“Ban hành mà thị trường đi xuống thì thà cấm hẳn!”
Trao đổi với bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng về vấn đề sửa đổi Chỉ thị 03
Cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã triệu tập cuộc họp với thành phần Hiệp hội Ngân hàng và các ngân hàng thương mại nhằm đóng góp các ý kiến sửa đổi Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, về vấn đề này.
Thưa bà, bà đánh giá tác động của Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN đối với thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán như thế nào?
Điều dễ nhận thấy, kể từ khi Chỉ thị 03 ra đời, so với 2006 và đầu 2007, thị trường chứng khoán giảm hẳn sôi động. Cùng với đó, khối lượng tín dụng đầu tư cho vay chứng khoán cũng được kiểm soát.
Tại các diễn đàn, nhiều ngân hàng thương mại, nhất là khối cổ phần đã bày tỏ nguyện vọng cần sửa đổi Chỉ thị 03. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?
Đúng là từ khi ban hành Chỉ thị 03 đến nay, nhiều ngân hàng thương mại phàn nàn về phương pháp kiểm soát khối lượng tín dụng cho vay chứng khoán theo cách của Chỉ thị 03 còn chưa khoa học và làm khó ngân hàng thương mại. Những câu chữ trong Chỉ thị 03 chưa rõ ràng, dẫn đến cách hiểu khác nhau.
Cụ thể, những nhà quản lý hiểu rằng: khi Chỉ thị 03 ra đời thì các ngân hàng thương mại không được cho vay chứng khoán nhưng ngân hàng thương mại lại hiểu rằng, từ khi ban hành Chỉ thị 03 cho đến thời hạn 31/12/2007, ngân hàng thương mại được phép “cho vay/thu nợ” để đến 31/12/2007, ngân hàng thương mại chỉ cần đảm bảo cho vay chứng khoán đạt 3%/tổng dư nợ là đạt yêu cầu. Với cách hiểu này, đã gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Hơn nữa, nếu lấy mốc “3% dư nợ” thì đó chỉ là một con số cố định tại một thời điểm nào đó mà thôi. Trên thực tế, dư nợ luôn biến động lên xuống theo thời gian và theo chu trình “cho vay/thu nợ” của ngân hàng thương mại.
Điều này có nghĩa, ngân hàng thương mại chỉ có trách nhiệm đảm bảo đủ con số “3%” vào đúng thời điểm 31/12/2007, còn trước và sau mốc thời gian này chẳng cần quan tâm lắm đến tỷ lệ này. Vì vậy, tuy Chỉ thị 03 có tác dụng mạnh với thị trường chứng khoán nhưng cũng bộc lộ những yếu tố chưa khoa học.
Các ngân hàng thương mại nói rằng: họ chỉ cho vay rất thấp so với thị giá cổ phiếu, rồi trích lập dự phòng rủi ro và giao kèo rằng: nếu cổ phiếu giảm vài chục phần trăm thì ngân hàng thương mại có quyền bán để thu nợ. Vậy sự lo lắng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước có quá mức không?
Tất nhiên, nhiều ngân hàng có trình độ điều hành, năng lực quản lý tốt thì họ có cách kiểm soát, nhưng không phải mọi ngân hàng đều làm được như vậy. Và cơ quan quản lý vĩ mô biết rất rõ điều đó, vì thế họ phải ban hành một cơ chế áp dụng giống nhau.
Nhưng giá như, cơ chế khoa học hơn, chi tiết hơn với điều kiện từng ngân hàng, chẳng hạn: những ngân hàng thương mại có khả năng kiểm soát tốt thì phải có cơ chế khác còn ngân hàng thương mại không có khả năng làm được việc ấy thì phải có cơ chế chặt chẽ hơn thì sẽ không buộc tất cả mọi người đều phải chịu chung một cơ chế.
Có ý kiến, Chỉ thị 03 đang “vơ đũa cả nắm”. Trái phiếu chính phủ vốn được coi gần như không rủi ro nhưng vẫn cao bằng với cho vay đầu tư các loại chứng khoán khác. Bà thấy điều này như thế nào?
Điều này là hoàn toàn đúng. Trong cuộc họp vừa rồi, các thành viên đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước phải làm rõ khái niệm: thế nào là cho vay chứng khoán? Những chứng khoán nợ, chứng khoán vốn phải phân biệt. Trường hợp nhà đầu tư lấy tài sản khác thế chấp để vay đầu tư chứng khoán cũng phải làm rõ. Không nên cứ đụng đến chứng khoán là kiểm soát chặt.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước có đưa ra phương án sẽ giảm giới hạn tỷ lệ cho vay chứng khoán nhưng lại yêu cầu nâng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro. Ngân hàng thương mại cho rằng Ngân hàng Nhà nước đang “cởi chỗ này nhưng lại thắt chỗ kia”. Bà bình luận gì về điều này?
Thực ra, đó chỉ là một trong nhiều dự kiến phác thảo ban đầu và phải cân nhắc rất nhiều. Bây giờ còn quá sớm để băn khoăn về việc này. Mới đây Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã rất thận trọng và dân chủ trong việc tổ chức cuộc họp lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Chỉ thị 03 từ thành viên Hiệp hội Ngân hàng. Hy vọng là sẽ tìm ra được một quy chế phù hợp.
Theo bà, phải sửa đổi Chỉ thị 03 theo hướng nào để hài hòa giữa kiểm soát rủi ro trên toàn hệ thống với lợi ích của ngân hàng thương mại cũng như hỗ trợ thị trường chứng khoán? Mục tiêu của chúng ta là phải kiểm soát được đầu tư cho vay chứng khoán vì thị trường chứng khoán tiềm ẩn nhiều rủi ro?
Trên thế giới hiện có 2 trường phái: một số nước họ cấm hẳn ngân hàng thương mại cho vay chứng khoán. Còn một số nước cho vay nhưng giới hạn ở một chừng mực nào đó.
Vấn đề ở đây là nếu cấm cho vay chứng khoán thì cấm luôn để đảm bảo mục tiêu an toàn hệ thống. Nếu không cấm thì phải có một cơ chế khoa học, minh bạch và mềm dẻo để vừa an toàn hệ thống ngân hàng vừa kích thích thị trường phát triển. Một cơ chế đưa ra, nếu thị trường phát triển theo hình sin nằm ngang sẽ có giá trị, còn ban hành một cơ chế mà thị trường đi xuống thì thà cấm hẳn còn tốt hơn.
Một điều nữa cần lưu ý là một quy chế chỉ phù hợp với một giai đoạn phát triển nào đó của thị trường và vì thế, chính sách phải linh hoạt và thể hiện tính dự báo tốt. Thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ gần như hai chiếc bình thông nhau vì thế, cần chủ động tạo ra hành lang pháp lý để kiểm soát hai thị trường này nhưng phải thật sự uyển chuyển, mềm dẻo, không nên để chúng phát triển quá nóng mới “phanh” hay nguội quá mới tháo gỡ. Điều này sẽ làm cho thị trường gặp khó khăn vì chuyển mình không kịp - một điều tối kỵ của kinh tế thị trường.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, về vấn đề này.
Thưa bà, bà đánh giá tác động của Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN đối với thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán như thế nào?
Điều dễ nhận thấy, kể từ khi Chỉ thị 03 ra đời, so với 2006 và đầu 2007, thị trường chứng khoán giảm hẳn sôi động. Cùng với đó, khối lượng tín dụng đầu tư cho vay chứng khoán cũng được kiểm soát.
Tại các diễn đàn, nhiều ngân hàng thương mại, nhất là khối cổ phần đã bày tỏ nguyện vọng cần sửa đổi Chỉ thị 03. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?
Đúng là từ khi ban hành Chỉ thị 03 đến nay, nhiều ngân hàng thương mại phàn nàn về phương pháp kiểm soát khối lượng tín dụng cho vay chứng khoán theo cách của Chỉ thị 03 còn chưa khoa học và làm khó ngân hàng thương mại. Những câu chữ trong Chỉ thị 03 chưa rõ ràng, dẫn đến cách hiểu khác nhau.
Cụ thể, những nhà quản lý hiểu rằng: khi Chỉ thị 03 ra đời thì các ngân hàng thương mại không được cho vay chứng khoán nhưng ngân hàng thương mại lại hiểu rằng, từ khi ban hành Chỉ thị 03 cho đến thời hạn 31/12/2007, ngân hàng thương mại được phép “cho vay/thu nợ” để đến 31/12/2007, ngân hàng thương mại chỉ cần đảm bảo cho vay chứng khoán đạt 3%/tổng dư nợ là đạt yêu cầu. Với cách hiểu này, đã gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Hơn nữa, nếu lấy mốc “3% dư nợ” thì đó chỉ là một con số cố định tại một thời điểm nào đó mà thôi. Trên thực tế, dư nợ luôn biến động lên xuống theo thời gian và theo chu trình “cho vay/thu nợ” của ngân hàng thương mại.
Điều này có nghĩa, ngân hàng thương mại chỉ có trách nhiệm đảm bảo đủ con số “3%” vào đúng thời điểm 31/12/2007, còn trước và sau mốc thời gian này chẳng cần quan tâm lắm đến tỷ lệ này. Vì vậy, tuy Chỉ thị 03 có tác dụng mạnh với thị trường chứng khoán nhưng cũng bộc lộ những yếu tố chưa khoa học.
Các ngân hàng thương mại nói rằng: họ chỉ cho vay rất thấp so với thị giá cổ phiếu, rồi trích lập dự phòng rủi ro và giao kèo rằng: nếu cổ phiếu giảm vài chục phần trăm thì ngân hàng thương mại có quyền bán để thu nợ. Vậy sự lo lắng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước có quá mức không?
Tất nhiên, nhiều ngân hàng có trình độ điều hành, năng lực quản lý tốt thì họ có cách kiểm soát, nhưng không phải mọi ngân hàng đều làm được như vậy. Và cơ quan quản lý vĩ mô biết rất rõ điều đó, vì thế họ phải ban hành một cơ chế áp dụng giống nhau.
Nhưng giá như, cơ chế khoa học hơn, chi tiết hơn với điều kiện từng ngân hàng, chẳng hạn: những ngân hàng thương mại có khả năng kiểm soát tốt thì phải có cơ chế khác còn ngân hàng thương mại không có khả năng làm được việc ấy thì phải có cơ chế chặt chẽ hơn thì sẽ không buộc tất cả mọi người đều phải chịu chung một cơ chế.
Có ý kiến, Chỉ thị 03 đang “vơ đũa cả nắm”. Trái phiếu chính phủ vốn được coi gần như không rủi ro nhưng vẫn cao bằng với cho vay đầu tư các loại chứng khoán khác. Bà thấy điều này như thế nào?
Điều này là hoàn toàn đúng. Trong cuộc họp vừa rồi, các thành viên đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước phải làm rõ khái niệm: thế nào là cho vay chứng khoán? Những chứng khoán nợ, chứng khoán vốn phải phân biệt. Trường hợp nhà đầu tư lấy tài sản khác thế chấp để vay đầu tư chứng khoán cũng phải làm rõ. Không nên cứ đụng đến chứng khoán là kiểm soát chặt.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước có đưa ra phương án sẽ giảm giới hạn tỷ lệ cho vay chứng khoán nhưng lại yêu cầu nâng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro. Ngân hàng thương mại cho rằng Ngân hàng Nhà nước đang “cởi chỗ này nhưng lại thắt chỗ kia”. Bà bình luận gì về điều này?
Thực ra, đó chỉ là một trong nhiều dự kiến phác thảo ban đầu và phải cân nhắc rất nhiều. Bây giờ còn quá sớm để băn khoăn về việc này. Mới đây Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã rất thận trọng và dân chủ trong việc tổ chức cuộc họp lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Chỉ thị 03 từ thành viên Hiệp hội Ngân hàng. Hy vọng là sẽ tìm ra được một quy chế phù hợp.
Theo bà, phải sửa đổi Chỉ thị 03 theo hướng nào để hài hòa giữa kiểm soát rủi ro trên toàn hệ thống với lợi ích của ngân hàng thương mại cũng như hỗ trợ thị trường chứng khoán? Mục tiêu của chúng ta là phải kiểm soát được đầu tư cho vay chứng khoán vì thị trường chứng khoán tiềm ẩn nhiều rủi ro?
Trên thế giới hiện có 2 trường phái: một số nước họ cấm hẳn ngân hàng thương mại cho vay chứng khoán. Còn một số nước cho vay nhưng giới hạn ở một chừng mực nào đó.
Vấn đề ở đây là nếu cấm cho vay chứng khoán thì cấm luôn để đảm bảo mục tiêu an toàn hệ thống. Nếu không cấm thì phải có một cơ chế khoa học, minh bạch và mềm dẻo để vừa an toàn hệ thống ngân hàng vừa kích thích thị trường phát triển. Một cơ chế đưa ra, nếu thị trường phát triển theo hình sin nằm ngang sẽ có giá trị, còn ban hành một cơ chế mà thị trường đi xuống thì thà cấm hẳn còn tốt hơn.
Một điều nữa cần lưu ý là một quy chế chỉ phù hợp với một giai đoạn phát triển nào đó của thị trường và vì thế, chính sách phải linh hoạt và thể hiện tính dự báo tốt. Thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ gần như hai chiếc bình thông nhau vì thế, cần chủ động tạo ra hành lang pháp lý để kiểm soát hai thị trường này nhưng phải thật sự uyển chuyển, mềm dẻo, không nên để chúng phát triển quá nóng mới “phanh” hay nguội quá mới tháo gỡ. Điều này sẽ làm cho thị trường gặp khó khăn vì chuyển mình không kịp - một điều tối kỵ của kinh tế thị trường.