Báo động sữa “nghèo” đạm!
Một kết quả khảo sát mới đây đã thực sự rung hồi chuông báo động về tình trạng sữa “nghèo” đạm
Một kết quả khảo sát mới đây đã thực sự rung hồi chuông báo động về tình trạng sữa “nghèo” đạm.
TS. Hồ Tất Thắng - Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas) cho biết: quý 3/2008, Hội đã tiến hành mua ngẫu nhiên 19 mẫu sữa bột khác nhau được bán ở các chợ, siêu thị tại Tp.HCM và một mẫu sữa bột tại Bình Dương.
20 mẫu sữa này đã được tách nhãn hiệu, đánh mã số riêng và gửi tới phòng thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 để phân tích hàm lượng đạm có trong sữa.
Kết quả cho thấy 10 mẫu (chiếm 50%) số mẫu không đạt hàm lượng đạm như công bố trên nhãn, trong đó có 1 mẫu không công bố hàm lượng đạm trên nhãn. 6 mẫu (chiếm 30%) có tỉ lệ đạm rất thấp dưới 10%.
Đặc biệt 4 mẫu sữa còn có hàm lượng đạm dưới 2% (riêng một mẫu sữa bột béo trên nhãn ghi thành phần đạm là trên 24%, song kết quả thử nghiệm chỉ có 0,5%).
“Hiện nay ở Việt Nam, sữa vẫn chủ yếu được dùng cho trẻ em, người già và người bệnh nên ngoài đòi hỏi về an toàn thực phẩm thì hàm lượng dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng. Nhà sản xuất không công bố đúng các chỉ số chính là hành vi lừa dối người tiêu dùng. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ nhỏ, sức khoẻ của người già, người bệnh”, ông Thắng nói.
Tuy nhiên, cũng theo ông Thắng, do hạn chế về kinh phí nên số lượng mẫu được tiến hành kiểm nghiệm không lớn, lại không có nhiều phòng thí nghiệm cùng kiểm định để đối chiếu, do vậy kết quả cuộc khảo sát chỉ có thể cho thấy một phần bức tranh về chất lượng sữa trên thị trường Tp.HCM.
“Hội cũng đã có công văn gửi Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ để có phương án quản lý hiệu quả nhóm hàng này cũng như tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm minh theo quy định. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm của các đơn vị sản xuất kinh doanh các sản phẩm sữa”, ông Thắng cho biết thêm.
TS. Hồ Tất Thắng - Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinatas) cho biết: quý 3/2008, Hội đã tiến hành mua ngẫu nhiên 19 mẫu sữa bột khác nhau được bán ở các chợ, siêu thị tại Tp.HCM và một mẫu sữa bột tại Bình Dương.
20 mẫu sữa này đã được tách nhãn hiệu, đánh mã số riêng và gửi tới phòng thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 để phân tích hàm lượng đạm có trong sữa.
Kết quả cho thấy 10 mẫu (chiếm 50%) số mẫu không đạt hàm lượng đạm như công bố trên nhãn, trong đó có 1 mẫu không công bố hàm lượng đạm trên nhãn. 6 mẫu (chiếm 30%) có tỉ lệ đạm rất thấp dưới 10%.
Đặc biệt 4 mẫu sữa còn có hàm lượng đạm dưới 2% (riêng một mẫu sữa bột béo trên nhãn ghi thành phần đạm là trên 24%, song kết quả thử nghiệm chỉ có 0,5%).
“Hiện nay ở Việt Nam, sữa vẫn chủ yếu được dùng cho trẻ em, người già và người bệnh nên ngoài đòi hỏi về an toàn thực phẩm thì hàm lượng dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng. Nhà sản xuất không công bố đúng các chỉ số chính là hành vi lừa dối người tiêu dùng. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ nhỏ, sức khoẻ của người già, người bệnh”, ông Thắng nói.
Tuy nhiên, cũng theo ông Thắng, do hạn chế về kinh phí nên số lượng mẫu được tiến hành kiểm nghiệm không lớn, lại không có nhiều phòng thí nghiệm cùng kiểm định để đối chiếu, do vậy kết quả cuộc khảo sát chỉ có thể cho thấy một phần bức tranh về chất lượng sữa trên thị trường Tp.HCM.
“Hội cũng đã có công văn gửi Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ để có phương án quản lý hiệu quả nhóm hàng này cũng như tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm minh theo quy định. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm của các đơn vị sản xuất kinh doanh các sản phẩm sữa”, ông Thắng cho biết thêm.