Cá nhân mua ngoại tệ: Sao không dùng thẻ?
Khi thị trường tự do bị siết, ngân hàng “dè dặt” bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân, việc chuyển qua thẻ như một giải pháp đặt ra
Khi thị trường tự do bị siết, ngân hàng “dè dặt” bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân, việc chuyển qua thẻ thanh toán quốc tế như một giải pháp đặt ra.
Cuối chiều 23/3, tại điểm giao dịch của Ngân hàng Quốc tế (VIB) phố Tây Sơn (Hà Nội), đã hết giờ giao dịch, chị Hoàng Thanh Hà vẫn chưa rời ngân hàng. Thủ tục mở thẻ chỉ mất cỡ dăm phút, nhưng băn khoăn cần giải đáp thì nhiều.
“Có được tiền mặt cho nó đơn giản, nhưng giờ khó mua. Giờ có thẻ, tôi nghĩ tại sao trước đây mình lại không nghĩ đến, đỡ đau đầu lại an toàn và thấy cũng thuận tiện”, chị Hà nói về việc xoay xở khoản chi phí dự tính 5.000 USD cho chuyến du lịch của hai vợ chồng sắp tới.
Cái từ “tại sao không” đó có lẽ cũng là từ được nhiều người đặt ra, khi việc mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do được kiểm soát chặt chẽ từ đầu tháng 3 đến nay.
Giải pháp cho lâu dài?
Từ đầu tháng 3/2010, triển khai Nghị quyết số 11 của Chính phủ, cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra chặt, các giao dịch ngoại tệ trên thị trường tự do “đóng băng”. Ngay cả cửa ngân hàng cũng khó mở đối với những nhu cầu mua ngoại tệ tiền mặt hợp pháp của cá nhân, chủ yếu là bằng USD.
Ngân hàng “dè dặt”. Không hẳn thiếu ngoại tệ, mà lý do chính là nếu bán ra, phải theo đúng giá niêm yết quy định, họ có thể lỗ do các chi phí phát sinh, hoặc lãi không đủ để kích thích những giao dịch này…
Trước tình trạng trên, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ có những giải pháp tháo gỡ, dù đã có công văn yêu cầu các ngân hàng phải đáp ứng những nhu cầu đó. Thông tin mới nhất là khả năng có thể cho phép thu phí với mức 2% so với tỷ giá chuyển khoản niêm yết. Cơ chế này nếu mở ra có thể kích thích được sự nhiệt tình của các ngân hàng.
Nhưng trước mắt và cả lâu dài, thẻ thanh toán quốc tế là một giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh trong thời gian qua.
Mới đây, trước nhu cầu ngoại tệ của cá nhân, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước), nói rằng: “Một lựa chọn khác để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngoại tệ ở nước ngoài của người dân là sử dụng thẻ thanh toán quốc tế. Với hệ thống ngân hàng lớn, kết nối thông suốt với các tổ chức phát hành và thanh toán thẻ quốc tế, việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế khi đi công tác, chữa bệnh ở nước ngoài là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt rất thuận tiện, văn minh và an toàn”.
Bà Dương Thị Mai Hoa, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối ngân hàng bán lẻ VIB, cũng cho rằng, ngoài cầu nối để cung - cầu ngoại tệ giữa ngân hàng và các cá nhân gặp nhau hiện nay, việc sử dụng thẻ còn là tiện ích cho chính khách hàng khi giao dịch ở nước ngoài.
“Khi dùng thẻ họ không phải lo tìm đổi một lượng tiền mặt ngoại tệ lớn khi đến các quốc gia khác nhau. Điều này đặc biệt thuận lợi trong bối cảnh thắt chặt quản lý ngoại hối ở nước ta hiện nay. Và khi sang các nước sử dụng các đồng tiền bản tệ khác nhau không phổ biến tại Việt Nam, họ không mất công đổi VND sang USD và đổi tiếp từ USD sang bản tệ hay đổi lại VND khi về Việt Nam. Tôi thấy đây là kinh nghiệm rất hữu ích đối với những người thường xuyên đi công tác hoặc du lịch ở nước ngoài. Khi về Việt Nam, khách hàng chỉ cần chi trả cho ngân hàng bằng VND”, bà Hoa phân tích.
Đại diện VIB cũng cho rằng đây không chỉ là giải pháp trước mắt mà là xu hướng lâu dài. Việc sử dụng thẻ đã được hỗ trợ bởi hệ thống thanh toán mở rộng trên thế giới, cũng như những giá trị tiện ích đi kèm. Ngay cả khi có nhu cầu, chủ thẻ có thể rút tiền mặt bằng đồng bản tệ nước sở tại.
Ngoài những lợi ích trên, theo ông Phạm Quốc Khánh - Giám đốc Trung tâm Thẻ của Ngân hàng Quân đội (MB), việc sử dụng thẻ sẽ giúp giảm lượng tiền mặt lưu thông; với các chủ thẻ là việc hạn chế rủi ro do mất cắp, tiền giả, tiền xấu, thiệt hại do cháy… “Thẻ tín dụng đem lại cho chủ thẻ một khoản tín dụng tuần hoàn mà không phải nhiều lần đến ngân hàng xin vay với những thủ tục phức tạp, do đó tiết kiệm được thời gian và chi phí. Ngoài ra với đặc điểm chi tiêu trước trả tiền sau, chủ thẻ tín dụng vẫn có thể mở rộng các giao dịch tài chính trong điều kiện nguồn tài chính hạn hẹp mà không phải trả lãi”, ông Khánh nói.
Mặt khác, theo đại diện MB, xu hướng phát triển thẻ thanh toán quốc tế không còn đơn thuần là phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng trong một phạm vi địa lý giới hạn, mà còn là một sản phẩm cần thiết cho quá trình hội nhập quốc tế.
Phí là trợ ngại chính?
Trở lại câu chuyện của chị Hà, thắc mắc chủ yếu có ở chính sách phí và thủ tục.
Theo chuyên viên tư vấn của VIB, thực tế, khi dùng thẻ thanh toán quốc tế, khách hàng có thể thanh toán nhiều loại hàng hóa mà không cần đổi sang tiền mặt (ngoại tệ), vì các tổ chức phát hành thẻ đã liên kết với hàng chục triệu điểm mua sắm, trung tâm thương mại, và các tổ chức khác… trên toàn thế giới để tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán bằng thẻ. Vì vậy, sự quan ngại của khách hàng là về phí, cũng không đáng bận tâm nhiều nếu không phải rút tiền mặt để chi tiêu.
Về thủ tục, như trường hợp của chị Hà là thẻ trả trước quốc tế MasterCard của VIB, chỉ cần chứng minh thư, sau vài phút đăng ký, 3 ngày sau sẽ có thẻ và khách hàng chủ động nộp tiền (VND) vào tài khoản trước khi sử dụng mà không phải chịu sự ràng buộc nào. Với thẻ tín dụng (credit card) trả tiền sau, cần thêm thủ tục chứng minh tài sản thế chấp, thu nhập… theo các hình thức bảo đảm tài sản hoặc tín chấp để xây dựng các hạn mức.
Riêng với thẻ tín dụng quốc tế, khách hàng sẽ được chi tiêu mà không phải trả lãi trong vòng tối đa 45 ngày đối với thẻ tín dụng quốc tế. Đến hạn thanh toán, khách hàng thậm chí chỉ cần trả một số tiền tối thiểu 10% tổng chi tiêu trong tháng và có thể trả trong các tháng tiếp theo (tùy theo hạn mức đăng ký khi mở thẻ). Tiện ích này có lợi cho khách hàng cần chi tiêu những khoản mua sắm lớn, bất thường vượt quá tiền mặt sẵn có.
Đối với những người thực sự cần tiền mặt để chi tiêu, thì bên cạnh phí phát hành, phí thường niên không đáng kể, thì khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế hoặc thẻ trả trước quốc tế ở nước ngoài, chủ thẻ sẽ phải trả thêm phí chuyển đổi ngoại tệ do các tổ chức thẻ quốc tế và ngân hàng chấp nhận thẻ quy định. Mức phí này thường có từ 2% - 4% số tiền chi tiêu; cá biệt một số trường hợp có trên 4%.
Tuy nhiên, ngay cả việc phải trả chi phí cho việc chuyển đổi ngoại tệ, thì việc dùng thẻ thanh toán quốc tế cũng có tính cạnh tranh khi so với khách hàng phải mua ngoại tệ trên thị trường tự do. Vì các ngân hàng tính theo giá công bố mua bán ngoại tệ chính thức, trong khi đó nếu mua ở thị trường tự do có thời điểm chênh lệch đến trên 10% so với giá niêm yết của ngân hàng.
“Với giao dịch rút tiền mặt khoảng 100 USD, chủ thẻ mất 2 - 4 USD phí rút tiền mặt, quy đổi ra VND ở khoảng 42.000 - 84.000 đồng, là một chi phí đáng kể, song nếu chúng ta chỉ dùng ở một vài trường hợp đặc biệt, thì việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế sẽ có nhiều ưu vượt trội so với cầm tiền mặt khi đi nước ngoài. Có thể nói việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế sẽ là xu hướng của những khách hàng tiêu dùng thông minh”, chuyên viên tư vấn VIB lập luận.
Trong khi đó, với phí của thẻ tín dụng quốc tế, ông Phạm Quốc Khánh - Giám đốc Trung tâm Thẻ của MB lại nhấn mạnh ở những đặc điểm chung như một khoản vay cá nhân. Các ngân hàng tham gia phát hành thẻ tín dụng cần phải trả các khoản phí cho các tổ chức thẻ quốc tế và các chi phí cho công nghệ. Các chi phí này chiếm tỷ trọng hơn 30% tổng chi phí của sản phẩm.
“Tuy nhiên, chính sách phí của MB đối với thẻ tín dụng quốc tế hiện tại đang ở mức cạnh tranh và tốt nhất thị trường do được sự ủng hộ về mặt chiến lược của ban lãnh đạo thúc đẩy phát triển sản phẩm này. Bên cạnh đó là chính sách mở rộng các dịch vụ và ưu đãi tiện ích. Và với xu hướng sử dụng tăng lên, cạnh tranh về phí và dịch vụ cũng sẽ là một xu hướng”, ông Khánh nói.
Cụ thể, đại diện MB cho biết, hiện ngân hàng này đang có những chính sách miễn phí phát hành thẻ tín dụng quốc tế cho những nhóm khách hàng đạt được các tiêu chí cần thiết. Ngoài ra, MB cũng ưu đãi cho chủ thẻ về dịch vụ bảo hiểm du lịch, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 giải đáp các vướng mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ, các chương trình tích điểm thưởng và quà tặng đối với những khách hàng sử dụng dịch vụ thường xuyên.
Cuối chiều 23/3, tại điểm giao dịch của Ngân hàng Quốc tế (VIB) phố Tây Sơn (Hà Nội), đã hết giờ giao dịch, chị Hoàng Thanh Hà vẫn chưa rời ngân hàng. Thủ tục mở thẻ chỉ mất cỡ dăm phút, nhưng băn khoăn cần giải đáp thì nhiều.
“Có được tiền mặt cho nó đơn giản, nhưng giờ khó mua. Giờ có thẻ, tôi nghĩ tại sao trước đây mình lại không nghĩ đến, đỡ đau đầu lại an toàn và thấy cũng thuận tiện”, chị Hà nói về việc xoay xở khoản chi phí dự tính 5.000 USD cho chuyến du lịch của hai vợ chồng sắp tới.
Cái từ “tại sao không” đó có lẽ cũng là từ được nhiều người đặt ra, khi việc mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do được kiểm soát chặt chẽ từ đầu tháng 3 đến nay.
Giải pháp cho lâu dài?
Từ đầu tháng 3/2010, triển khai Nghị quyết số 11 của Chính phủ, cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra chặt, các giao dịch ngoại tệ trên thị trường tự do “đóng băng”. Ngay cả cửa ngân hàng cũng khó mở đối với những nhu cầu mua ngoại tệ tiền mặt hợp pháp của cá nhân, chủ yếu là bằng USD.
Ngân hàng “dè dặt”. Không hẳn thiếu ngoại tệ, mà lý do chính là nếu bán ra, phải theo đúng giá niêm yết quy định, họ có thể lỗ do các chi phí phát sinh, hoặc lãi không đủ để kích thích những giao dịch này…
Trước tình trạng trên, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ có những giải pháp tháo gỡ, dù đã có công văn yêu cầu các ngân hàng phải đáp ứng những nhu cầu đó. Thông tin mới nhất là khả năng có thể cho phép thu phí với mức 2% so với tỷ giá chuyển khoản niêm yết. Cơ chế này nếu mở ra có thể kích thích được sự nhiệt tình của các ngân hàng.
Nhưng trước mắt và cả lâu dài, thẻ thanh toán quốc tế là một giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh trong thời gian qua.
Mới đây, trước nhu cầu ngoại tệ của cá nhân, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước), nói rằng: “Một lựa chọn khác để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngoại tệ ở nước ngoài của người dân là sử dụng thẻ thanh toán quốc tế. Với hệ thống ngân hàng lớn, kết nối thông suốt với các tổ chức phát hành và thanh toán thẻ quốc tế, việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế khi đi công tác, chữa bệnh ở nước ngoài là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt rất thuận tiện, văn minh và an toàn”.
Bà Dương Thị Mai Hoa, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối ngân hàng bán lẻ VIB, cũng cho rằng, ngoài cầu nối để cung - cầu ngoại tệ giữa ngân hàng và các cá nhân gặp nhau hiện nay, việc sử dụng thẻ còn là tiện ích cho chính khách hàng khi giao dịch ở nước ngoài.
“Khi dùng thẻ họ không phải lo tìm đổi một lượng tiền mặt ngoại tệ lớn khi đến các quốc gia khác nhau. Điều này đặc biệt thuận lợi trong bối cảnh thắt chặt quản lý ngoại hối ở nước ta hiện nay. Và khi sang các nước sử dụng các đồng tiền bản tệ khác nhau không phổ biến tại Việt Nam, họ không mất công đổi VND sang USD và đổi tiếp từ USD sang bản tệ hay đổi lại VND khi về Việt Nam. Tôi thấy đây là kinh nghiệm rất hữu ích đối với những người thường xuyên đi công tác hoặc du lịch ở nước ngoài. Khi về Việt Nam, khách hàng chỉ cần chi trả cho ngân hàng bằng VND”, bà Hoa phân tích.
Đại diện VIB cũng cho rằng đây không chỉ là giải pháp trước mắt mà là xu hướng lâu dài. Việc sử dụng thẻ đã được hỗ trợ bởi hệ thống thanh toán mở rộng trên thế giới, cũng như những giá trị tiện ích đi kèm. Ngay cả khi có nhu cầu, chủ thẻ có thể rút tiền mặt bằng đồng bản tệ nước sở tại.
Ngoài những lợi ích trên, theo ông Phạm Quốc Khánh - Giám đốc Trung tâm Thẻ của Ngân hàng Quân đội (MB), việc sử dụng thẻ sẽ giúp giảm lượng tiền mặt lưu thông; với các chủ thẻ là việc hạn chế rủi ro do mất cắp, tiền giả, tiền xấu, thiệt hại do cháy… “Thẻ tín dụng đem lại cho chủ thẻ một khoản tín dụng tuần hoàn mà không phải nhiều lần đến ngân hàng xin vay với những thủ tục phức tạp, do đó tiết kiệm được thời gian và chi phí. Ngoài ra với đặc điểm chi tiêu trước trả tiền sau, chủ thẻ tín dụng vẫn có thể mở rộng các giao dịch tài chính trong điều kiện nguồn tài chính hạn hẹp mà không phải trả lãi”, ông Khánh nói.
Mặt khác, theo đại diện MB, xu hướng phát triển thẻ thanh toán quốc tế không còn đơn thuần là phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng trong một phạm vi địa lý giới hạn, mà còn là một sản phẩm cần thiết cho quá trình hội nhập quốc tế.
Phí là trợ ngại chính?
Trở lại câu chuyện của chị Hà, thắc mắc chủ yếu có ở chính sách phí và thủ tục.
Theo chuyên viên tư vấn của VIB, thực tế, khi dùng thẻ thanh toán quốc tế, khách hàng có thể thanh toán nhiều loại hàng hóa mà không cần đổi sang tiền mặt (ngoại tệ), vì các tổ chức phát hành thẻ đã liên kết với hàng chục triệu điểm mua sắm, trung tâm thương mại, và các tổ chức khác… trên toàn thế giới để tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán bằng thẻ. Vì vậy, sự quan ngại của khách hàng là về phí, cũng không đáng bận tâm nhiều nếu không phải rút tiền mặt để chi tiêu.
Về thủ tục, như trường hợp của chị Hà là thẻ trả trước quốc tế MasterCard của VIB, chỉ cần chứng minh thư, sau vài phút đăng ký, 3 ngày sau sẽ có thẻ và khách hàng chủ động nộp tiền (VND) vào tài khoản trước khi sử dụng mà không phải chịu sự ràng buộc nào. Với thẻ tín dụng (credit card) trả tiền sau, cần thêm thủ tục chứng minh tài sản thế chấp, thu nhập… theo các hình thức bảo đảm tài sản hoặc tín chấp để xây dựng các hạn mức.
Riêng với thẻ tín dụng quốc tế, khách hàng sẽ được chi tiêu mà không phải trả lãi trong vòng tối đa 45 ngày đối với thẻ tín dụng quốc tế. Đến hạn thanh toán, khách hàng thậm chí chỉ cần trả một số tiền tối thiểu 10% tổng chi tiêu trong tháng và có thể trả trong các tháng tiếp theo (tùy theo hạn mức đăng ký khi mở thẻ). Tiện ích này có lợi cho khách hàng cần chi tiêu những khoản mua sắm lớn, bất thường vượt quá tiền mặt sẵn có.
Đối với những người thực sự cần tiền mặt để chi tiêu, thì bên cạnh phí phát hành, phí thường niên không đáng kể, thì khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế hoặc thẻ trả trước quốc tế ở nước ngoài, chủ thẻ sẽ phải trả thêm phí chuyển đổi ngoại tệ do các tổ chức thẻ quốc tế và ngân hàng chấp nhận thẻ quy định. Mức phí này thường có từ 2% - 4% số tiền chi tiêu; cá biệt một số trường hợp có trên 4%.
Tuy nhiên, ngay cả việc phải trả chi phí cho việc chuyển đổi ngoại tệ, thì việc dùng thẻ thanh toán quốc tế cũng có tính cạnh tranh khi so với khách hàng phải mua ngoại tệ trên thị trường tự do. Vì các ngân hàng tính theo giá công bố mua bán ngoại tệ chính thức, trong khi đó nếu mua ở thị trường tự do có thời điểm chênh lệch đến trên 10% so với giá niêm yết của ngân hàng.
“Với giao dịch rút tiền mặt khoảng 100 USD, chủ thẻ mất 2 - 4 USD phí rút tiền mặt, quy đổi ra VND ở khoảng 42.000 - 84.000 đồng, là một chi phí đáng kể, song nếu chúng ta chỉ dùng ở một vài trường hợp đặc biệt, thì việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế sẽ có nhiều ưu vượt trội so với cầm tiền mặt khi đi nước ngoài. Có thể nói việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế sẽ là xu hướng của những khách hàng tiêu dùng thông minh”, chuyên viên tư vấn VIB lập luận.
Trong khi đó, với phí của thẻ tín dụng quốc tế, ông Phạm Quốc Khánh - Giám đốc Trung tâm Thẻ của MB lại nhấn mạnh ở những đặc điểm chung như một khoản vay cá nhân. Các ngân hàng tham gia phát hành thẻ tín dụng cần phải trả các khoản phí cho các tổ chức thẻ quốc tế và các chi phí cho công nghệ. Các chi phí này chiếm tỷ trọng hơn 30% tổng chi phí của sản phẩm.
“Tuy nhiên, chính sách phí của MB đối với thẻ tín dụng quốc tế hiện tại đang ở mức cạnh tranh và tốt nhất thị trường do được sự ủng hộ về mặt chiến lược của ban lãnh đạo thúc đẩy phát triển sản phẩm này. Bên cạnh đó là chính sách mở rộng các dịch vụ và ưu đãi tiện ích. Và với xu hướng sử dụng tăng lên, cạnh tranh về phí và dịch vụ cũng sẽ là một xu hướng”, ông Khánh nói.
Cụ thể, đại diện MB cho biết, hiện ngân hàng này đang có những chính sách miễn phí phát hành thẻ tín dụng quốc tế cho những nhóm khách hàng đạt được các tiêu chí cần thiết. Ngoài ra, MB cũng ưu đãi cho chủ thẻ về dịch vụ bảo hiểm du lịch, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 giải đáp các vướng mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ, các chương trình tích điểm thưởng và quà tặng đối với những khách hàng sử dụng dịch vụ thường xuyên.