo dục Việt Nam thế kỷ 21. Muốn vậy phải nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam cũng như mở ra cơ hội học tập đào tạo ở nước ngoài cho sinh viên Việt Nam.
Tôi tin rằng với những gì mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết về chính sách và đầu tư thì ngành giáo dục của các bạn sẽ đương đầu được với thử thách của thời kỳ hội nhập. Mấu chốt của vấn đề này là làm sao có được cam kết từ phía Chính phủ. Qua những gì tôi biết thì đất nước các bạn đã có cam kết từ phía Chính phủ và đã có những đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực giáo dục.
Với mối quan tâm ưu tiên của Chính phủ Việt Nam, cộng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nói chung và của Australia nói riêng, chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ xây dựng được những chương trình giáo dục hiệu quả, mang lại nhiều cơ hội học tập cho sinh viên Việt Nam.
Xin ông cho biết khả năng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục của hai nước Australia và Việt Nam?
Australia và Việt Nam đã có truyền thống hợp tác mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, về thương mại, hợp tác phát triển, quốc phòng, giáo dục và đào tạo. Mối quan hệ chặt chẽ về giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực quan trọng trong mối quan hệ song phương giữa hai nước chúng ta.
Với vai trò là Đại sứ Australia tại Việt Nam, tôi đặc biệt quan tâm và nhiệt tình ủng hộ mối quan hệ hợp tác này. Giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng trong nỗ lực phát triển kinh tế cũng như phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam.
Cả hai nước chúng ta đều thu được những lợi ích thông qua thế mạnh của Australia trong việc cung cấp những cơ hội học tập chất lượng cao cho các sinh viên Việt Nam. Giáo dục còn giúp tăng cường sự hiểu biết, tôn trọng và tình thân ái giữa nhân dân hai nước chúng ta. Tôi luôn mong muốn làm thế nào để 2 nước cùng hợp tác mang lại lợi ích tốt nhất cho cả hai nước trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng.
Hợp tác song phương về giáo dục và đào tạo là một phần cơ bản tác động tới những nhận định chung về Australia của Việt Nam mà tôi hy vọng đó là những nhận định tích cực, đồng thời cũng thể hiện mối bang giao chặt chẽ mà cả hai nước cùng trân trọng. Do vậy, việc tiếp tục đảm bảo danh tiếng của Australia như là một nước có nền giáo dục đạt chất lượng cao, luôn cam kết cung cấp các dịch vụ giáo dục tốt nhất cho sinh viên là điều cần thiết.
Trong năm qua, khoảng 6.700 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Australia, trong đó 80% là du học tự túc. Australia vẫn tiếp tục dẫn đầu trong việc cung cấp các khoá học trong nước và quốc tế mặc dù tôi hiểu rằng sự cạnh tranh về giáo dục ngày càng mạnh mẽ.
Điều này cũng rất tốt - Australia không lo ngại cạnh tranh. Australia được biết đến như là một địa điểm an toàn, thân thiện, chi phí sinh hoạt phù hợp và có nền văn hoá đa dạng, đây còn là một trong những nước nói tiếng Anh có vị trí địa lý gần Việt Nam nhất.
Thưa ông, trong thời gian tới Australia có cam kết hỗ trợ gì đối với Việt Nam trong vấn đề đào tạo và khả năng tuyển dụng?
Chính phủ Australia vẫn tiếp tục hỗ trợ trực tiếp phát triển giáo dục cho Việt Nam. Riêng chương trình học bổng của AusAID trong vòng 15 năm qua đã cung cấp khoảng 2.300 học bổng cho các sinh viên ưu tú Việt Nam. Năm 2006, Chính phủ Australia công bố chương trình Học bổng Australia với 19.000 suất dành cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Năm vừa qua, ngoài chương trình Học bổng Phát triển Australia (ADS), sinh viên Việt Nam đã giành được hơn 50 suất học bổng Leadership và Endevour - một con số ấn tượng so với các nước trong khu vực. Vào trung tuần tháng 4, chúng tôi sẽ công bố chương trình Học bổng Australia cho năm học 2008.
Bên cạnh đó, đại diện cho Chính phủ Australia trong ngành giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, Cơ quan Giáo dục Quốc tế Australia (AEI Việt Nam), đã có những đóng góp lớn trong việc thúc đẩy ngành giáo dục thông qua các hoạt động như: khoá đào tạo báo chí ngắn hạn mới kết thúc ngày 23/3, cuộc thi hùng biện tiếng Anh tổ chức vào tháng 5 năm 2007, “Chương trình gặp mặt cựu du học sinh Australia” vừa được tổ chức tại Hà Nội .
Trong số những học sinh xuất sắc tại các cơ sở giáo dục đào tạo của Australia có không ít học sinh Việt Nam. Đó thực sự là những thông tin rất đáng mừng.
Tham gia vào cam kết của Australia khuyến khích sinh viên Việt Nam du học tại Australia, văn phòng Thị thực và Quốc tịch tại Sứ quán trong thời gian qua đã xem xét lại quá trình duyệt visa và cân nhắc rút ngắn thời gian xét duyệt visa để sinh viên có thể sang Australia trước thời gian khóa học khai giảng.Mục đích là để sinh viên có thời gian sắp xếp nơi ăn chốn ở, tham quan trường mới và chuẩn bị sách vở để bắt đầu việc học tập.
Những sinh viên đang có nhu cầu du học Australia các công ty tư vấn du học có thể nghiên cứu kỹ mọi thông tin đăng tải trên website của Sứ quán về hồ sơ xin visa và nộp hồ sơ xin visa sớm ít nhất là 2 tháng trước khi khoá học bắt đầu.