“Báo chí đang nói quá về Ebola”
“Tôi nghĩ, tất cả các nhà báo đều biết rõ rằng, châu Phi là một lục địa lớn với 24 quốc gia. Đến nay, Ebola chỉ tập trung ở 3 nước mà thôi”
Nguyên Tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan cảnh báo, một “đám mây đen” sẽ được tạo ra trên bầu trời ở châu Phi nếu báo chí tiếp tục nói về dịch Ebola như cách đưa tin hiện nay.
Phát biểu trên CNBC, ông Annan nói, hiện tại, dịch Ebola chỉ tập trung ở 3 nước châu Phi và việc gán trận dịch cho cả “châu Phi” hoặc thậm chí “Tây Phi” cũng đều là không chính xác.
“Tôi nghĩ, tất cả các nhà báo đều biết rõ rằng, châu Phi là một lục địa lớn với 24 quốc gia. Đến nay, Ebola chỉ tập trung ở 3 nước mà thôi”, ông Annan nói.
“Khi báo chí nói châu Phi hay Tây Phi, mọi người sẽ nghĩ cả châu Phi chỉ là một khu rừng lớn. Bởi vậy, nếu không có sự phân biệt rõ, báo chí sẽ tạo ra một đám mây đen trên cả châu lục này”, nguyên Tổng thư ký Liên hiệp quốc phát biểu.
Ông Annan, người từng nhận giải Nobel hòa bình, nói rằng, đến nay, 3 nước ổ dịch Ebola là Guinea, Sierra Leone và Liberia đã phải đương đầu với những tác động kinh tế nặng nề của bệnh dịch, nên các nhà báo cần đưa tin thật rõ ràng khi nói về các sự kiện có liên quan tới Ebola.
“Hoạt động đi lại tới khu vực đã giảm xuống nhiều. Bởi vậy, báo chí cần đưa tin trung thực, không thổi phồng. Hiện đã có rất nhiều sự sợ hãi rồi”, ông Annan nói.
Đến nay, dịch Ebola đã khiến hơn 4.500 người thiệt mạng. Khoảng 70% số người chết vì Ebola này tập trung ở Sierra Leone, Guinea và Liberia, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đầu tuần này, Nigeria đã được WHO tuyên bố thoát dịch Ebola sau 6 tuần không có ca nhiễm mới nào. Nigeria cũng được đánh giá cao về phản ứng nhanh chóng, kịp thời sau khi dịch bùng phát ở nước này hồi tháng 7.
Ông Annan, Tổng thư ký thứ 7 của Liên hiệp quốc, nói rằng, ông “vô cùng thất vọng” trước việc cộng đồng quốc tế không có sự phản ứng nhanh chóng hơn trước cuộc khủng hoảng Ebola và hệ thống y tế công cộng ở 3 nước ổ dịch đã suy sụp.
Trên thực tế, nhiều nước châu Phi không có dịch Ebola đã bị "vạ lây". Tại Gambia, quốc gia phụ thuộc vào du lịch, lượng khách đặt phòng khách sạn đã giảm 65% do nỗi lo Ebola. Vấn đề nằm ở chỗ, Gambia “chẳng may” nằm cách biên giới giữa Senegal với Guinea, một quốc gia ổ dịch Ebola, vài trăm km.
Phát biểu trên CNBC, ông Annan nói, hiện tại, dịch Ebola chỉ tập trung ở 3 nước châu Phi và việc gán trận dịch cho cả “châu Phi” hoặc thậm chí “Tây Phi” cũng đều là không chính xác.
“Tôi nghĩ, tất cả các nhà báo đều biết rõ rằng, châu Phi là một lục địa lớn với 24 quốc gia. Đến nay, Ebola chỉ tập trung ở 3 nước mà thôi”, ông Annan nói.
“Khi báo chí nói châu Phi hay Tây Phi, mọi người sẽ nghĩ cả châu Phi chỉ là một khu rừng lớn. Bởi vậy, nếu không có sự phân biệt rõ, báo chí sẽ tạo ra một đám mây đen trên cả châu lục này”, nguyên Tổng thư ký Liên hiệp quốc phát biểu.
Ông Annan, người từng nhận giải Nobel hòa bình, nói rằng, đến nay, 3 nước ổ dịch Ebola là Guinea, Sierra Leone và Liberia đã phải đương đầu với những tác động kinh tế nặng nề của bệnh dịch, nên các nhà báo cần đưa tin thật rõ ràng khi nói về các sự kiện có liên quan tới Ebola.
“Hoạt động đi lại tới khu vực đã giảm xuống nhiều. Bởi vậy, báo chí cần đưa tin trung thực, không thổi phồng. Hiện đã có rất nhiều sự sợ hãi rồi”, ông Annan nói.
Đến nay, dịch Ebola đã khiến hơn 4.500 người thiệt mạng. Khoảng 70% số người chết vì Ebola này tập trung ở Sierra Leone, Guinea và Liberia, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đầu tuần này, Nigeria đã được WHO tuyên bố thoát dịch Ebola sau 6 tuần không có ca nhiễm mới nào. Nigeria cũng được đánh giá cao về phản ứng nhanh chóng, kịp thời sau khi dịch bùng phát ở nước này hồi tháng 7.
Ông Annan, Tổng thư ký thứ 7 của Liên hiệp quốc, nói rằng, ông “vô cùng thất vọng” trước việc cộng đồng quốc tế không có sự phản ứng nhanh chóng hơn trước cuộc khủng hoảng Ebola và hệ thống y tế công cộng ở 3 nước ổ dịch đã suy sụp.
Trên thực tế, nhiều nước châu Phi không có dịch Ebola đã bị "vạ lây". Tại Gambia, quốc gia phụ thuộc vào du lịch, lượng khách đặt phòng khách sạn đã giảm 65% do nỗi lo Ebola. Vấn đề nằm ở chỗ, Gambia “chẳng may” nằm cách biên giới giữa Senegal với Guinea, một quốc gia ổ dịch Ebola, vài trăm km.