Ba cơ sở thúc đẩy tái cơ cấu PVcomBank
Ba cơ sở quan trọng nhất đã được cụ thể ở PVcomBank sau những nỗ lực tái cơ cấu
Ngày 30/6, Ngân hàng Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017.
Đại hội này thực hiện các nội dung về tiếp tục kiện toàn bộ máy nhân sự quản trị điều hành, xác định các chỉ tiêu kinh doanh và trọng tâm tiếp tục tái cơ cấu.
Cụ thể, đại hội đã bầu bổ sung nhân sự thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2013-2018. Theo đó, đại hội nhất trí miễn nhiệm chức danh thành viên Hội đồng Quản trị chuyên trách đối với ông Nguyễn Hoàng Linh và bầu bổ sung ông Nguyễn Hoàng Nam - Tổng giám đốc, ông Ngô Ngọc Quang - Phó tổng giám đốc giữ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị chuyên trách nhiệm kỳ 2013 - 2018.
Năm 2016 là năm đầu tiên của giai đoạn hai (2016 - 2020) PVcomBank thực hiện đề án tái cơ cấu được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Các chỉ tiêu cơ bản năm 2016 đã đạt được theo kế hoạch đại hội đồng cổ đông thông qua.
Trong năm đầu tiên này, cơ sở quan trọng nhất để tạo điều kiện và thúc đẩy tái cơ cấu PVcomBank (sau khi hợp nhất PVFC với Western Bank) là ngân hàng đã có hành lang pháp lý thuận lợi trong việc triển khai các nội dung tái cơ cấu, hoàn thiện hệ thống. Đây là cơ sở đầu tiên để PVcomBank cân đối lại tài chính, cơ cấu và nâng cao chất lượng tài sản, nguồn vốn, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định.
Thứ hai, sau quá trình tái cơ cấu giai đoạn 1, với việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động, ngân hàng này đã nhanh chóng được mở rộng mạng lưới chi nhánh, hiện đã đạt 115 điểm giao dịch tại các tỉnh thành trên cả nước. Đây cũng là điều kiện để thúc đẩy cơ cấu khách hàng, phù hợp với định hướng phát triển của một ngân hàng bán lẻ. Trong đó, cơ cấu tiền gửi và cho vay cá nhân đã dịch chuyển và gia tăng tỷ trọng trong hai năm gần đây.
Thứ ba, PVcomBank đã cơ bản đầu tư và triển khai thành công dự án chuyển đổi hệ thống Core Banking T24, đáp ứng chuẩn mực Basel 2, tạo điều kiện thuận lợi trong vận hành hệ thống, hỗ trợ quản trị rủi ro chặt chẽ, và đặc biệt là phát triển nhanh các sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh trên thị trường như ATM, Internet Banking, Mobile Banking...
Tại đại hội trên, PVcomBank đặt kế hoạch kinh doanh năm 2017 với lợi nhuận trước thuế tăng 33% so với năm trước, đạt 87 tỷ đồng.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, PVcomBank cho biết sẽ tiếp tục tập trung nâng cao năng lực tài chính, thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng vốn, đảm bảo nguồn vốn cho phát triển kinh doanh và tuân thủ tỷ lệ an toàn, gia tăng hiệu quả kinh doanh, tái cấu trúc toàn diện danh mục tài sản, nâng cao chất lượng tài sản và xử lý nợ xấu.
Theo lộ trình được phê duyệt, đến năm 2020 PVcomBank sẽ cơ bản hoàn thành các mục tiêu tái cơ cấu, trở lại quỹ đạo một ngân hàng thương mại hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển mạnh các sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, hai yếu tố nền tảng là đầu tư cho công nghệ và mở rộng nhanh mạng lưới đã được tập trung trong năm 2016 và 2017.
Đại hội này thực hiện các nội dung về tiếp tục kiện toàn bộ máy nhân sự quản trị điều hành, xác định các chỉ tiêu kinh doanh và trọng tâm tiếp tục tái cơ cấu.
Cụ thể, đại hội đã bầu bổ sung nhân sự thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2013-2018. Theo đó, đại hội nhất trí miễn nhiệm chức danh thành viên Hội đồng Quản trị chuyên trách đối với ông Nguyễn Hoàng Linh và bầu bổ sung ông Nguyễn Hoàng Nam - Tổng giám đốc, ông Ngô Ngọc Quang - Phó tổng giám đốc giữ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị chuyên trách nhiệm kỳ 2013 - 2018.
Năm 2016 là năm đầu tiên của giai đoạn hai (2016 - 2020) PVcomBank thực hiện đề án tái cơ cấu được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Các chỉ tiêu cơ bản năm 2016 đã đạt được theo kế hoạch đại hội đồng cổ đông thông qua.
Trong năm đầu tiên này, cơ sở quan trọng nhất để tạo điều kiện và thúc đẩy tái cơ cấu PVcomBank (sau khi hợp nhất PVFC với Western Bank) là ngân hàng đã có hành lang pháp lý thuận lợi trong việc triển khai các nội dung tái cơ cấu, hoàn thiện hệ thống. Đây là cơ sở đầu tiên để PVcomBank cân đối lại tài chính, cơ cấu và nâng cao chất lượng tài sản, nguồn vốn, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định.
Thứ hai, sau quá trình tái cơ cấu giai đoạn 1, với việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động, ngân hàng này đã nhanh chóng được mở rộng mạng lưới chi nhánh, hiện đã đạt 115 điểm giao dịch tại các tỉnh thành trên cả nước. Đây cũng là điều kiện để thúc đẩy cơ cấu khách hàng, phù hợp với định hướng phát triển của một ngân hàng bán lẻ. Trong đó, cơ cấu tiền gửi và cho vay cá nhân đã dịch chuyển và gia tăng tỷ trọng trong hai năm gần đây.
Thứ ba, PVcomBank đã cơ bản đầu tư và triển khai thành công dự án chuyển đổi hệ thống Core Banking T24, đáp ứng chuẩn mực Basel 2, tạo điều kiện thuận lợi trong vận hành hệ thống, hỗ trợ quản trị rủi ro chặt chẽ, và đặc biệt là phát triển nhanh các sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh trên thị trường như ATM, Internet Banking, Mobile Banking...
Tại đại hội trên, PVcomBank đặt kế hoạch kinh doanh năm 2017 với lợi nhuận trước thuế tăng 33% so với năm trước, đạt 87 tỷ đồng.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, PVcomBank cho biết sẽ tiếp tục tập trung nâng cao năng lực tài chính, thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng vốn, đảm bảo nguồn vốn cho phát triển kinh doanh và tuân thủ tỷ lệ an toàn, gia tăng hiệu quả kinh doanh, tái cấu trúc toàn diện danh mục tài sản, nâng cao chất lượng tài sản và xử lý nợ xấu.
Theo lộ trình được phê duyệt, đến năm 2020 PVcomBank sẽ cơ bản hoàn thành các mục tiêu tái cơ cấu, trở lại quỹ đạo một ngân hàng thương mại hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển mạnh các sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, hai yếu tố nền tảng là đầu tư cho công nghệ và mở rộng nhanh mạng lưới đã được tập trung trong năm 2016 và 2017.