Bài học từ nguy cơ phá sản của Iceland
Với vỏn vẹn 304.000 dân, quốc đảo bé nhỏ Iceland đang có nguy cơ trở thành nạn nhân lớn nhất của khủng hoảng tài chính
Với vỏn vẹn 304.000 dân, quốc đảo bé nhỏ Iceland đang có nguy cơ trở thành nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Họa vô đơn chí…
Tuần trước, một loạt biến cố lớn đã diễn ra trên đất nước nằm ở vùng Bắc Âu này: 3 ngân hàng lớn nhất Iceland là Kaupthing, Landsbanki và Glitnir lần lượt bị quốc hữu hóa, thị trường chứng khoán đóng cửa 3 ngày, Chính phủ neo buộc đồng nội tệ Krona vào đồng Euro nhưng sau đó lại tháo neo vì không thể ngăn nổi sự trượt dốc không phanh của đồng tiền này…
Kết quả, phần lớn hệ thống ngân hàng từng một thời là niềm tự hào của Iceland giờ đã nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ nước này. Chưa hết, ngân hàng Kaupthing của Iceland buộc phải tiếp nhận một khoản vay khẩn cấp 702 triệu USD của Thụy Điển để ngăn chặn sự đổ vỡ của chi nhánh tại quốc gia này. Cùng với đó, Quỹ Bảo hiểm ngân hàng của Nauy cũng cấp cho ngân hàng Glitnir của Iceland một khoản vay 819 triệu USD để cứu chi nhánh của ngân hàng này ở Thụy Điển thoát khỏi bờ vực của sự đổ vỡ.
Quốc gia nhỏ bé Iceland từng được biết tới như một trong những quốc gia nghèo khó nhất ở châu Âu đã vươn lên trở thành một trong những nước giàu có nhất thế giới. Giờ đây, đất nước này đang có nguy cơ phá sản cấp quốc gia. Trong một bài phát biểu được phát đi trên truyền hình tuần trước, Thủ tướng Iceland Geir Haarde thừa nhận: “Có một nguy cơ thực tế là trong trường hợp xấu nhất, nền kinh tế Iceland có thể hút vào vùng xoáy của khủng hoảng tài chính và kết quả là phá sản cấp quốc gia”.
Để ngăn chặn một thảm họa tài chính, Iceland - một thành viên sáng lập của Khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) - có thể phải nhờ tới sự giúp đỡ của nước Nga. Chính phủ Nga cho biết sẽ cân nhắc việc cho Iceland vay 5,5 tỷ USD. “Chúng tôi đã không nhận được sự giúp đỡ tương tự khi đề nghị các quốc gia bạn bè khác. Trong tình hình như hiện nay, chúng tôi cần tới sự giúp đỡ của những người bạn mới ”, Thủ tướng Haarde nói.
Ông Haarde cho biết, Chính phủ Iceland sẽ bắt đầu đàm phán với phía Nga về khoản vay này vào ngày 14/10. Nếu được cấp, khoản vay này sẽ được dùng để vực dậy đồng Krona đang rớt giá thảm hại của Iceland, thay vì để hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng của nước này.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cử một phái đoàn tới thủ đô Reykjavik của Iceland. Trong một bài phát biểu trên đài truyền thành hôm 9/10, Thủ tướng Haarde cho biết, tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF “là một lựa chọn, nhưng chúng tôi không nghĩ sẽ phải cần tới sự giúp đỡ này”. Tuy nhiên, sau đó khoảng 3 ngày, với mức độ nguy cấp của khủng hoảng lên cao, ông Haarde đã thay đổi thái độ và cho biết, Iceland rất có khả năng phải cần tới sự hỗ trợ của IMF.
Bài học của Iceland
Vậy tại sao Iceland lại lâm vào tình thế bi đát như hiện nay? Lý do chính là hệ thống ngân hàng của nước này phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài.
Sau khi việc tư nhân hóa ngành ngân hàng được hoàn tất vào năm 2000, các ngân hàng của Iceland sử dụng một lượng vốn khổng lồ để đầu tư vào thị trường cho vay địa ốc trong nước và mua lại các công ty tài chính nước ngoài, chủ yếu là ở Anh và vùng Scandinavia.
Có thể nói, các ngân hàng của Iceland chỉ đơn thuần theo đuổi những tham vọng quốc tế của một thế hệ doanh nhân mới của nước này, những người đã tạo dựng nên những đế chế toàn cầu trong nhiều ngành công nghiệp từ bán lẻ, tới sản xuất thực phẩm và dược phẩm, bằng cách mua lại nhiều công ty nhỏ lẻ từ các quốc gia khác. Tới cuối năm 2006, tổng tài sản của 3 ngân hàng lớn nhất ở Iceland đã lên tới 150 tỷ USD, bằng 8 lần GDP của nước này.
Chỉ trong vòng 5 năm, các ngân hàng ở Iceland từ chỗ chỉ là những ngân hàng cho vay trong nước đơn thuần đã trở thành các định chế tài chính trung gian có ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn cầu. Theo Giáo sư kinh tế Richard Portes thuộc Trường Kinh doanh London, vào năm 2000, 2/3 nguồn tài chính các ngân hàng ở Iceland đến từ các nguồn trong nước và 1/3 tới từ các nguồn nước ngoài.
Tuy nhiên, gần đây, tỷ lệ này đã đảo ngược: 2/3 vốn cho các ngân hàng này đến từ các nguồn nước ngoài, 1/3 đến từ các nguồn trong nước. Bởi thế, khi thị trường vốn toàn cầu đóng băng vì khủng hoảng tài chính, các ngân hàng ở Iceland bắt đầu sụp đổ dưới một núi nợ nước ngoài.
Danh sách dài “nạn nhân”
Áp lực đối với Chính phủ Iceland lúc này là nhanh chóng tìm ra một giải pháp có tác dụng lâu dài vì sự tan rã của hệ thống ngân hàng Iceland có ảnh hưởng lan rộng rất xa bên ngoài quốc gia nhỏ bé này.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, người Iceland đã tận dụng mức lãi suất cho vay thấp của các ngân hàng trong nước để vay tiền để kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ở thị trường nước ngoài. Công ty Actavis của Iceland là một ví dụ, hiện công ty này đang là một trong những tập đoàn sản xuất dược phẩm hàng đầu thế giới.
Một ví dụ khác là Baugur Group, công ty Iceland sở hữu một thị phần lớn trong ngành công nghiệp bán lẻ của Anh quốc. Mới đây, công ty này còn mua lại cổ phần lớn trong hãng bán lẻ Saks Fifth Avenue của Mỹ. Mặc dù Baugur khẳng định, hoạt động của hãng này tại Anh vẫn an toàn, hầu như ai cũng biết rằng, sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng Iceland đã gây áp lực lớn đối với các nhà bán lẻ tại Anh vốn đã đã gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế nước này có nguy cơ rơi vào suy thoái.
Trả mức lãi suất tiết kiệm cao hơn so với các ngân hàng ở Anh, các ngân hàng Iceland đã thu hút được một lượng tiền gửi lớn từ các nhà đầu tư Anh trong những năm gần đây. Từ khi ra mắt vào tháng 10/2006, ngân hàng trực tuyến Icesave, một nhánh của ngân hàng Landsbanki, đã thu hút 7 tỷ USD tiền gửi từ 300.000 nhà đầu tư nhỏ lẻ của Anh. Khi ngân hàng này vỡ nợ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Alistair Darling đã buộc phải vào cuộc với lời tuyên bố đảm bảo tài khoản tiền gửi của tất cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ của Anh tại ngân hàng Landsbanki và các chi nhánh của ngân hàng này.
Chính phủ Anh cho biết, có kế hoạch kiện Iceland để đòi lại ít nhất một phần nào đó tiền gửi của người Anh ở Icesave. Trong khi đó, phía Iceland cũng có ý định kiện Chính phủ Anh với Bộ Tài chính Anh đã có những lời cảnh báo quá mức cần thiết về tình hình tài chính của ngân hàng Kaupthing của Iceland trước khi ngân hàng này bị quốc hữu hóa.
Những mâu thuẫn này càng làm xấu đi quan hệ vốn dĩ đã có nhiều mâu thuẫn giữa hai nước. Trước đây, đặc biệt là thời kỳ 1950 - 1970, Iceland và Anh đã có nhiều cuộc đụng độ trong lĩnh vực quyền đánh bắt cá trên biển.
Mặc dù các khách hàng gửi tiết kiệm người Anh sẽ được bảo vệ, các đối tượng khác không được may mắn như vậy. Doanh nhân người Anh Robert Tchenguiz đã mất 1,7 tỷ USD chỉ trong vòng có 24 giờ đồng hồ khi công ty địa ốc khổng lồ của ông sụp đổ cùng với hệ thống ngân hàng của Iceland.
Ngân hàng Kaupthing của Iceland là ngân hàng cung cấp vốn cho cổ phần của Tchenguiz trong các tập đoàn bán lẻ của Anh là J. Sainsbury và Mitchells Butlers, đồng thời nắm giữ cổ phần này làm tài sản thế chấp. Khi Kaupthing buộc phải bán lại tài sản nhằm giảm nợ, ngân hàng này đòi lại khoản vay đã cấp cho Tchenguiz và Tchenguiz buộc phải bán lại thanh lý tài sản thế chấp của mình để huy động tiền mặt trả cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, những người nộp thuế ở Anh cũng sẽ là những đối tượng chịu thiệt. Đó là vì các chính quyền địa phương, các quỹ từ thiện, thậm chí các sở cảnh sát của Anh có thể đã gửi tổng số tiền khoảng 1,7 tỷ USD trong các ngân hàng của Iceland, và nếu số tiền này “không cánh mà bay”, người nộp thuế rốt cục sẽ là đối tượng phải bù đắp cho thiệt hại này.
Có nguồn tin cho biết, một hội đồng địa phương ở quận Kent của Anh đã gửi 87 triệu USD tiền thuế trong các ngân hàng của Iceland. Chính phủ Anh đã cam kết bảo vệ các tài khoản tiền gửi tiết kiệm của người Anh trong các ngân hàng ở Iceland, tuy nhiên các đối tượng được bảo hiểm chỉ là các khách hàng cá nhân thay vì các khách hàng tổ chức.
Do vậy Hiệp hội Các chính quyền địa phương của Anh dự kiến sẽ đề nghị Chính phủ nước này được tạm thời miễn thuế cho họ để tránh gánh nặng tài chính. Bên cạnh đó, Chính phủ Anh cũng sẽ sử dụng tới các đạo luật chống khủng bố để đóng băng 6,8 tỷ USD tài sản của Iceland ở Anh.
Sự sụt giá nặng nề của đồng Krona cũng đang khiến nhiều người vay ngoại tệ để mua nhà ở Iceland điêu đứng vì số nợ ngoại tệ của họ tính ra Krona cứ tăng vùn vụt từng giờ theo sự mất giá của đồng tiền này. Điều an ủi duy nhất đối với người dân Iceland là tài khoản tiết kiệm của họ trong các ngân hàng bị quốc hữu hóa sẽ được Chính phủ đảm bảo.
Vào năm 2006, sau một cuộc khủng hoảng tiền tệ khiến đồng Krona của Iceland rớt giá mạnh, nhiều người đã tỏ ra lo ngại về mức độ vay nợ cao của các ngân hàng ở nước này.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế và bình luận nổi tiếng đã nhanh chóng lên tiếng bảo vệ Iceland, với lý lẽ rằng, nước này có hệ thống kiểm soát tài chính mạnh, môi trường kinh tế lành mạnh, tỷ lệ thất nghiệp thấp và hệ thống lương hưu rất ổn. Họ cho rằng, mặc dù Iceland có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, việc so sánh sự thâm hụt này với mức thâm hụt của các nền kinh tế đang nổi lên như Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ là việc làm sai lầm.
Nhưng thực tế lúc này đã chứng minh, chính những nhà kinh tế này mới là những người sai lầm.
(Theo Business Week, Reuters, IHT)
Họa vô đơn chí…
Tuần trước, một loạt biến cố lớn đã diễn ra trên đất nước nằm ở vùng Bắc Âu này: 3 ngân hàng lớn nhất Iceland là Kaupthing, Landsbanki và Glitnir lần lượt bị quốc hữu hóa, thị trường chứng khoán đóng cửa 3 ngày, Chính phủ neo buộc đồng nội tệ Krona vào đồng Euro nhưng sau đó lại tháo neo vì không thể ngăn nổi sự trượt dốc không phanh của đồng tiền này…
Kết quả, phần lớn hệ thống ngân hàng từng một thời là niềm tự hào của Iceland giờ đã nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ nước này. Chưa hết, ngân hàng Kaupthing của Iceland buộc phải tiếp nhận một khoản vay khẩn cấp 702 triệu USD của Thụy Điển để ngăn chặn sự đổ vỡ của chi nhánh tại quốc gia này. Cùng với đó, Quỹ Bảo hiểm ngân hàng của Nauy cũng cấp cho ngân hàng Glitnir của Iceland một khoản vay 819 triệu USD để cứu chi nhánh của ngân hàng này ở Thụy Điển thoát khỏi bờ vực của sự đổ vỡ.
Quốc gia nhỏ bé Iceland từng được biết tới như một trong những quốc gia nghèo khó nhất ở châu Âu đã vươn lên trở thành một trong những nước giàu có nhất thế giới. Giờ đây, đất nước này đang có nguy cơ phá sản cấp quốc gia. Trong một bài phát biểu được phát đi trên truyền hình tuần trước, Thủ tướng Iceland Geir Haarde thừa nhận: “Có một nguy cơ thực tế là trong trường hợp xấu nhất, nền kinh tế Iceland có thể hút vào vùng xoáy của khủng hoảng tài chính và kết quả là phá sản cấp quốc gia”.
Để ngăn chặn một thảm họa tài chính, Iceland - một thành viên sáng lập của Khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) - có thể phải nhờ tới sự giúp đỡ của nước Nga. Chính phủ Nga cho biết sẽ cân nhắc việc cho Iceland vay 5,5 tỷ USD. “Chúng tôi đã không nhận được sự giúp đỡ tương tự khi đề nghị các quốc gia bạn bè khác. Trong tình hình như hiện nay, chúng tôi cần tới sự giúp đỡ của những người bạn mới ”, Thủ tướng Haarde nói.
Ông Haarde cho biết, Chính phủ Iceland sẽ bắt đầu đàm phán với phía Nga về khoản vay này vào ngày 14/10. Nếu được cấp, khoản vay này sẽ được dùng để vực dậy đồng Krona đang rớt giá thảm hại của Iceland, thay vì để hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng của nước này.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cử một phái đoàn tới thủ đô Reykjavik của Iceland. Trong một bài phát biểu trên đài truyền thành hôm 9/10, Thủ tướng Haarde cho biết, tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF “là một lựa chọn, nhưng chúng tôi không nghĩ sẽ phải cần tới sự giúp đỡ này”. Tuy nhiên, sau đó khoảng 3 ngày, với mức độ nguy cấp của khủng hoảng lên cao, ông Haarde đã thay đổi thái độ và cho biết, Iceland rất có khả năng phải cần tới sự hỗ trợ của IMF.
Bài học của Iceland
Vậy tại sao Iceland lại lâm vào tình thế bi đát như hiện nay? Lý do chính là hệ thống ngân hàng của nước này phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài.
Sau khi việc tư nhân hóa ngành ngân hàng được hoàn tất vào năm 2000, các ngân hàng của Iceland sử dụng một lượng vốn khổng lồ để đầu tư vào thị trường cho vay địa ốc trong nước và mua lại các công ty tài chính nước ngoài, chủ yếu là ở Anh và vùng Scandinavia.
Có thể nói, các ngân hàng của Iceland chỉ đơn thuần theo đuổi những tham vọng quốc tế của một thế hệ doanh nhân mới của nước này, những người đã tạo dựng nên những đế chế toàn cầu trong nhiều ngành công nghiệp từ bán lẻ, tới sản xuất thực phẩm và dược phẩm, bằng cách mua lại nhiều công ty nhỏ lẻ từ các quốc gia khác. Tới cuối năm 2006, tổng tài sản của 3 ngân hàng lớn nhất ở Iceland đã lên tới 150 tỷ USD, bằng 8 lần GDP của nước này.
Chỉ trong vòng 5 năm, các ngân hàng ở Iceland từ chỗ chỉ là những ngân hàng cho vay trong nước đơn thuần đã trở thành các định chế tài chính trung gian có ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn cầu. Theo Giáo sư kinh tế Richard Portes thuộc Trường Kinh doanh London, vào năm 2000, 2/3 nguồn tài chính các ngân hàng ở Iceland đến từ các nguồn trong nước và 1/3 tới từ các nguồn nước ngoài.
Tuy nhiên, gần đây, tỷ lệ này đã đảo ngược: 2/3 vốn cho các ngân hàng này đến từ các nguồn nước ngoài, 1/3 đến từ các nguồn trong nước. Bởi thế, khi thị trường vốn toàn cầu đóng băng vì khủng hoảng tài chính, các ngân hàng ở Iceland bắt đầu sụp đổ dưới một núi nợ nước ngoài.
Danh sách dài “nạn nhân”
Áp lực đối với Chính phủ Iceland lúc này là nhanh chóng tìm ra một giải pháp có tác dụng lâu dài vì sự tan rã của hệ thống ngân hàng Iceland có ảnh hưởng lan rộng rất xa bên ngoài quốc gia nhỏ bé này.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, người Iceland đã tận dụng mức lãi suất cho vay thấp của các ngân hàng trong nước để vay tiền để kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ở thị trường nước ngoài. Công ty Actavis của Iceland là một ví dụ, hiện công ty này đang là một trong những tập đoàn sản xuất dược phẩm hàng đầu thế giới.
Một ví dụ khác là Baugur Group, công ty Iceland sở hữu một thị phần lớn trong ngành công nghiệp bán lẻ của Anh quốc. Mới đây, công ty này còn mua lại cổ phần lớn trong hãng bán lẻ Saks Fifth Avenue của Mỹ. Mặc dù Baugur khẳng định, hoạt động của hãng này tại Anh vẫn an toàn, hầu như ai cũng biết rằng, sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng Iceland đã gây áp lực lớn đối với các nhà bán lẻ tại Anh vốn đã đã gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế nước này có nguy cơ rơi vào suy thoái.
Trả mức lãi suất tiết kiệm cao hơn so với các ngân hàng ở Anh, các ngân hàng Iceland đã thu hút được một lượng tiền gửi lớn từ các nhà đầu tư Anh trong những năm gần đây. Từ khi ra mắt vào tháng 10/2006, ngân hàng trực tuyến Icesave, một nhánh của ngân hàng Landsbanki, đã thu hút 7 tỷ USD tiền gửi từ 300.000 nhà đầu tư nhỏ lẻ của Anh. Khi ngân hàng này vỡ nợ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Alistair Darling đã buộc phải vào cuộc với lời tuyên bố đảm bảo tài khoản tiền gửi của tất cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ của Anh tại ngân hàng Landsbanki và các chi nhánh của ngân hàng này.
Chính phủ Anh cho biết, có kế hoạch kiện Iceland để đòi lại ít nhất một phần nào đó tiền gửi của người Anh ở Icesave. Trong khi đó, phía Iceland cũng có ý định kiện Chính phủ Anh với Bộ Tài chính Anh đã có những lời cảnh báo quá mức cần thiết về tình hình tài chính của ngân hàng Kaupthing của Iceland trước khi ngân hàng này bị quốc hữu hóa.
Những mâu thuẫn này càng làm xấu đi quan hệ vốn dĩ đã có nhiều mâu thuẫn giữa hai nước. Trước đây, đặc biệt là thời kỳ 1950 - 1970, Iceland và Anh đã có nhiều cuộc đụng độ trong lĩnh vực quyền đánh bắt cá trên biển.
Mặc dù các khách hàng gửi tiết kiệm người Anh sẽ được bảo vệ, các đối tượng khác không được may mắn như vậy. Doanh nhân người Anh Robert Tchenguiz đã mất 1,7 tỷ USD chỉ trong vòng có 24 giờ đồng hồ khi công ty địa ốc khổng lồ của ông sụp đổ cùng với hệ thống ngân hàng của Iceland.
Ngân hàng Kaupthing của Iceland là ngân hàng cung cấp vốn cho cổ phần của Tchenguiz trong các tập đoàn bán lẻ của Anh là J. Sainsbury và Mitchells Butlers, đồng thời nắm giữ cổ phần này làm tài sản thế chấp. Khi Kaupthing buộc phải bán lại tài sản nhằm giảm nợ, ngân hàng này đòi lại khoản vay đã cấp cho Tchenguiz và Tchenguiz buộc phải bán lại thanh lý tài sản thế chấp của mình để huy động tiền mặt trả cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, những người nộp thuế ở Anh cũng sẽ là những đối tượng chịu thiệt. Đó là vì các chính quyền địa phương, các quỹ từ thiện, thậm chí các sở cảnh sát của Anh có thể đã gửi tổng số tiền khoảng 1,7 tỷ USD trong các ngân hàng của Iceland, và nếu số tiền này “không cánh mà bay”, người nộp thuế rốt cục sẽ là đối tượng phải bù đắp cho thiệt hại này.
Có nguồn tin cho biết, một hội đồng địa phương ở quận Kent của Anh đã gửi 87 triệu USD tiền thuế trong các ngân hàng của Iceland. Chính phủ Anh đã cam kết bảo vệ các tài khoản tiền gửi tiết kiệm của người Anh trong các ngân hàng ở Iceland, tuy nhiên các đối tượng được bảo hiểm chỉ là các khách hàng cá nhân thay vì các khách hàng tổ chức.
Do vậy Hiệp hội Các chính quyền địa phương của Anh dự kiến sẽ đề nghị Chính phủ nước này được tạm thời miễn thuế cho họ để tránh gánh nặng tài chính. Bên cạnh đó, Chính phủ Anh cũng sẽ sử dụng tới các đạo luật chống khủng bố để đóng băng 6,8 tỷ USD tài sản của Iceland ở Anh.
Sự sụt giá nặng nề của đồng Krona cũng đang khiến nhiều người vay ngoại tệ để mua nhà ở Iceland điêu đứng vì số nợ ngoại tệ của họ tính ra Krona cứ tăng vùn vụt từng giờ theo sự mất giá của đồng tiền này. Điều an ủi duy nhất đối với người dân Iceland là tài khoản tiết kiệm của họ trong các ngân hàng bị quốc hữu hóa sẽ được Chính phủ đảm bảo.
Vào năm 2006, sau một cuộc khủng hoảng tiền tệ khiến đồng Krona của Iceland rớt giá mạnh, nhiều người đã tỏ ra lo ngại về mức độ vay nợ cao của các ngân hàng ở nước này.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế và bình luận nổi tiếng đã nhanh chóng lên tiếng bảo vệ Iceland, với lý lẽ rằng, nước này có hệ thống kiểm soát tài chính mạnh, môi trường kinh tế lành mạnh, tỷ lệ thất nghiệp thấp và hệ thống lương hưu rất ổn. Họ cho rằng, mặc dù Iceland có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, việc so sánh sự thâm hụt này với mức thâm hụt của các nền kinh tế đang nổi lên như Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ là việc làm sai lầm.
Nhưng thực tế lúc này đã chứng minh, chính những nhà kinh tế này mới là những người sai lầm.
(Theo Business Week, Reuters, IHT)