07:08 17/09/2014

Bàn kịch bản kinh tế 5 năm

Đoàn Trần

GS. Vương Đình Huệ nhấn mạnh, để đi đến được một kịch bản kinh tế khả thi nhất, là vấn đề không đơn giản

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Hiện, về phía Chính phủ, Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, theo đó phấn đấu tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm tăng 6,5-7%/năm.&nbsp;</span><br style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Hiện, về phía Chính phủ, Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, theo đó phấn đấu tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm tăng 6,5-7%/năm.&nbsp;</span><br style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">
Chưa thống nhất được kịch bản nào là khả thi nhất cho nền kinh tế 5 năm tới (2016- 2020) là tâm tư của nhiều chuyên gia có mặt tại cuộc tọa đàm “Một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016- 2020) do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 16/9.

Theo “đặt hàng” của Ban Kinh tế Trung ương, đã có 3 báo cáo nghiên cứu độc lập của ba nhóm nghiên cứu là: Viện Chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội được trình làng trong cuộc tọa đàm với sự tham gia của gần 100 đại biểu này.

Bố cục của cả 3 bản báo cáo đều xung quanh hai vấn đề chính là đánh giá, dự báo kinh tế thế giới, kinh tế khu vực và tác động tới Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và đề xuất kịch bản tăng trưởng và giải pháp chủ yếu để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Song, ở cả ba bản báo cáo, đều chưa thể hiện được sự tự tin trong các phương án đề xuất kịch bản tăng trưởng.

Chia sẻ về tâm trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng tuy còn phải cần được tiếp tục nghiên cứu để có được một kịch bản tăng trưởng 2016-2020 tối ưu, sát với tình hình thực tiễn đất nước, góp phần thiết thực vào việc xây dựng Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, nhưng các báo cáo của các nhóm là rất bổ ích, đã đưa ra nhiều nghiên cứu có giá trị, có ý nghĩa quan trọng, cung cấp thêm nhiều cứ liệu hữu ích.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ, khi kết lại cuộc tọa đàm, cũng nhấn mạnh, để đi đến được một kịch bản kinh tế khả thi nhất, là vấn đề không đơn giản.

“Công tác nghiên cứu, tham mưu không chỉ là vấn đề số liệu mà còn là vấn đề mô hình, hoàn thiện thể chế... Kịch bản tăng trưởng của Việt Nam phải dựa trên những thực tế hiện có, bao gồm diễn biến thế giới cũng như dư địa thực tiễn để đưa ra những tính toán cụ thể... Cuộc Tọa đàm lần này mới chỉ là bước ban đầu, sau đó Ban Kinh tế Trung ương sẽ có báo cáo tổng hợp và các nhóm nghiên cứu sẽ tiếp thu các ý kiến tại Tọa đàm để tiếp tục hoàn thiện báo cáo này”, ông Huệ nói.

Nói thêm về một trong những nhiệm vụ chính của Ban Kinh tế Trung ương trong năm 2014 là nghiên cứu đề xuất các luận cứ khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020, ông Huệ nhấn mạnh, việc cần phải có những phân tích đánh giá và dự báo tình hình kinh tế thế giới, khu vực và tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 2011-2015 của Việt Nam làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu và chủ trương giải pháp cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 là rất quan trọng.

Hiện, về phía Chính phủ, Thủ tướng cũng đã có chỉ đạo về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, theo đó phấn đấu tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm tăng 6,5-7%/năm.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,5%/năm; thực hiện có hiệu quả đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, lĩnh vực, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa...

Song, việc xây dựng các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm của Chính phủ trong nhiều năm qua, thường chỉ mang tính phấn đấu là chính và càng ngày càng xa rời thực tế.

Chẳng hạn, trong giai đoạn 2006- 2010, kế hoạch đề ra cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 - 8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm, thì kết quả đạt được là 7%, mặc dù thấp hơn so với kế hoạch đề ra nhưng vẫn là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới trong bối cảnh bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, đưa nước ta gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình.

Tuy nhiên, đến giai đoạn 2011- 2015, mặc dù còn hơn một năm nữa mới hoàn thành kế hoạch 5 năm nhưng kết quả tăng trưởng kinh tế hơn 3 năm qua đã cho thấy một kết quả không khó để dự báo là so với mục tiêu đề ra cho giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm khoảng 6,5%-7%, thì tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011- 2015 chắc chắn sẽ không đạt được và thậm chí còn có thụt lùi khá xa, khi 3 năm 2011- 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chỉ đạt khoảng 5,6%/năm, mà Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã có đánh giá là mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây.

Điều đáng buồn nữa là trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta chậm lại thì một số nước trong khu vực ASEAN đã có sự cải thiện rõ rệt, nên khó mà đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan khiến giữa thực hiện và kế hoạch có sự vênh nhau như vậy.