Bà chủ TH: “Ở đâu, làm gì, tôi vẫn là phụ nữ”
Hàng ngày, từ sau 9h sáng, giọng nói rặt xứ Nghệ của bà Thái Hương đã văng vẳng mấy tầng nhà ở số 60 Lý Thái Tổ, Hà Nội
Trong phòng làm việc của bà Thái Hương - Chủ tịch Tập đoàn TH, sách Phật nhiều vô kể. Chúng được bày biện
ngay ngắn, gọn ghẽ, đơn giản và đặc biệt, không có bụi phủ, bởi bà vẫn
dành 30 phút mỗi ngày để đọc.
Hai mươi bảy năm, kể từ lúc rời một doanh nghiệp Nhà nước ở quê hương Nghệ An, bà Hương mới bắt đầu con đường riêng cho mình. Con đường mà giới đầu tư ở Việt Nam không mấy mặn mà do rủi ro cao, thu hồi vốn lâu: nông nghiệp sạch.
Dấn thân
Phía sau quãng thời gian đó là thương hiệu sữa TH True Milk và những dự án trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và thực phẩm sạch, như chiết xuất dược liệu xuất khẩu sang Mỹ, mở rộng đầu tư sữa nước sang Nga, và mới đây nhất là một dự án 3.000 tỷ đồng trồng rau, lúa sạch ở Thái Bình, cùng dự án trường quốc tế TH School ở Hà Nội.
Hàng ngày, từ sau 9h sáng, giọng nói rặt xứ Nghệ của bà Thái Hương đã văng vẳng mấy tầng nhà ở số 60 Lý Thái Tổ, Hà Nội. Mỗi ngày, bà tiếp hàng chục lượt khách đến giao dịch, ký kết sơ thảo các hợp đồng, làm việc với các đầu mối trong tập đoàn.
Cộng sự của bà Hương kể, trong gần 4 năm triển khai dự án TH True Milk ở Nghĩa Đàn, Nghệ An, 2h sáng bà thức giấc, 3h sáng lên xe theo tuyến đường Hồ Chí Minh vào Nghĩa Đàn, 8h sáng bắt đầu làm việc và 19h tối quay về Hà Nội. Mỗi tuần, bà ở Hà Nội vài ngày, phần còn lại thời gian là trên đường và ở dự án trong suốt mấy năm triển khai dự án.
Tổng dư nợ ngành ngân hàng đến thời điểm này lên tới vài triệu tỷ đồng, nhưng không một ngân hàng nào cho dự án TH True Milk vay, ngoại trừ BacABank giữ vai trò tư vấn đầu tư và cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Một cán bộ tín dụng cấp chi nhánh tỉnh Nghệ An của một ngân hàng lớn trong nhóm Nhà nước từng nói: “Ai muốn cho TH True Milk vay thì ký vào đây, còn tôi là không”. Đến thời điểm này, khi dòng tiền dự án đã cân đối khá tốt, hỏi bà, “TH True Milk còn vay ngân hàng nào”, bà Hương trả lời: “Tự nó đã có lãi rồi em”.
Tháng 11/2011, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, ông Shimon Peres, Tổng thống Nhà nước Israel cùng Chính phủ Việt Nam ký kết văn bản bổ sung nghị định thư hợp tác tài chính giữa hai chính phủ Việt Nam và Israel, với phần vốn tăng thêm là 100 triệu USD. Số tiền này phía Israel đề nghị Chính phủ Việt Nam dành cho dự án TH True Milk của TH. Tuy nhiên, theo quy định quản lý tài chính công, số tiền này được Bộ Tài chính giao cho một ngân hàng thương mại Nhà nước làm đầu mối bán lại vốn. Ngân hàng này đã đánh giá tài sản bảo đảm là đàn bò sữa của TH như là... bò thịt (giá trị thấp hơn nhiều lần so với giá trị là bò sữa), cuối cùng thì 100 triệu USD này không thể đi vào dự án.
Nhưng cuối cùng, bên cạnh những thương hiệu sữa đình đám, TH True Milk vẫn khẳng định được chỗ đứng. Sữa TH hiện có giá đắt nhất so với tất cả những loại sữa nước có mặt trên thị trường. Hỏi ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), đánh giá như thế nào về dự án TH True Milk, ông nói ngắn gọn: “Chỉ bà Thái Hương mới làm được dự án này”.
Chất thép của hoa hồng
Ở trang trại TH, với số vốn đầu tư lớn và lại theo công nghệ đầu cuối của Israel, nên bắt buộc phải áp dụng hệ thống quản trị chuyên nghiệp, thậm chí quá máy móc. Tiếp xúc với một người trông coi dự án đồng cỏ tại đây, anh cho biết, chỉ cần vặn con ốc cỡ 20 mà công nhân mang cờ lê 22 rồi chèn thêm lá thép chèn cho vừa để vặn, là bị chuyên gia Israel kỷ luật ngay, bởi có thể làm hỏng con ốc rất đắt tiền.
Rất nhiều lần, bà Hương nói to ở các hội nghị nội bộ: “Ở TH, chỉ có tuân thủ, không cần sáng tạo!”.
Vậy nhưng, câu chuyện xuất phát từ dự án TH True Milk lại cho thấy một góc độ khác. Các công nhân ở đây rất thích các món chế biến từ rau thai bò. Tuy nhiên, những quản lý bộ phận dự án người Israel lại cấm tiệt việc lấy rau thai bò với lý do: khi đỡ đẻ cho bò, phải chú ý giữ, nâng để bê con không rơi từ mẹ xuống sàn, có thể bị chết và thiệt hại tới hàng nghìn USD mỗi con. Bởi vậy, nếu công nhân chỉ lo lấy rau thì bê con sẽ gặp nguy hiểm. Một lý do nữa để các chuyên gia cấm ăn là do mất vệ sinh, dù đây là món… khoái khẩu của công nhân.
Một lần, một công nhân nghĩ rằng mấy vị quản lý người nước ngoài không có mặt ở khu chăn nuôi bò mẹ, nên tranh thủ lấy rau. Sự việc bị bại lộ và mặc dù bê con không gặp nguy hiểm, nhưng anh này vẫn bị đuổi việc. Nghe tin, bà Hương xin vị chuyên gia kia nương tay. Một tuần sau, vị chuyên gia này mới dịu xuống, nhưng kiên quyết: “Nếu không đuổi việc cậu ta thì chuyển đi nơi khác, dứt khoát không được ở bộ phận của tôi”. Bà Hương đành nghe theo để giữ lấy công việc cho công nhân mình.
Những cộng sự của bà Thái Hương ở trang trại TH True Milk kể, bà chưa bao giờ đuổi việc ai, kể cả lỗi nặng đến đâu. Có thể sẽ khó lý giải về con người bà, giữa một bên là sự nghiêm khắc bắt buộc phải áp dụng hệ thống quản trị chuyên nghiệp mà mình là người đứng đầu, và bên kia là sự mủi lòng và dễ dãi với những sự cố do công nhân mắc lỗi.
“Ở đâu, làm gì, tôi vẫn là phụ nữ”
Có một điểm đặc biệt là bà Hương chỉ xác định cho mình vị thế của người phụ nữ, dù những thành quả phía sau ít đấng nam nhi nào kham nổi.
Tổ chức đám cưới cho con trai, ăn ở đâu, chọn nhà cung cấp dịch vụ nào, bà đều không trái ý chồng. “Mình là phụ nữ, chồng bảo đi lên, đi xuống là phải nghe. Nếu cần phải bàn bạc thì cố gắng thuyết phục, không được thì thôi!”.
Gia đình bà Hương luôn ăn cơm nhà, rất ít khi ăn nhà hàng khách sạn, và bà là một đầu bếp cừ khôi. Về nhà, bà xắn tay vào nội trợ, xào, nấu như bất kỳ phụ nữ nào.
“Buổi trưa, giúp việc nấu cơm và đưa lên cơ quan. Phải ăn như thế thì mới kiểm soát được họ nấu cho con mình ăn như thế nào, kể cả có phải trả thêm chi phí cho họ”, bà nói.
Khá nhiều bộ quần áo mặc trên người, bà Hương cũng tự thiết kế và may.
Hôm 24/2, khi khai trương dự án trồng rau, củ và lúa sạch ở Thái Bình trị giá 3.000 tỷ đồng, bà nói đơn giản: “Ở đâu, làm gì, tôi vẫn là phụ nữ. Thế nên, tôi chỉ muốn làm một người nội trợ tử tế cho cộng đồng”.
Hai mươi bảy năm, kể từ lúc rời một doanh nghiệp Nhà nước ở quê hương Nghệ An, bà Hương mới bắt đầu con đường riêng cho mình. Con đường mà giới đầu tư ở Việt Nam không mấy mặn mà do rủi ro cao, thu hồi vốn lâu: nông nghiệp sạch.
Dấn thân
Phía sau quãng thời gian đó là thương hiệu sữa TH True Milk và những dự án trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và thực phẩm sạch, như chiết xuất dược liệu xuất khẩu sang Mỹ, mở rộng đầu tư sữa nước sang Nga, và mới đây nhất là một dự án 3.000 tỷ đồng trồng rau, lúa sạch ở Thái Bình, cùng dự án trường quốc tế TH School ở Hà Nội.
Hàng ngày, từ sau 9h sáng, giọng nói rặt xứ Nghệ của bà Thái Hương đã văng vẳng mấy tầng nhà ở số 60 Lý Thái Tổ, Hà Nội. Mỗi ngày, bà tiếp hàng chục lượt khách đến giao dịch, ký kết sơ thảo các hợp đồng, làm việc với các đầu mối trong tập đoàn.
Cộng sự của bà Hương kể, trong gần 4 năm triển khai dự án TH True Milk ở Nghĩa Đàn, Nghệ An, 2h sáng bà thức giấc, 3h sáng lên xe theo tuyến đường Hồ Chí Minh vào Nghĩa Đàn, 8h sáng bắt đầu làm việc và 19h tối quay về Hà Nội. Mỗi tuần, bà ở Hà Nội vài ngày, phần còn lại thời gian là trên đường và ở dự án trong suốt mấy năm triển khai dự án.
Tổng dư nợ ngành ngân hàng đến thời điểm này lên tới vài triệu tỷ đồng, nhưng không một ngân hàng nào cho dự án TH True Milk vay, ngoại trừ BacABank giữ vai trò tư vấn đầu tư và cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Một cán bộ tín dụng cấp chi nhánh tỉnh Nghệ An của một ngân hàng lớn trong nhóm Nhà nước từng nói: “Ai muốn cho TH True Milk vay thì ký vào đây, còn tôi là không”. Đến thời điểm này, khi dòng tiền dự án đã cân đối khá tốt, hỏi bà, “TH True Milk còn vay ngân hàng nào”, bà Hương trả lời: “Tự nó đã có lãi rồi em”.
Tháng 11/2011, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, ông Shimon Peres, Tổng thống Nhà nước Israel cùng Chính phủ Việt Nam ký kết văn bản bổ sung nghị định thư hợp tác tài chính giữa hai chính phủ Việt Nam và Israel, với phần vốn tăng thêm là 100 triệu USD. Số tiền này phía Israel đề nghị Chính phủ Việt Nam dành cho dự án TH True Milk của TH. Tuy nhiên, theo quy định quản lý tài chính công, số tiền này được Bộ Tài chính giao cho một ngân hàng thương mại Nhà nước làm đầu mối bán lại vốn. Ngân hàng này đã đánh giá tài sản bảo đảm là đàn bò sữa của TH như là... bò thịt (giá trị thấp hơn nhiều lần so với giá trị là bò sữa), cuối cùng thì 100 triệu USD này không thể đi vào dự án.
Nhưng cuối cùng, bên cạnh những thương hiệu sữa đình đám, TH True Milk vẫn khẳng định được chỗ đứng. Sữa TH hiện có giá đắt nhất so với tất cả những loại sữa nước có mặt trên thị trường. Hỏi ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), đánh giá như thế nào về dự án TH True Milk, ông nói ngắn gọn: “Chỉ bà Thái Hương mới làm được dự án này”.
Chất thép của hoa hồng
Ở trang trại TH, với số vốn đầu tư lớn và lại theo công nghệ đầu cuối của Israel, nên bắt buộc phải áp dụng hệ thống quản trị chuyên nghiệp, thậm chí quá máy móc. Tiếp xúc với một người trông coi dự án đồng cỏ tại đây, anh cho biết, chỉ cần vặn con ốc cỡ 20 mà công nhân mang cờ lê 22 rồi chèn thêm lá thép chèn cho vừa để vặn, là bị chuyên gia Israel kỷ luật ngay, bởi có thể làm hỏng con ốc rất đắt tiền.
Rất nhiều lần, bà Hương nói to ở các hội nghị nội bộ: “Ở TH, chỉ có tuân thủ, không cần sáng tạo!”.
Vậy nhưng, câu chuyện xuất phát từ dự án TH True Milk lại cho thấy một góc độ khác. Các công nhân ở đây rất thích các món chế biến từ rau thai bò. Tuy nhiên, những quản lý bộ phận dự án người Israel lại cấm tiệt việc lấy rau thai bò với lý do: khi đỡ đẻ cho bò, phải chú ý giữ, nâng để bê con không rơi từ mẹ xuống sàn, có thể bị chết và thiệt hại tới hàng nghìn USD mỗi con. Bởi vậy, nếu công nhân chỉ lo lấy rau thì bê con sẽ gặp nguy hiểm. Một lý do nữa để các chuyên gia cấm ăn là do mất vệ sinh, dù đây là món… khoái khẩu của công nhân.
Một lần, một công nhân nghĩ rằng mấy vị quản lý người nước ngoài không có mặt ở khu chăn nuôi bò mẹ, nên tranh thủ lấy rau. Sự việc bị bại lộ và mặc dù bê con không gặp nguy hiểm, nhưng anh này vẫn bị đuổi việc. Nghe tin, bà Hương xin vị chuyên gia kia nương tay. Một tuần sau, vị chuyên gia này mới dịu xuống, nhưng kiên quyết: “Nếu không đuổi việc cậu ta thì chuyển đi nơi khác, dứt khoát không được ở bộ phận của tôi”. Bà Hương đành nghe theo để giữ lấy công việc cho công nhân mình.
Những cộng sự của bà Thái Hương ở trang trại TH True Milk kể, bà chưa bao giờ đuổi việc ai, kể cả lỗi nặng đến đâu. Có thể sẽ khó lý giải về con người bà, giữa một bên là sự nghiêm khắc bắt buộc phải áp dụng hệ thống quản trị chuyên nghiệp mà mình là người đứng đầu, và bên kia là sự mủi lòng và dễ dãi với những sự cố do công nhân mắc lỗi.
“Ở đâu, làm gì, tôi vẫn là phụ nữ”
Có một điểm đặc biệt là bà Hương chỉ xác định cho mình vị thế của người phụ nữ, dù những thành quả phía sau ít đấng nam nhi nào kham nổi.
Tổ chức đám cưới cho con trai, ăn ở đâu, chọn nhà cung cấp dịch vụ nào, bà đều không trái ý chồng. “Mình là phụ nữ, chồng bảo đi lên, đi xuống là phải nghe. Nếu cần phải bàn bạc thì cố gắng thuyết phục, không được thì thôi!”.
Gia đình bà Hương luôn ăn cơm nhà, rất ít khi ăn nhà hàng khách sạn, và bà là một đầu bếp cừ khôi. Về nhà, bà xắn tay vào nội trợ, xào, nấu như bất kỳ phụ nữ nào.
“Buổi trưa, giúp việc nấu cơm và đưa lên cơ quan. Phải ăn như thế thì mới kiểm soát được họ nấu cho con mình ăn như thế nào, kể cả có phải trả thêm chi phí cho họ”, bà nói.
Khá nhiều bộ quần áo mặc trên người, bà Hương cũng tự thiết kế và may.
Hôm 24/2, khi khai trương dự án trồng rau, củ và lúa sạch ở Thái Bình trị giá 3.000 tỷ đồng, bà nói đơn giản: “Ở đâu, làm gì, tôi vẫn là phụ nữ. Thế nên, tôi chỉ muốn làm một người nội trợ tử tế cho cộng đồng”.