Bao giờ trình Quốc hội Luật Biểu tình?
Dự kiến thông qua Luật Trưng cầu ý dân vào 2015, còn Luật Biểu tình vẫn chưa rõ lúc nào mới trình Quốc hội
Dự kiến thông qua Luật Trưng cầu ý dân vào 2015, còn Luật Biểu tình vẫn chưa rõ lúc nào mới trình Quốc hội.
Sáng 23/4 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa 13 và năm 2014 của Quốc hội.
Tại tờ trình, Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, thông qua tại kỳ họp thứ 9.
Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng được xin lùi từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng không thể lùi Luật Tổ chức chính quyền địa phương được, kỳ họp Quốc hội thứ 9 phải thông qua. Bởi nếu dự án luật này lùi sẽ kéo theo Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi cũng phải lùi lại và gây vướng mắc cho quá trình quyết định ngân sách của Quốc hội.
Vừa xin lùi, Chính phủ cũng xin bổ sung 6 dự án luật, trong đó có Luật Dân số vào năm 2014. Còn năm 2015 Chính phủ đề xuất chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm 38 dự án.
Để bảo đảm tính khả thi của chương trình năm 2015, Chính phủ đề xuất Quốc hội tổ chức thêm một kỳ họp chuyên đề (bất thường) về công tác xây dựng pháp luật.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến thảo luận đều cho rằng mấu chốt vấn đề nằm ở khâu chuẩn bị soạn thảo nên không nên tổ chức thêm một kỳ họp mà chỉ nên kéo dài kỳ họp thường lệ của Quốc hội để có thể cho ý kiến, thông qua được nhiều dự án hơn.
Về các dự án luật cụ thể, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành với nhiều đề xuất của Chính phủ. Song, cơ quan thẩm tra cho rằng, nhiều dự án theo kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp ở giai đoạn cần phải sớm ban hành nhưng không được đưa vào chương trình năm 2015 như: Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Về hội, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Biểu tình..., cũng không thấy Chính phủ đề cập mà không rõ lý do.
Ủy ban Pháp luật kiến nghị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2015 gồm 41 dự án luật, 2 dự án pháp lệnh.
Theo đó, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ thông qua 15 dự án luật, trong đó có Luật Trưng cầu ý dân, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)...
Tại kỳ họp thứ 10, các dự án Luật Báo chí, Luật Về hội... sẽ được Quốc hội cho ý kiến.
Riêng dự án Luật Biểu tình vẫn chưa xuất hiện ở chương trình xây dựng luật năm 2015 và cũng chưa rõ thời điểm được trình ra Quốc hội.
Sáng 23/4 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa 13 và năm 2014 của Quốc hội.
Tại tờ trình, Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, thông qua tại kỳ họp thứ 9.
Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng được xin lùi từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng không thể lùi Luật Tổ chức chính quyền địa phương được, kỳ họp Quốc hội thứ 9 phải thông qua. Bởi nếu dự án luật này lùi sẽ kéo theo Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi cũng phải lùi lại và gây vướng mắc cho quá trình quyết định ngân sách của Quốc hội.
Vừa xin lùi, Chính phủ cũng xin bổ sung 6 dự án luật, trong đó có Luật Dân số vào năm 2014. Còn năm 2015 Chính phủ đề xuất chương trình xây dựng luật, pháp lệnh gồm 38 dự án.
Để bảo đảm tính khả thi của chương trình năm 2015, Chính phủ đề xuất Quốc hội tổ chức thêm một kỳ họp chuyên đề (bất thường) về công tác xây dựng pháp luật.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến thảo luận đều cho rằng mấu chốt vấn đề nằm ở khâu chuẩn bị soạn thảo nên không nên tổ chức thêm một kỳ họp mà chỉ nên kéo dài kỳ họp thường lệ của Quốc hội để có thể cho ý kiến, thông qua được nhiều dự án hơn.
Về các dự án luật cụ thể, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành với nhiều đề xuất của Chính phủ. Song, cơ quan thẩm tra cho rằng, nhiều dự án theo kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp ở giai đoạn cần phải sớm ban hành nhưng không được đưa vào chương trình năm 2015 như: Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Về hội, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Biểu tình..., cũng không thấy Chính phủ đề cập mà không rõ lý do.
Ủy ban Pháp luật kiến nghị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2015 gồm 41 dự án luật, 2 dự án pháp lệnh.
Theo đó, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ thông qua 15 dự án luật, trong đó có Luật Trưng cầu ý dân, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)...
Tại kỳ họp thứ 10, các dự án Luật Báo chí, Luật Về hội... sẽ được Quốc hội cho ý kiến.
Riêng dự án Luật Biểu tình vẫn chưa xuất hiện ở chương trình xây dựng luật năm 2015 và cũng chưa rõ thời điểm được trình ra Quốc hội.