Bán ngoại tệ cho cá nhân: Đúng giá, không thu phí
Một số ngân hàng triển khai bán ngoại tệ tiền mặt cho các nhu cầu chính đáng của người dân đúng giá niêm yết và không thu phí
Một số ngân hàng lớn thông báo triển khai bán ngoại tệ tiền mặt cho các nhu cầu chính đáng của người dân đúng giá niêm yết và không thu phí.
Trong khi khả năng cho phép thu phí 2% còn để ngỏ, một số ngân hàng thương mại thông báo triển khai việc bán ngoại tệ tiền mặt cho các cá nhân trên toàn hệ thống.
Căn theo điểm đến, “tính” nhu cầu
Ngày 24/3/2011, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có văn bản chỉ đạo giám đốc sở giao dịch, giám đốc các chi nhánh trên toàn hệ thống đáp ứng ngoại tệ mặt theo giá niêm yết đối với các nhu cầu hợp pháp của khách hàng.
Theo nội dung văn bản này, việc đáp ứng nói trên tập trung ở các nhu cầu ngoại tệ của các cá nhân như đi công tác, học tập, chữa bệnh, du lịch, thăm viếng… ở nước ngoài theo các quy định của pháp luật, cụ thể qua chỉ đạo của văn bản số 2033/NHNN-QLNH của Ngân hàng Nhà nước ngày 12/3/2011.
Ngoài yêu cầu các chi nhánh thực hiện bán theo đúng giá niêm yết, Eximbank sẽ đáp ứng các nhu cầu tiền mặt với các loại ngoại tệ chủ yếu là USD, AUD, CAD, CHF, EUR, GBP, HKD, JPY, SGD, THB… Việc đáp ứng được căn cứ theo điểm đến của người mua là quốc gia nào để xác định bán đồng bản tệ của quốc gia đó.
Trên cơ sở khách hàng xuất trình đầy đủ các chứng từ chứng minh mục đích mua, Eximbank sẽ xác định các hạn mức cụ thể.
Với các khách hàng đi du lịch, thăm viếng người thân, đi công tác ở nước ngoài, thời gian lưu trú dưới 7 ngày, ngân hàng sẽ bán số lượng ngoại tệ tương đương 300 USD/người; nêu trên 7 ngày sẽ bán số lượng tương đương 600 USD/người.
Trường hợp người đi khám chữa bệnh, thời gian lưu trú dưới 7 ngày, hạn mức bán số lượng ngoại tệ tương đương 600 USD/người, nếu trên 7 ngày bán số lượng tương đương 1.000 USD/người.
Đối với trước hợp đi du học cần trả các phí sinh hoạt khi đi học ở nước ngoài, ngân hàng sẽ bán số lượng ngoại tệ tương đương từ 100 USD đến tối đa là 7.000 USD/năm/người.
Trường hợp có nhu cầu mua ngoại tệ vượt các mức quy định trên, các chi nhánh sẽ xem xét tính hợp lý của nhu cầu. Trường hợp không có đồng bản tệ của quốc gia mà khách hàng đến, ngân hàng sẽ xem xét bán các loại ngoại tệ mạnh thích hợp để đáp ứng.
Trước Eximbank, ngày 23/3/2011, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank) cũng thông báo triển khai bán ngoại tệ tiền mặt cho các cá nhân với cơ chế và hạn mức như trên.
Không thu phí, nhưng có bù chéo
Về việc triển khai cơ chế trên, lãnh đạo Eximbank cho biết, hiện ngân hàng này có thể đáp ứng ngoại tệ tiền mặt là bản tệ của hơn 10 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đó là những ngoại tệ mạnh, hoặc của những điểm đến phổ biến trên thế giới và trong khu vực.
“Căn cứ vào nhu cầu thực tế, điểm đến cụ thể, ngân hàng sẽ bán đúng loại ngoại tệ mà khách hàng sẽ dùng trực tiếp trong giao dịch tại quốc gia đó. Trường hợp đặc biệt thì có thể thay thế bằng ngoại tệ mạnh khác. Như vậy, các nhu cầu mua không nhất thiết là đồng Đô la Mỹ”, vị lãnh đạo này nói.
Việc đa dạng các ngoại tệ đó cũng tránh tạo áp lực cầu trực tiếp đối với đồng USD và khả năng đáp ứng của ngân hàng.
Một điểm quan tâm được đặt ra là ngân hàng sẽ thực hiện bán ra đúng theo giá niêm yết và không thu phí. Với các giao dịch bằng đồng USD, bên cạnh các chi phí giao dịch, kiểm đếm, thủ tục…, có thể ngân hàng sẽ phải chịu lỗ khi trong thời gian qua phải thỏa thuận mua lại nguồn USD từ doanh nghiệp với giá cao hơn niêm yết.
Tuy nhiên, nếu trong giao dịch bằng USD nói trên ngân hàng bị lỗ, khoản chênh lệch từ giao dịch các ngoại tệ khác sẽ tạo sự bù đắp. Thực tế, biểu niêm yết của hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cho thấy, chênh lệch giữa giá mua vào với giá bán ra nhiều loại ngoại tệ dao động quanh 1% - mức chênh lệch đáng kể, trong khi chênh lệch ở đồng USD chỉ có khoảng 0,05% - 0,07%.
Bên cạnh việc triển khai cơ chế bán ngoại tệ tiền mặt nói trên, cả DongA Bank và Eximbank đều khuyến khích khách hàng mở thẻ thanh toán, thẻ tín dụng quốc tế, thậm chí là loại sử dụng ngắn hạn để giải quyết nhu cầu ngoại tệ. Thậm chí đầu tuần này, Eximbank đã giảm phí chuyển đổi tiền tệ chỉ còn 2,5% dành cho các sản phẩm thẻ quốc tế.
Khi sử dụng thẻ, một điểm được ngân hàng lưu ý là khách hàng thanh toán hoặc rút tiền mặt bằng ngoại tệ ở nước ngoài, nhưng khi thanh toán cho ngân hàng trong nước đầu vào vẫn là VND; tỷ giá ở đây được xác định theo niêm yết hoặc tỷ giá hối đoái quốc tế.
Trong khi khả năng cho phép thu phí 2% còn để ngỏ, một số ngân hàng thương mại thông báo triển khai việc bán ngoại tệ tiền mặt cho các cá nhân trên toàn hệ thống.
Căn theo điểm đến, “tính” nhu cầu
Ngày 24/3/2011, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có văn bản chỉ đạo giám đốc sở giao dịch, giám đốc các chi nhánh trên toàn hệ thống đáp ứng ngoại tệ mặt theo giá niêm yết đối với các nhu cầu hợp pháp của khách hàng.
Theo nội dung văn bản này, việc đáp ứng nói trên tập trung ở các nhu cầu ngoại tệ của các cá nhân như đi công tác, học tập, chữa bệnh, du lịch, thăm viếng… ở nước ngoài theo các quy định của pháp luật, cụ thể qua chỉ đạo của văn bản số 2033/NHNN-QLNH của Ngân hàng Nhà nước ngày 12/3/2011.
Ngoài yêu cầu các chi nhánh thực hiện bán theo đúng giá niêm yết, Eximbank sẽ đáp ứng các nhu cầu tiền mặt với các loại ngoại tệ chủ yếu là USD, AUD, CAD, CHF, EUR, GBP, HKD, JPY, SGD, THB… Việc đáp ứng được căn cứ theo điểm đến của người mua là quốc gia nào để xác định bán đồng bản tệ của quốc gia đó.
Trên cơ sở khách hàng xuất trình đầy đủ các chứng từ chứng minh mục đích mua, Eximbank sẽ xác định các hạn mức cụ thể.
Với các khách hàng đi du lịch, thăm viếng người thân, đi công tác ở nước ngoài, thời gian lưu trú dưới 7 ngày, ngân hàng sẽ bán số lượng ngoại tệ tương đương 300 USD/người; nêu trên 7 ngày sẽ bán số lượng tương đương 600 USD/người.
Trường hợp người đi khám chữa bệnh, thời gian lưu trú dưới 7 ngày, hạn mức bán số lượng ngoại tệ tương đương 600 USD/người, nếu trên 7 ngày bán số lượng tương đương 1.000 USD/người.
Đối với trước hợp đi du học cần trả các phí sinh hoạt khi đi học ở nước ngoài, ngân hàng sẽ bán số lượng ngoại tệ tương đương từ 100 USD đến tối đa là 7.000 USD/năm/người.
Trường hợp có nhu cầu mua ngoại tệ vượt các mức quy định trên, các chi nhánh sẽ xem xét tính hợp lý của nhu cầu. Trường hợp không có đồng bản tệ của quốc gia mà khách hàng đến, ngân hàng sẽ xem xét bán các loại ngoại tệ mạnh thích hợp để đáp ứng.
Trước Eximbank, ngày 23/3/2011, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank) cũng thông báo triển khai bán ngoại tệ tiền mặt cho các cá nhân với cơ chế và hạn mức như trên.
Không thu phí, nhưng có bù chéo
Về việc triển khai cơ chế trên, lãnh đạo Eximbank cho biết, hiện ngân hàng này có thể đáp ứng ngoại tệ tiền mặt là bản tệ của hơn 10 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đó là những ngoại tệ mạnh, hoặc của những điểm đến phổ biến trên thế giới và trong khu vực.
“Căn cứ vào nhu cầu thực tế, điểm đến cụ thể, ngân hàng sẽ bán đúng loại ngoại tệ mà khách hàng sẽ dùng trực tiếp trong giao dịch tại quốc gia đó. Trường hợp đặc biệt thì có thể thay thế bằng ngoại tệ mạnh khác. Như vậy, các nhu cầu mua không nhất thiết là đồng Đô la Mỹ”, vị lãnh đạo này nói.
Việc đa dạng các ngoại tệ đó cũng tránh tạo áp lực cầu trực tiếp đối với đồng USD và khả năng đáp ứng của ngân hàng.
Một điểm quan tâm được đặt ra là ngân hàng sẽ thực hiện bán ra đúng theo giá niêm yết và không thu phí. Với các giao dịch bằng đồng USD, bên cạnh các chi phí giao dịch, kiểm đếm, thủ tục…, có thể ngân hàng sẽ phải chịu lỗ khi trong thời gian qua phải thỏa thuận mua lại nguồn USD từ doanh nghiệp với giá cao hơn niêm yết.
Tuy nhiên, nếu trong giao dịch bằng USD nói trên ngân hàng bị lỗ, khoản chênh lệch từ giao dịch các ngoại tệ khác sẽ tạo sự bù đắp. Thực tế, biểu niêm yết của hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cho thấy, chênh lệch giữa giá mua vào với giá bán ra nhiều loại ngoại tệ dao động quanh 1% - mức chênh lệch đáng kể, trong khi chênh lệch ở đồng USD chỉ có khoảng 0,05% - 0,07%.
Bên cạnh việc triển khai cơ chế bán ngoại tệ tiền mặt nói trên, cả DongA Bank và Eximbank đều khuyến khích khách hàng mở thẻ thanh toán, thẻ tín dụng quốc tế, thậm chí là loại sử dụng ngắn hạn để giải quyết nhu cầu ngoại tệ. Thậm chí đầu tuần này, Eximbank đã giảm phí chuyển đổi tiền tệ chỉ còn 2,5% dành cho các sản phẩm thẻ quốc tế.
Khi sử dụng thẻ, một điểm được ngân hàng lưu ý là khách hàng thanh toán hoặc rút tiền mặt bằng ngoại tệ ở nước ngoài, nhưng khi thanh toán cho ngân hàng trong nước đầu vào vẫn là VND; tỷ giá ở đây được xác định theo niêm yết hoặc tỷ giá hối đoái quốc tế.