Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội
Sáng 22/7, với 483 phiếu thuận, bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội khoá 13 - đã tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội khoá 14
Sáng 22/7, với 483 phiếu thuận và 6 phiếu không đồng ý, bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội khoá 13 - đã tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội khoá 14.
Quốc hội cũng đã thông qua nghị quyết về bầu Chủ tịch Quốc hội, có hiệu lực thi hành ngay khi Quốc hội biểu quyết thông qua với 100% các vị có mặt nhấn nút thuận.
Ngay sau khi tái đắc cử, trước Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đã tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp.
Tất cả Quốc hội đứng trang nghiêm chứng kiễn lễ tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội.
Bà nói: “Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.
Phát biểu nhậm chức, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bà.
“Với niềm vinh dự và trách niệm lớn lao trước đồng bào cử tri cả nước, trên cương vị đứng đầu cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, tôi sẽ cùng tập thể Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tất cả các đại biểu khoá 14 phát huy truyền thống 70 năm của Quốc hội Việt Nam thực hiện có hiệu quả các chức năng lập hiến lập pháp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật”, bà nói.
Chủ tịch Quốc hội cũng cam kết sẽ cùng các vị đại biểu Quốc hội phấn đấu tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, để Quốc hội thực sự là Quốc hội đoàn kết, sáng tạo, và hành động vì lợi ích của nhân dân, vì danh dự và lòng tự hào của dân tộc, vì sự phát triển bền vững của đất nước.
Cũng với đa số phiếu thuận (đều trên 96%) các ông Phùng Quốc Hiển, Uông Chu Lưu, Đỗ Bá Tỵ và bà Tòng Thị Phóng đã tái đắc cử Phó chủ tịch Quốc hội khoá 14.
13 vị trúng cử ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm các ông bà: Nguyễn Thuý Anh, Hà Ngọc Chiến, Phan Xuân Dũng, Nguyễn Đức Hải, Lê Thị Nga, Võ Trọng Việt, Trần Văn Tuý, Nguyễn Hạnh Phúc, Vũ Hồng Thanh, Nguyễn Văn Giàu, Phan Thanh Bình, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Khắc Định.
Trong số này, tỷ lệ phiếu thuận cao nhất thuộc về ông Hà Ngọc Chiến với 98,58%. Nhân sự mới là ông Vũ Hồng Thanh có số phiếu thuận thấp nhất với 71,46%. Có 134 vị đại biểu không đồng ý bầu ông Thanh làm uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá 14.
Nghị quyết bầu các phó chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã được thông qua.
* Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày sinh: 12/4/1954
Quê quán: Xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Dân tộc: Kinh
Chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân chuyên ngành tài chính - ngân sách nhà nước.
Học hàm, học vị: Thạc sĩ kinh tế.
Lý luận Chính trị: Cử nhân chính trị.
Khen thưởng: Huân chương Lao động Hạng Nhất, hạng Nhì, Hạng Ba.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9,10,11,12. Ủy viên Bộ Chính trị khóa 11 và 12.
Trước 2006: Giữ các chức vụ Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bến Tre; Thứ trưởng Bộ Tài chính; Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9.
2006: Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại.
4/2006: Tại Đại hội Đảng lần thứ 10, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
2007: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội.
1/2011: Tại Đại hội Đảng lần thứ 11, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Ban Bí thư (khóa 11).
7/2011: Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13, được bầu là Phó chủ tịch Quốc hội.
5/2013: Tại hội nghị thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 11), được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
1/2016: Tại Đại hội Đảng lần thứ 12, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại hội nghị thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Bộ Chính trị.
3/2016: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá 13, được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.
7/2016: Được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội khoá 14.
Quốc hội cũng đã thông qua nghị quyết về bầu Chủ tịch Quốc hội, có hiệu lực thi hành ngay khi Quốc hội biểu quyết thông qua với 100% các vị có mặt nhấn nút thuận.
Ngay sau khi tái đắc cử, trước Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đã tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp.
Tất cả Quốc hội đứng trang nghiêm chứng kiễn lễ tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội.
Bà nói: “Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.
Phát biểu nhậm chức, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bà.
“Với niềm vinh dự và trách niệm lớn lao trước đồng bào cử tri cả nước, trên cương vị đứng đầu cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, tôi sẽ cùng tập thể Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tất cả các đại biểu khoá 14 phát huy truyền thống 70 năm của Quốc hội Việt Nam thực hiện có hiệu quả các chức năng lập hiến lập pháp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật”, bà nói.
Chủ tịch Quốc hội cũng cam kết sẽ cùng các vị đại biểu Quốc hội phấn đấu tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, để Quốc hội thực sự là Quốc hội đoàn kết, sáng tạo, và hành động vì lợi ích của nhân dân, vì danh dự và lòng tự hào của dân tộc, vì sự phát triển bền vững của đất nước.
Cũng với đa số phiếu thuận (đều trên 96%) các ông Phùng Quốc Hiển, Uông Chu Lưu, Đỗ Bá Tỵ và bà Tòng Thị Phóng đã tái đắc cử Phó chủ tịch Quốc hội khoá 14.
13 vị trúng cử ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm các ông bà: Nguyễn Thuý Anh, Hà Ngọc Chiến, Phan Xuân Dũng, Nguyễn Đức Hải, Lê Thị Nga, Võ Trọng Việt, Trần Văn Tuý, Nguyễn Hạnh Phúc, Vũ Hồng Thanh, Nguyễn Văn Giàu, Phan Thanh Bình, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Khắc Định.
Trong số này, tỷ lệ phiếu thuận cao nhất thuộc về ông Hà Ngọc Chiến với 98,58%. Nhân sự mới là ông Vũ Hồng Thanh có số phiếu thuận thấp nhất với 71,46%. Có 134 vị đại biểu không đồng ý bầu ông Thanh làm uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá 14.
Nghị quyết bầu các phó chủ tịch Quốc hội và các uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã được thông qua.
* Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày sinh: 12/4/1954
Quê quán: Xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Dân tộc: Kinh
Chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân chuyên ngành tài chính - ngân sách nhà nước.
Học hàm, học vị: Thạc sĩ kinh tế.
Lý luận Chính trị: Cử nhân chính trị.
Khen thưởng: Huân chương Lao động Hạng Nhất, hạng Nhì, Hạng Ba.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9,10,11,12. Ủy viên Bộ Chính trị khóa 11 và 12.
Trước 2006: Giữ các chức vụ Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bến Tre; Thứ trưởng Bộ Tài chính; Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9.
2006: Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại.
4/2006: Tại Đại hội Đảng lần thứ 10, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
2007: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội.
1/2011: Tại Đại hội Đảng lần thứ 11, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Ban Bí thư (khóa 11).
7/2011: Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13, được bầu là Phó chủ tịch Quốc hội.
5/2013: Tại hội nghị thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 11), được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
1/2016: Tại Đại hội Đảng lần thứ 12, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại hội nghị thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Bộ Chính trị.
3/2016: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá 13, được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.
7/2016: Được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội khoá 14.