Bangladesh sẽ mua gạo ổn định từ Việt Nam
Người tiêu dùng Bangladesh rất hài lòng với chất lượng gạo của Việt Nam
Sáng 18/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Quản lý Lương thực và Thiên tai Bangladesh Muhammad Abdur Razzaque đã ký bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Bangladesh về thương mại gạo.
Bản ghi nhớ này sẽ là cơ sở pháp lý cho việc thiết lập quan hệ mua bán gạo ổn định, giúp phát triển quan hệ đối tác chiến lược về cung cấp lương thực giữa Việt Nam và Bangladesh. Qua đó, tiếp tục khẳng định Việt Nam là một trong những nước cung cấp gạo hàng đầu đối với khu vực và thị trường thế giới.
Bangladesh là thị trường lớn trong khu vực Nam Á với dân số 165 triệu người. Mặc dù là nước sản xuất gạo lớn thứ 4 trên thế giới với sản lượng hơn 30 triệu tấn/năm, nhưng do dân số tăng nhanh, thiên tai thường xuyên xảy ra đã khiến sản lượng gạo không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Vào năm 2009, quốc gia này đã phải nhập khẩu bổ sung khoảng 3 triệu tấn lương thực. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện nay nhu cầu nhập khẩu gạo đồ và mới đây là gạo trắng của quốc gia này tương đối ổn định và có xu hướng ngày càng tăng trong những năm tới (nhằm tăng lượng gạo dự trữ lên con số 3 triệu tấn vào năm 2020).
Người tiêu dùng Bangladesh cũng rất hài lòng với chất lượng gạo của Việt Nam. Trong khi đó, giá gạo của Việt Nam không chỉ cạnh tranh mà vị trí địa lý giữa hai nước lại không xa.
Năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã đạt 228 triệu USD, tăng 250% so với năm 2009. Trong số này, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bangladesh là trên 253 triệu, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, sắt thép, sợi, vải, máy móc thiết bị, điện thoại di động… Năm qua, mặt hàng gạo đã chiếm tỷ trọng tới 46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu khi đạt gần 120 triệu USD.
Bản ghi nhớ này sẽ là cơ sở pháp lý cho việc thiết lập quan hệ mua bán gạo ổn định, giúp phát triển quan hệ đối tác chiến lược về cung cấp lương thực giữa Việt Nam và Bangladesh. Qua đó, tiếp tục khẳng định Việt Nam là một trong những nước cung cấp gạo hàng đầu đối với khu vực và thị trường thế giới.
Bangladesh là thị trường lớn trong khu vực Nam Á với dân số 165 triệu người. Mặc dù là nước sản xuất gạo lớn thứ 4 trên thế giới với sản lượng hơn 30 triệu tấn/năm, nhưng do dân số tăng nhanh, thiên tai thường xuyên xảy ra đã khiến sản lượng gạo không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Vào năm 2009, quốc gia này đã phải nhập khẩu bổ sung khoảng 3 triệu tấn lương thực. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện nay nhu cầu nhập khẩu gạo đồ và mới đây là gạo trắng của quốc gia này tương đối ổn định và có xu hướng ngày càng tăng trong những năm tới (nhằm tăng lượng gạo dự trữ lên con số 3 triệu tấn vào năm 2020).
Người tiêu dùng Bangladesh cũng rất hài lòng với chất lượng gạo của Việt Nam. Trong khi đó, giá gạo của Việt Nam không chỉ cạnh tranh mà vị trí địa lý giữa hai nước lại không xa.
Năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã đạt 228 triệu USD, tăng 250% so với năm 2009. Trong số này, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bangladesh là trên 253 triệu, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, sắt thép, sợi, vải, máy móc thiết bị, điện thoại di động… Năm qua, mặt hàng gạo đã chiếm tỷ trọng tới 46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu khi đạt gần 120 triệu USD.