Báo động thị trường gia cầm nhập lậu
Gia cầm nhập lậu vẫn cứ xâm nhập và hiện diện trên thị trường một cách công khai mà chưa có thuốc trị dứt điểm
Gần 3 tấn gà nhập lậu được vận chuyển trên 4 chiếc xe tải trên đường đi tiêu thụ vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội kết hợp với công an quận Thanh Xuân, huyện Thường Tín đã bắt hôm 10/5, chỉ là vụ mới nhất trong một loạt vụ gia cầm nhập lậu vào nước ta bị bắt giữ tại thị trường nội địa, hay ngay dọc các cửa khẩu biên giới phía Bắc thời gian gần đây...
Ngày 10/5, Đội Quản lý thị trường số 12 kết hợp với đội Cảnh sát môi trường Công an quận Thanh Xuân bắt giữ hai xe chở gà nhập lậu đang trên đường tiêu thụ. Trong đó, một xe mang BKS Hà Nội, một xe mang BKS Bắc Ninh chở tổng cộng 800 kg gà thịt và gà giống. Tiếp đó, Đội Quản lý thị trường 30, kết hợp với Công an huyện và Trạm thú y huyện Thường Tín tạm giữ một xe mang BKS Hải Dương và một xe mang BKS Hải Phòng chở khoảng hai tấn gà nhập lậu, đang trên đường đến huyện Thường Tín tiêu thụ.
Gà Tàu, “trứng Thái” ngập tràn
Trước đó, ngày 10/4, khoảng 2,5 tấn gà đang vận chuyển trên xe ô tô biển kiểm soát 29Z-3562 đã bị Đội QLTT số 2 Hà Nội phát hiện và thu giữ trên đường Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, số gà này nguồn gốc từ Trung Quốc, được mua từ Móng Cái, Quảng Ninh đưa về Hà Nội tiêu thụ. Trao đổi với phóng viên Thời báo Kinh tế Việt Nam, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường 12 cho biết, hầu hết số gà trên được nhập lậu từ Trung Quốc và đều không có kiểm dịch của thú y cấp. Hầu hết đều không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, không qua kiểm dịch động vật; tình trạng gà chuyên chở trên xe đều không khỏe mạnh.
Thực ra, những vụ vận chuyển buôn bán gà hay gia cầm nhập lậu nói chung bị bắt giữ tại Hà Nội trong thời gian gần đây đều có 1 xuất phát điểm chung: chảy qua các “lỗ thủng” tại biên giới các tỉnh phía Bắc để vào nội địa. Xin dẫn cụ thể một loạt các tỉnh thành phía Bắc như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai có tình trạng này.
Tại Lạng Sơn, cả năm 2011 đã bắt giữ và xử lý 112 vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển gia cầm nhập lậu. Từ tháng 4/2012 đến nay cũng đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ nhập lậu gà khá lớn.
Cụ thể: ngày 11/4, tại đường Mỹ Sơn thuộc khối 6 thị trấn Cao Lộc - Lạng Sơn, lực lượng chức năng đã bắt quả tang chiếc xe ô tô tải BKS 12K -1682 đang vận chuyển hàng ngàn con gà, ngan giống và gà thịt thải loại. Trước đó, tại khối 10 thị trấn Cao Lộc đơn vị đã bắt giữ một chiếc xe ô tô tải cũng đang vận chuyển 1.530kg gà thịt thải loại nhập lậu từ Trung quốc tuồn sâu vào nội địa.
Tại Quảng Ninh, tình trạng buôn lậu gà cũng nóng bỏng không kém. Với trên 70km đường biên giới trên đất liền ở Tp. Móng Cái hoạt động buôn lậu gà diễn ra cũng rất phức tạp.
Cuối năm 2011, Hải quan Quảng Ninh đã phối hợp với Phòng Cảnh sát bảo vệ cơ động công an tỉnh tuần tra, kiểm soát trên quốc lộ 18A thuộc Tp. Hạ Long, đã phát hiện, bắt giữ 6 xe ô tô tải vận chuyển trái phép gần 20 tấn gà nhập lậu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trước đó, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh cũng tổ chức bắt giữ 3 xe ô tô lợi dụng đêm tối vận chuyển 5 tấn gà cùng gần 10.000 gà con nhập lậu tuồn vào nội địa tiêu thụ.
Tuy nhiên, lượng gia cầm bắt được chỉ là phần nổi, liệu có ai thống kê được đã có bao nhiêu gà, vịt gia cầm nhập lậu đã lọt qua biên giới, đi sâu vào nội địa. Đáng sợ hơn các loại gà nhập lậu không được kiểm định chất lượng ngang nhiên được bày bán không chỉ tại các chợ vùng biên mà còn khá nhiều trên thị trường nội địa. Không chỉ gà thành phẩm nhập lậu từ Trung quốc, thời gian gần đây, xung quanh khu vực nhiều trường tiểu học, đại học ở Hà Nội xuất hiện những quầy hàng rong chuyên bán một món ăn lạ với tên gọi “trứng gà nướng Thái Lan”. Điều đáng nói là dù không biết nguồn gốc của loại thực phẩm này, nhưng do yếu tố rẻ, lạ và tiện lợi nên vẫn thu hút lượng lớn người mua...
Chẳng lẽ các lực lượng đều bó tay?
Tình trạng gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, diễn ra cả trên đường bộ và đường thủy. Các đối tượng hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, có tổ chức, với thủ đoạn tinh vi cả trong khâu vận chuyển và tiêu thụ.
Tại những địa phương có các loại địa hình phức tạp nói trên như Quảng Ninh, Móng Cái ngoài việc sử dụng xe máy, đò máy, mủng, xe tải nhỏ để vận chuyển gia cầm nhập lậu, gần đây đã hình thành các đường dây có tổ chức, chuyên chở gia cầm nhập lậu trên các phương tiện vận tải có sức chở lớn, thậm chí cả xe công-ten-nơ. Trong quá trình vận chuyển vào thị trường nội địa, các đối tượng thường xuyên theo dõi hoạt động của lực lượng chức năng, sử dụng nhiều biển số giả trên một cung đường, tìm cách thay đổi lịch trình, ém hàng nếu thấy động, thậm chí huy động lực lượng, phương tiện chèn ép, cướp hàng khi bị phát hiện, bắt giữ.
Một trong những khó khăn lớn nhất của các lực lượng chức năng khi săn gà nhập lậu là khi chúng được vận chuyển ra địa bàn giáp biên rất khó khăn trong việc bắt giữ vì khi đó khó khẳng định đó là gà ta hay gà lậu. Một trong những hình thức để hợp thức hóa gà lậu thành gà ta là các đầu nậu thường mua giấy chứng nhận kiểm dịch khống của chủ các trang trại gà để trình cơ quan kiểm tra thú y tại các chốt dọc quốc lộ. Bằng thủ đoạn này, gà nhập lậu đương nhiên biến thành gà ta nuôi ở trang trại và đi tiêu thụ một cách công khai.
Trên thị trường nội địa, theo quy định, thịt động vật không giấy kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, sản phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh thú y sẽ bị xử lý hoặc xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, hầu như sau khi bị thu hàng, nộp phạt, người bán lại vi phạm tiếp. Điều này là hết sức nguy hại đối với sức khỏe, thậm chí tính mạng của người tiêu dùng, bởi khác với những loại hàng hóa tiêu dùng khác, thực phẩm có thể có những tác động nhiều khi không thể khắc phục nổi. Trong những lần đi công tác thực tế tại các địa phương như Lạng Sơn, Quảng Ninh hay đi thực tế với các đội quản lý thị trường để kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa, chúng tôi đã không ít lần nghiêm túc đặt ra vấn đề này với các lực lượng chức năng.
Điều đáng nói, hầu như tất cả các lực lượng chức năng từ các vùng biên giới đến các địa phương sâu trong nội địa cũng đều nắm rõ những mánh khóe trong việc nhập lậu, tiêu thụ gia cầm không rõ nguồn gốc. Và các lực lượng chức năng từ Trung ương đến cơ sở cũng liên tiếp mở các chiến dịch, liên tục thay đổi phương pháp phòng chống. Nhưng không hiểu sao, năm này qua năm khác, gia cầm nhập lậu vẫn cứ xâm nhập và hiện diện trên thị trường một cách công khai mà chưa có thuốc trị dứt điểm?
Ngày 10/5, Đội Quản lý thị trường số 12 kết hợp với đội Cảnh sát môi trường Công an quận Thanh Xuân bắt giữ hai xe chở gà nhập lậu đang trên đường tiêu thụ. Trong đó, một xe mang BKS Hà Nội, một xe mang BKS Bắc Ninh chở tổng cộng 800 kg gà thịt và gà giống. Tiếp đó, Đội Quản lý thị trường 30, kết hợp với Công an huyện và Trạm thú y huyện Thường Tín tạm giữ một xe mang BKS Hải Dương và một xe mang BKS Hải Phòng chở khoảng hai tấn gà nhập lậu, đang trên đường đến huyện Thường Tín tiêu thụ.
Gà Tàu, “trứng Thái” ngập tràn
Trước đó, ngày 10/4, khoảng 2,5 tấn gà đang vận chuyển trên xe ô tô biển kiểm soát 29Z-3562 đã bị Đội QLTT số 2 Hà Nội phát hiện và thu giữ trên đường Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, số gà này nguồn gốc từ Trung Quốc, được mua từ Móng Cái, Quảng Ninh đưa về Hà Nội tiêu thụ. Trao đổi với phóng viên Thời báo Kinh tế Việt Nam, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường 12 cho biết, hầu hết số gà trên được nhập lậu từ Trung Quốc và đều không có kiểm dịch của thú y cấp. Hầu hết đều không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, không qua kiểm dịch động vật; tình trạng gà chuyên chở trên xe đều không khỏe mạnh.
Thực ra, những vụ vận chuyển buôn bán gà hay gia cầm nhập lậu nói chung bị bắt giữ tại Hà Nội trong thời gian gần đây đều có 1 xuất phát điểm chung: chảy qua các “lỗ thủng” tại biên giới các tỉnh phía Bắc để vào nội địa. Xin dẫn cụ thể một loạt các tỉnh thành phía Bắc như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai có tình trạng này.
Tại Lạng Sơn, cả năm 2011 đã bắt giữ và xử lý 112 vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển gia cầm nhập lậu. Từ tháng 4/2012 đến nay cũng đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ nhập lậu gà khá lớn.
Cụ thể: ngày 11/4, tại đường Mỹ Sơn thuộc khối 6 thị trấn Cao Lộc - Lạng Sơn, lực lượng chức năng đã bắt quả tang chiếc xe ô tô tải BKS 12K -1682 đang vận chuyển hàng ngàn con gà, ngan giống và gà thịt thải loại. Trước đó, tại khối 10 thị trấn Cao Lộc đơn vị đã bắt giữ một chiếc xe ô tô tải cũng đang vận chuyển 1.530kg gà thịt thải loại nhập lậu từ Trung quốc tuồn sâu vào nội địa.
Tại Quảng Ninh, tình trạng buôn lậu gà cũng nóng bỏng không kém. Với trên 70km đường biên giới trên đất liền ở Tp. Móng Cái hoạt động buôn lậu gà diễn ra cũng rất phức tạp.
Cuối năm 2011, Hải quan Quảng Ninh đã phối hợp với Phòng Cảnh sát bảo vệ cơ động công an tỉnh tuần tra, kiểm soát trên quốc lộ 18A thuộc Tp. Hạ Long, đã phát hiện, bắt giữ 6 xe ô tô tải vận chuyển trái phép gần 20 tấn gà nhập lậu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trước đó, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh cũng tổ chức bắt giữ 3 xe ô tô lợi dụng đêm tối vận chuyển 5 tấn gà cùng gần 10.000 gà con nhập lậu tuồn vào nội địa tiêu thụ.
Tuy nhiên, lượng gia cầm bắt được chỉ là phần nổi, liệu có ai thống kê được đã có bao nhiêu gà, vịt gia cầm nhập lậu đã lọt qua biên giới, đi sâu vào nội địa. Đáng sợ hơn các loại gà nhập lậu không được kiểm định chất lượng ngang nhiên được bày bán không chỉ tại các chợ vùng biên mà còn khá nhiều trên thị trường nội địa. Không chỉ gà thành phẩm nhập lậu từ Trung quốc, thời gian gần đây, xung quanh khu vực nhiều trường tiểu học, đại học ở Hà Nội xuất hiện những quầy hàng rong chuyên bán một món ăn lạ với tên gọi “trứng gà nướng Thái Lan”. Điều đáng nói là dù không biết nguồn gốc của loại thực phẩm này, nhưng do yếu tố rẻ, lạ và tiện lợi nên vẫn thu hút lượng lớn người mua...
Chẳng lẽ các lực lượng đều bó tay?
Tình trạng gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, diễn ra cả trên đường bộ và đường thủy. Các đối tượng hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, có tổ chức, với thủ đoạn tinh vi cả trong khâu vận chuyển và tiêu thụ.
Tại những địa phương có các loại địa hình phức tạp nói trên như Quảng Ninh, Móng Cái ngoài việc sử dụng xe máy, đò máy, mủng, xe tải nhỏ để vận chuyển gia cầm nhập lậu, gần đây đã hình thành các đường dây có tổ chức, chuyên chở gia cầm nhập lậu trên các phương tiện vận tải có sức chở lớn, thậm chí cả xe công-ten-nơ. Trong quá trình vận chuyển vào thị trường nội địa, các đối tượng thường xuyên theo dõi hoạt động của lực lượng chức năng, sử dụng nhiều biển số giả trên một cung đường, tìm cách thay đổi lịch trình, ém hàng nếu thấy động, thậm chí huy động lực lượng, phương tiện chèn ép, cướp hàng khi bị phát hiện, bắt giữ.
Một trong những khó khăn lớn nhất của các lực lượng chức năng khi săn gà nhập lậu là khi chúng được vận chuyển ra địa bàn giáp biên rất khó khăn trong việc bắt giữ vì khi đó khó khẳng định đó là gà ta hay gà lậu. Một trong những hình thức để hợp thức hóa gà lậu thành gà ta là các đầu nậu thường mua giấy chứng nhận kiểm dịch khống của chủ các trang trại gà để trình cơ quan kiểm tra thú y tại các chốt dọc quốc lộ. Bằng thủ đoạn này, gà nhập lậu đương nhiên biến thành gà ta nuôi ở trang trại và đi tiêu thụ một cách công khai.
Trên thị trường nội địa, theo quy định, thịt động vật không giấy kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, sản phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh thú y sẽ bị xử lý hoặc xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, hầu như sau khi bị thu hàng, nộp phạt, người bán lại vi phạm tiếp. Điều này là hết sức nguy hại đối với sức khỏe, thậm chí tính mạng của người tiêu dùng, bởi khác với những loại hàng hóa tiêu dùng khác, thực phẩm có thể có những tác động nhiều khi không thể khắc phục nổi. Trong những lần đi công tác thực tế tại các địa phương như Lạng Sơn, Quảng Ninh hay đi thực tế với các đội quản lý thị trường để kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa, chúng tôi đã không ít lần nghiêm túc đặt ra vấn đề này với các lực lượng chức năng.
Điều đáng nói, hầu như tất cả các lực lượng chức năng từ các vùng biên giới đến các địa phương sâu trong nội địa cũng đều nắm rõ những mánh khóe trong việc nhập lậu, tiêu thụ gia cầm không rõ nguồn gốc. Và các lực lượng chức năng từ Trung ương đến cơ sở cũng liên tiếp mở các chiến dịch, liên tục thay đổi phương pháp phòng chống. Nhưng không hiểu sao, năm này qua năm khác, gia cầm nhập lậu vẫn cứ xâm nhập và hiện diện trên thị trường một cách công khai mà chưa có thuốc trị dứt điểm?