Bài học từ những lời nói thẳng
Những nhận xét xây dựng trên cơ sở khoa học, dù là xám màu, cũng rất có ích cho điều hành nền kinh tế
Tại một hội nghị vào cuối tháng 11/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kể, một buổi sáng ông nhận một bản tổng hợp báo chí từ trợ lý, như thường lệ.
Đập ngay vào mắt ông là tiêu đề một bản tin trên báo điện tử Vietnamnet rằng, kinh tế Việt Nam giống như người đang đi xe máy với tốc độ 200 km/giờ nhưng không đội mũ bảo hiểm.
Vào thời điểm đó, cảnh báo trên đi ngược với bầu không khí lạc quan đang bao trùm đất nước: Việt Nam vừa vào WTO, thu hút FDI lập kỷ lục mới, chứng khoán tăng vùn vụt, nhiều nhà đầu tư kiếm tiền tỉ chỉ sau một đêm,…
Tuy nhiên, những gì diễn ra trên thực tế chứng tỏ cảnh báo này có cơ sở: nó chính thức đánh dấu cột mốc mà nền kinh tế bắt đầu bị chấn thương với lạm phát và giảm phát trong suốt hai năm sau đó, cho đến gần đây. Tác giả của lời cảnh báo này là một trong những người hiểu rõ nhất nền kinh tế Việt Nam, ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB).
Câu chuyện này đáng để nhắc lại bởi cho đến thời điểm đó, kinh tế vĩ mô dường như còn xa lạ với nhiều người. Điều này đã trở nên rất khác gần đây, khi nhất cử nhất động của các chỉ số vĩ mô như CPI, lãi suất, dự trữ ngoại hối, tăng trưởng tín dụng, bội chi,… đều thu hút sự quan tâm của nhiều giới, từ các lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, phóng viên đến người dân.
Nhờ đó mà cách xử lý những vấn đề vĩ mô dần trở nên cẩn trọng hơn bởi các nhà quản lý nhận thức rằng, nền kinh tế cũng giống như một tấm chăn đắp vừa người - kéo chỗ này sẽ hụt chỗ kia. Ông Rama, thay mặt WB đưa ra lời cảnh báo như trên cho Việt Nam là dựa trên những cơ sở khoa học của các chỉ số vĩ mô mà WB thu thập được từ các cơ quan quản lý.
Tuy nhiên, xét về tổng thể, ngoài cảnh báo trên, những dự báo của WB hay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) về kinh tế - những đối tác phát triển của Việt Nam có vẻ như tương đối lạc quan. Nhận xét này ít nhất là đồng điệu với không ít người.
Ông Rama nói: “Trong bảy năm làm việc ở Việt Nam, tôi chưa bao giờ bi quan về tình hình (kinh tế) ở đây. Thậm chí, một năm trước, chúng tôi có thể coi là những người đơn độc khi tỏ ra lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam”.
Lời ca ngợi này được Giám đốc WB Victoria Kwakwa chia sẻ trong một thông điệp bà muốn báo chí gửi đến Chính phủ kể từ khi nhậm chức từ giữa năm ngoái: “Việt Nam đã làm rất tốt trong quá trình phát triển vì đã đạt được những thành công rất lớn. Nếu chúng ta so sánh với bất kỳ quốc gia đang phát triển nào khác thì không phải nước nào cũng đạt được thành tựu lớn như vậy của Việt Nam”.
Những đánh giá của WB được Giám đốc ADB Ayumi Konishi đồng tình. Trao đổi với báo chí bên lề lễ công bố báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam gần đây, ông Konishi nói: “Chúng tôi chúc mừng Việt Nam vì đã thành công trong việc giảm nhẹ tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong khi đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế mà không gây nhiều tốn kém”.
Sẽ xuất hiện câu hỏi, có vẻ những nhận xét lạc quan trên của các nhà tài trợ đi ngược lại với những đánh giá của các chuyên gia và các tổ chức nghiên cứu trong nước về nền kinh tế này. Chẳng hạn, đề án liên quan đến tái cơ cấu kinh tế của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tỏ ra không lạc quan bằng.
Về tổng thể nền kinh tế, báo cáo này viết: “Cho đến nay những yếu kém về cơ cấu của nền kinh tế nhìn chung vẫn chưa được khắc phục. Thêm vào đó, khủng khoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực trên nhiều mặt đến nền kinh tế nước ta; tăng trưởng kinh tế giảm sút; các điểm yếu của nền kinh tế càng bộc lộ rõ hơn; nếu không khắc phục, thì khó có thể duy trì được tăng trưởng cao và bền vững trong những năm tiếp theo”.
Một nghiên cứu khác của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Quốc gia Hà Nội, bổ sung thêm: “Trong ngắn hạn, những bất ổn vĩ mô vẫn là cản trở lớn cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh. Trong trung và dài hạn, những vấn đề cơ bản như cấu trúc nền kinh tế, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, khả năng kết hợp và điều hành chính sách, sẽ là những chướng ngại làm chậm quá trình tăng trưởng của Việt Nam”.
Những điều này, thì các nhà tài trợ hoàn toàn đồng ý với các nhà nghiên cứu trong nước, dù họ vẫn luôn bảo lưu cái nhìn lạc quan về dài hạn. Những cơ sở khoa học của bộ môn kinh tế học mà thế giới áp dụng là điểm tựa cho họ.
Bà Kwakwa nói: “Việt Nam đang vướng phải một số vấn đề kinh tế vĩ mô phải giải quyết, nhưng không có gì phải ngại ngùng hay xấu hổ khi thừa nhận điều đó cả vì đã làm rất tốt trong vài thập kỷ vừa qua”. Về định hướng phát triển trong dài hạn, Bà khuyên thẳng thắn: “Việt Nam không nên tự bó buộc mình trong giới hạn nào đó”.
Một ngày gần đây, có phóng viên hỏi ông Martin Rama, rằng liệu WB có tiếp tục đưa ra các đánh giá về kinh tế Việt Nam sau khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng nước ngoài thôi cung cấp thông tin về khủng hoảng kinh tế. Ông chỉ cười cười mà không trả lời.
Có lẽ bạn phóng viên không biết rằng, với tư cách là đối tác phát triển, WB hay ADB hay IMF không thuộc đối tượng của công văn đó. Hơn nữa, những nhận xét xây dựng trên cơ sở khoa học, dù là xám màu, cũng rất có ích cho điều hành nền kinh tế này khi chuẩn bị vào thập kỷ mới. Đó là cách tiếp cận tốt, thay vì phủ nhận nó.
Tư Giang (SGTT)
Đập ngay vào mắt ông là tiêu đề một bản tin trên báo điện tử Vietnamnet rằng, kinh tế Việt Nam giống như người đang đi xe máy với tốc độ 200 km/giờ nhưng không đội mũ bảo hiểm.
Vào thời điểm đó, cảnh báo trên đi ngược với bầu không khí lạc quan đang bao trùm đất nước: Việt Nam vừa vào WTO, thu hút FDI lập kỷ lục mới, chứng khoán tăng vùn vụt, nhiều nhà đầu tư kiếm tiền tỉ chỉ sau một đêm,…
Tuy nhiên, những gì diễn ra trên thực tế chứng tỏ cảnh báo này có cơ sở: nó chính thức đánh dấu cột mốc mà nền kinh tế bắt đầu bị chấn thương với lạm phát và giảm phát trong suốt hai năm sau đó, cho đến gần đây. Tác giả của lời cảnh báo này là một trong những người hiểu rõ nhất nền kinh tế Việt Nam, ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB).
Câu chuyện này đáng để nhắc lại bởi cho đến thời điểm đó, kinh tế vĩ mô dường như còn xa lạ với nhiều người. Điều này đã trở nên rất khác gần đây, khi nhất cử nhất động của các chỉ số vĩ mô như CPI, lãi suất, dự trữ ngoại hối, tăng trưởng tín dụng, bội chi,… đều thu hút sự quan tâm của nhiều giới, từ các lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, phóng viên đến người dân.
Nhờ đó mà cách xử lý những vấn đề vĩ mô dần trở nên cẩn trọng hơn bởi các nhà quản lý nhận thức rằng, nền kinh tế cũng giống như một tấm chăn đắp vừa người - kéo chỗ này sẽ hụt chỗ kia. Ông Rama, thay mặt WB đưa ra lời cảnh báo như trên cho Việt Nam là dựa trên những cơ sở khoa học của các chỉ số vĩ mô mà WB thu thập được từ các cơ quan quản lý.
Tuy nhiên, xét về tổng thể, ngoài cảnh báo trên, những dự báo của WB hay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) về kinh tế - những đối tác phát triển của Việt Nam có vẻ như tương đối lạc quan. Nhận xét này ít nhất là đồng điệu với không ít người.
Ông Rama nói: “Trong bảy năm làm việc ở Việt Nam, tôi chưa bao giờ bi quan về tình hình (kinh tế) ở đây. Thậm chí, một năm trước, chúng tôi có thể coi là những người đơn độc khi tỏ ra lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam”.
Lời ca ngợi này được Giám đốc WB Victoria Kwakwa chia sẻ trong một thông điệp bà muốn báo chí gửi đến Chính phủ kể từ khi nhậm chức từ giữa năm ngoái: “Việt Nam đã làm rất tốt trong quá trình phát triển vì đã đạt được những thành công rất lớn. Nếu chúng ta so sánh với bất kỳ quốc gia đang phát triển nào khác thì không phải nước nào cũng đạt được thành tựu lớn như vậy của Việt Nam”.
Những đánh giá của WB được Giám đốc ADB Ayumi Konishi đồng tình. Trao đổi với báo chí bên lề lễ công bố báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam gần đây, ông Konishi nói: “Chúng tôi chúc mừng Việt Nam vì đã thành công trong việc giảm nhẹ tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong khi đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế mà không gây nhiều tốn kém”.
Sẽ xuất hiện câu hỏi, có vẻ những nhận xét lạc quan trên của các nhà tài trợ đi ngược lại với những đánh giá của các chuyên gia và các tổ chức nghiên cứu trong nước về nền kinh tế này. Chẳng hạn, đề án liên quan đến tái cơ cấu kinh tế của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tỏ ra không lạc quan bằng.
Về tổng thể nền kinh tế, báo cáo này viết: “Cho đến nay những yếu kém về cơ cấu của nền kinh tế nhìn chung vẫn chưa được khắc phục. Thêm vào đó, khủng khoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực trên nhiều mặt đến nền kinh tế nước ta; tăng trưởng kinh tế giảm sút; các điểm yếu của nền kinh tế càng bộc lộ rõ hơn; nếu không khắc phục, thì khó có thể duy trì được tăng trưởng cao và bền vững trong những năm tiếp theo”.
Một nghiên cứu khác của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Quốc gia Hà Nội, bổ sung thêm: “Trong ngắn hạn, những bất ổn vĩ mô vẫn là cản trở lớn cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh. Trong trung và dài hạn, những vấn đề cơ bản như cấu trúc nền kinh tế, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, khả năng kết hợp và điều hành chính sách, sẽ là những chướng ngại làm chậm quá trình tăng trưởng của Việt Nam”.
Những điều này, thì các nhà tài trợ hoàn toàn đồng ý với các nhà nghiên cứu trong nước, dù họ vẫn luôn bảo lưu cái nhìn lạc quan về dài hạn. Những cơ sở khoa học của bộ môn kinh tế học mà thế giới áp dụng là điểm tựa cho họ.
Bà Kwakwa nói: “Việt Nam đang vướng phải một số vấn đề kinh tế vĩ mô phải giải quyết, nhưng không có gì phải ngại ngùng hay xấu hổ khi thừa nhận điều đó cả vì đã làm rất tốt trong vài thập kỷ vừa qua”. Về định hướng phát triển trong dài hạn, Bà khuyên thẳng thắn: “Việt Nam không nên tự bó buộc mình trong giới hạn nào đó”.
Một ngày gần đây, có phóng viên hỏi ông Martin Rama, rằng liệu WB có tiếp tục đưa ra các đánh giá về kinh tế Việt Nam sau khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng nước ngoài thôi cung cấp thông tin về khủng hoảng kinh tế. Ông chỉ cười cười mà không trả lời.
Có lẽ bạn phóng viên không biết rằng, với tư cách là đối tác phát triển, WB hay ADB hay IMF không thuộc đối tượng của công văn đó. Hơn nữa, những nhận xét xây dựng trên cơ sở khoa học, dù là xám màu, cũng rất có ích cho điều hành nền kinh tế này khi chuẩn bị vào thập kỷ mới. Đó là cách tiếp cận tốt, thay vì phủ nhận nó.
Tư Giang (SGTT)