Bán gạo sớm, thiệt 420 triệu USD
Tính đến hết tháng 9, theo thống kê của VFA, doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo
Cuối tuần qua, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) họp đánh giá kết quả xuất khẩu gạo chín tháng đầu năm 2010. Thông tin nổi bật từ cuộc họp là, Việt Nam đã bán hết gạo lúc giá thấp, lúc giá tăng thì không còn để bán.
Tính đến hết tháng 9, theo thống kê của VFA, doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo. Nếu cộng cả 300.000 tấn gạo 15% tấm vừa bán cho Indonesia, thì lượng gạo có hợp đồng đã lên tới 6,8 triệu tấn, vượt so với kế hoạch dự kiến 6 – 6,5 triệu đề ra cho năm nay. Trong số hợp đồng đã ký, doanh nghiệp giao cho khách hàng 5,393 triệu tấn, còn lại khoảng 1,4 triệu tấn sẽ thực hiện từ nay đến hết năm.
Theo tính toán của cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu diễn biến mùa vụ thuận lợi, thì từ nay đến cuối năm 2010, tổng lượng gạo hàng hoá thu hoạch được cần tiêu thụ khoảng 1,3 – 1,5 triệu tấn. Số gạo này, có thể đáp ứng đủ cho hợp đồng còn lại chưa giao (khoảng 1,4 triệu tấn). Thế nhưng, yếu tố thời tiết, quyết định phần lớn đến năng suất mùa vụ vẫn còn là ẩn số.
Dù cân đối lượng gạo hàng hoá vụ mùa và thu đông như vậy, nhưng thực tế từ nhiều năm nay, chỉ có khoảng phân nửa trong số đó dùng xuất khẩu, còn lại tiêu thụ nội địa và làm giống vụ sau. Người đứng đầu VFA, ông Trương Thanh Phong cũng thừa nhận không thể đem bán hết gạo mùa và thu đông. Vì một phần trong số này còn phải dùng gối đầu cho các hợp đồng xuất khẩu quý 1 năm sau, số lượng khoảng 200.000 – 300.000 tấn.
Trước tình hình trên, từ đầu tháng 9, VFA liên tục điều chỉnh giá sàn xuất khẩu. Đây có thể được coi như giải pháp hạn chế xuất khẩu. Khi giá sàn nâng lên 475 USD/tấn gạo 5% tấm và 445 USD/tấn 25% tấm, sẽ không doanh nghiệp nào bán được vì giá thực giao dịch trên thị trường thấp hơn. Thực tế trong tháng 9, số hợp đồng ký mới chỉ có 195.000 tấn, giảm gần 80% so với tháng 8, trong đó riêng hợp đồng tập trung chiếm 110.000 tấn.
Tháng 9.2010, Indonesia yêu cầu cung cấp 500 ngàn tấn gạo với giá cao, nhưng lo ngại thiếu hụt nguồn cung nên Việt Nam chỉ dám bán 300 ngàn tấn, số còn lại họ phải mua từ Thái Lan.
Cuộc họp cuối tuần qua, giám đốc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng thừa nhận: “Chúng ta quá xao động, vội vàng bán gạo ra ồ ạt trong thời điểm giá thấp”.
Theo tính toán, chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8, do không bị khống chế giá sàn xuất khẩu, nên doanh nghiệp bán ra tới trên 3,5 triệu tấn gạo với mức giá 320 – 350 USD/tấn gạo 5% tấm và 290 – 310 USD/tấn loại 25% tấm. So với giá sàn VFA hướng dẫn hiện nay, thì mỗi tấn gạo bị mất ít nhất 120 USD. Tính ra tổng cộng mất ít nhất 420 triệu USD do bán giá thấp.
Dự báo thị trường gạo không dễ dàng bởi bị chi phối khá nhiều từ yếu tố thiên tai, thời tiết. Tuy nhiên, cũng trong hoàn cảnh như vậy, Thái Lan lại có cách ứng phó tốt hơn. Thay vì ồ ạt bán ra, họ trữ lại kho, và chỉ đến thời điểm tháng 7 trở đi, khi giá gạo thế giới tăng cao họ mới bắt đầu đem bán.
Với năng lực kho khoảng 3 triệu tấn (theo VFA công bố), doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể học cách làm của người Thái.
Minh Khoa (SGTT)
Tính đến hết tháng 9, theo thống kê của VFA, doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo. Nếu cộng cả 300.000 tấn gạo 15% tấm vừa bán cho Indonesia, thì lượng gạo có hợp đồng đã lên tới 6,8 triệu tấn, vượt so với kế hoạch dự kiến 6 – 6,5 triệu đề ra cho năm nay. Trong số hợp đồng đã ký, doanh nghiệp giao cho khách hàng 5,393 triệu tấn, còn lại khoảng 1,4 triệu tấn sẽ thực hiện từ nay đến hết năm.
Theo tính toán của cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu diễn biến mùa vụ thuận lợi, thì từ nay đến cuối năm 2010, tổng lượng gạo hàng hoá thu hoạch được cần tiêu thụ khoảng 1,3 – 1,5 triệu tấn. Số gạo này, có thể đáp ứng đủ cho hợp đồng còn lại chưa giao (khoảng 1,4 triệu tấn). Thế nhưng, yếu tố thời tiết, quyết định phần lớn đến năng suất mùa vụ vẫn còn là ẩn số.
Dù cân đối lượng gạo hàng hoá vụ mùa và thu đông như vậy, nhưng thực tế từ nhiều năm nay, chỉ có khoảng phân nửa trong số đó dùng xuất khẩu, còn lại tiêu thụ nội địa và làm giống vụ sau. Người đứng đầu VFA, ông Trương Thanh Phong cũng thừa nhận không thể đem bán hết gạo mùa và thu đông. Vì một phần trong số này còn phải dùng gối đầu cho các hợp đồng xuất khẩu quý 1 năm sau, số lượng khoảng 200.000 – 300.000 tấn.
Trước tình hình trên, từ đầu tháng 9, VFA liên tục điều chỉnh giá sàn xuất khẩu. Đây có thể được coi như giải pháp hạn chế xuất khẩu. Khi giá sàn nâng lên 475 USD/tấn gạo 5% tấm và 445 USD/tấn 25% tấm, sẽ không doanh nghiệp nào bán được vì giá thực giao dịch trên thị trường thấp hơn. Thực tế trong tháng 9, số hợp đồng ký mới chỉ có 195.000 tấn, giảm gần 80% so với tháng 8, trong đó riêng hợp đồng tập trung chiếm 110.000 tấn.
Tháng 9.2010, Indonesia yêu cầu cung cấp 500 ngàn tấn gạo với giá cao, nhưng lo ngại thiếu hụt nguồn cung nên Việt Nam chỉ dám bán 300 ngàn tấn, số còn lại họ phải mua từ Thái Lan.
Cuộc họp cuối tuần qua, giám đốc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng thừa nhận: “Chúng ta quá xao động, vội vàng bán gạo ra ồ ạt trong thời điểm giá thấp”.
Theo tính toán, chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8, do không bị khống chế giá sàn xuất khẩu, nên doanh nghiệp bán ra tới trên 3,5 triệu tấn gạo với mức giá 320 – 350 USD/tấn gạo 5% tấm và 290 – 310 USD/tấn loại 25% tấm. So với giá sàn VFA hướng dẫn hiện nay, thì mỗi tấn gạo bị mất ít nhất 120 USD. Tính ra tổng cộng mất ít nhất 420 triệu USD do bán giá thấp.
Dự báo thị trường gạo không dễ dàng bởi bị chi phối khá nhiều từ yếu tố thiên tai, thời tiết. Tuy nhiên, cũng trong hoàn cảnh như vậy, Thái Lan lại có cách ứng phó tốt hơn. Thay vì ồ ạt bán ra, họ trữ lại kho, và chỉ đến thời điểm tháng 7 trở đi, khi giá gạo thế giới tăng cao họ mới bắt đầu đem bán.
Với năng lực kho khoảng 3 triệu tấn (theo VFA công bố), doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể học cách làm của người Thái.
Minh Khoa (SGTT)