Bang Mỹ đầu tiên kiện lệnh cấm nhập cảnh mới của Trump
Hawaii nói rằng các trường đại học của bang này sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ sắc lệnh
Hawaii đã trở thành tiểu bang đầu tiên ở Mỹ đề nghị tòa án nước này can thiệp khẩn cấp nhằm đình chỉ sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời mới mà Tổng thống Donald Trump ký cách đây ít hôm.
Hãng tin Reuters cho biết, đơn kiện ngày 8/3 của chính quyền Hawaii nộp lên tòa án liên bang ở bang này nói rằng sắc lệnh cấm nhập cảnh mới vi phạm Hiến pháp Mỹ, theo đó đề nghị tòa án ra phán quyết tạm dừng sắc lệnh trên toàn quốc.
Đơn kiện được nộp sau khi Thẩm phán Derrick Watson ra phán quyết rằng bang Hawaii có thể kiện sắc lệnh mới của ông Trump. Sắc lệnh mà Tổng thống Mỹ ký hôm thứ Hai tuần này cấm nhập cảnh trong vòng 90 ngày đối với công dân của 6 quốc gia có phần đông dân số là người Hồi giáo và trong vòng 120 ngày đối với tất cả người tị nạn.
Đơn kiện của Hawaii là thách thức pháp lý đầu tiên đối với sắc lệnh cấm nhập cảnh mới của ông Trump. Hawaii cũng là một trong những bang kiện sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời đầu tiên mà ông Trump ký hồi tháng 1.
Một phiên điều trần dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 15/3, một ngày trước khi sắc lệnh mới bắt đầu có hiệu lực.
Một số chuyên gia cho rằng gây thách thức pháp lý đối với sắc lệnh cấm nhập cảnh mới của ông Trump là việc khó hơn so với kiện sắc lệnh ban đầu, vì sắc lệnh mới có nhiều đối tượng ngoại lệ hơn.
Sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời đầu tiên ảnh hưởng đến 7 quốc gia và nhiều đối tượng hơn, đã kéo theo tình trạng xáo trộn và các cuộc biểu tình ở các sân bay của Mỹ. Sắc lệnh đã vấp phải hơn 20 đơn kiện, và một thẩm phán liên bang ở Seattle đã ra phán quyết đình chỉ sắc lệnh này. Tòa phúc thẩm ở San Francisco sau đó đã ra phán quyết giữ nguyên lệnh đình chỉ của tòa sơ thẩm.
Trong đơn kiện của mình, Hawaii nói rằng các trường đại học của bang này sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ sắc lệnh cấm nhập cảnh, bởi họ sẽ gặp khó khăn trong việc tuyển sinh viên và giảng viên nước ngoài. Bên cạnh đó, Hawaii cũng nói nền kinh tế của bang sẽ chịu tác động tiêu cực từ sự suy giảm của ngành du lịch.
Tài liệu của bang Hawaii gửi lên tòa án trích dẫn những báo cáo nói rằng lượng du khách đến Mỹ đã giảm chóng mặt sau sắc lệnh cấm nhập cảnh đầu tiên của ông Trump.
Trong khi đó, để bảo vệ cho hành động của Tổng thống, Chính phủ Mỹ vẫn nói rằng Tổng thống có thẩm quyền lớn trong việc cấm bất kỳ đối tượng người nước ngoài nào nhập cảnh, nếu đối tượng đó có khả năng gây nguy hiểm đối với lợi ích của nước Mỹ.
Hãng tin Reuters cho biết, đơn kiện ngày 8/3 của chính quyền Hawaii nộp lên tòa án liên bang ở bang này nói rằng sắc lệnh cấm nhập cảnh mới vi phạm Hiến pháp Mỹ, theo đó đề nghị tòa án ra phán quyết tạm dừng sắc lệnh trên toàn quốc.
Đơn kiện được nộp sau khi Thẩm phán Derrick Watson ra phán quyết rằng bang Hawaii có thể kiện sắc lệnh mới của ông Trump. Sắc lệnh mà Tổng thống Mỹ ký hôm thứ Hai tuần này cấm nhập cảnh trong vòng 90 ngày đối với công dân của 6 quốc gia có phần đông dân số là người Hồi giáo và trong vòng 120 ngày đối với tất cả người tị nạn.
Đơn kiện của Hawaii là thách thức pháp lý đầu tiên đối với sắc lệnh cấm nhập cảnh mới của ông Trump. Hawaii cũng là một trong những bang kiện sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời đầu tiên mà ông Trump ký hồi tháng 1.
Một phiên điều trần dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 15/3, một ngày trước khi sắc lệnh mới bắt đầu có hiệu lực.
Một số chuyên gia cho rằng gây thách thức pháp lý đối với sắc lệnh cấm nhập cảnh mới của ông Trump là việc khó hơn so với kiện sắc lệnh ban đầu, vì sắc lệnh mới có nhiều đối tượng ngoại lệ hơn.
Sắc lệnh cấm nhập cảnh tạm thời đầu tiên ảnh hưởng đến 7 quốc gia và nhiều đối tượng hơn, đã kéo theo tình trạng xáo trộn và các cuộc biểu tình ở các sân bay của Mỹ. Sắc lệnh đã vấp phải hơn 20 đơn kiện, và một thẩm phán liên bang ở Seattle đã ra phán quyết đình chỉ sắc lệnh này. Tòa phúc thẩm ở San Francisco sau đó đã ra phán quyết giữ nguyên lệnh đình chỉ của tòa sơ thẩm.
Trong đơn kiện của mình, Hawaii nói rằng các trường đại học của bang này sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ sắc lệnh cấm nhập cảnh, bởi họ sẽ gặp khó khăn trong việc tuyển sinh viên và giảng viên nước ngoài. Bên cạnh đó, Hawaii cũng nói nền kinh tế của bang sẽ chịu tác động tiêu cực từ sự suy giảm của ngành du lịch.
Tài liệu của bang Hawaii gửi lên tòa án trích dẫn những báo cáo nói rằng lượng du khách đến Mỹ đã giảm chóng mặt sau sắc lệnh cấm nhập cảnh đầu tiên của ông Trump.
Trong khi đó, để bảo vệ cho hành động của Tổng thống, Chính phủ Mỹ vẫn nói rằng Tổng thống có thẩm quyền lớn trong việc cấm bất kỳ đối tượng người nước ngoài nào nhập cảnh, nếu đối tượng đó có khả năng gây nguy hiểm đối với lợi ích của nước Mỹ.