Nhật ký nghị trường: Luật Biểu tình
Chỉ có Quốc hội mới có thể trả lời cử tri về chặng dừng chân của hành trình xây dựng Luật Biểu tình
Ngày 5/6, Quốc hội dành hơn một nửa thời gian của buổi sáng để thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Khoảng một phần tư danh sách đăng ký phát biểu là các vị cùng đoàn Tp.HCM, trong đó có đại biểu Hoàng Hữu Phước.
Vẫn đề cập Luật Biểu tình, song quan điểm của ông Phước đã thay đổi nhiều so với cuộc tranh luận nảy lửa tại nghị trường vào cuối năm 2011, ở kỳ họp thứ hai của Quốc hội. Khi đó, vị đại biểu này đã đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật Biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13.
Nay, ông Phước phát biểu, “trong một đất nước dân chủ, tự do, hiện đại, cần có những đạo luật để điều chỉnh những sinh hoạt dân chủ tự do của người dân. Do đó, Luật Biểu tình là không thể không có”.
Dù vậy, vị đại biểu này cũng cho rằng không có lý do gì để nôn nóng đưa ra những yêu cầu về Luật Biểu tình vì như giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì dự án luật này đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa 13.
Băn khoăn của đại biểu Phước còn nằm ở chỗ việc xây dựng Luật Biểu tình đòi hỏi rất công phu. Quan điểm của ông là khi ra Luật Biểu tình nhất thiết phải sửa một số điều của Luật Hình sự. Đồng thời phải hỏi ý kiến các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm y tế mới yên tâm.
Vẫn theo phân tích của ông Phước thì sự gấp gáp như một số đề nghị là đã tước đi quyền của người dân, vì người dân cần thời gian tham khảo, tham chiếu, nghiên cứu, tìm hiểu thấu đáo, trao đổi, tranh luận về sự cần thiết của Luật Biểu tình. Đó là chưa kể có thể phải thông qua trưng cầu ý dân...
Kết thúc bài phát biểu, ông Phước nhấn mạnh “điều quan trọng nhất” là Việt Nam đã và đang tồn tại trên cơ sở của Hiến pháp năm 1992, trong đó điều 3 có nội dung về thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. “Vấn đề ở đây là trong nhiều chục năm qua các khóa Quốc hội có thực hiện được mục tiêu ấy vì tổ quốc, vì dân tộc, vì nhân dân chưa, nếu không thực hiện được đó là trọng tội”.
Rất ngắn gọn, phát biểu liền sau đó, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thanh hóa, ông Lê Nam nói “về Luật Biểu tình, tôi thấy đây là hiến định chúng ta nợ nhân dân 68 năm rồi, từ năm 1946. Bây giờ đủ các điều kiện để ban hành Luật Biểu tình phục vụ, đáp ứng các yêu cầu hiện tại mà cuộc sống đang đặt ra”.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) người đã từng “xung phong” đứng ra tập hợp đội ngũ luật sư để xây dựng dự án Luật Biểu tình khi thảo luận tại tổ vẫn tiếp tục đề nghị đưa dự án luật này vào chương trình năm 2014.
Vị đại biểu - luật sư này cũng tin rằng Luật Biểu tình sẽ ngăn chặn, đề phòng và chống được việc lạm dụng gây mất trật tự an ninh xã hội và thậm chí là những hành vi xấu chống lại chế độ đáp ứng được quyền hiến định của nhân dân.
Ông Nghĩa cũng cho rằng không nên nói dài hơn về việc cần hay không cần, vì không phải là Thủ tướng và Chính phủ không nghiên cứu kỹ khi đưa ra đề nghị xây dựng dự án luật này. Và cũng không phải ngẫu nhiên đa số đại biểu Quốc hội cũng đã biểu quyết đưa vào chương trình xây dựng luật của khoá 13.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định Luật Biểu tình, Luật Lập hội, Luật Trưng cầu ý là cần thiết để thể chế hóa quy định tại Hiến pháp. “Vấn đề ở chỗ là bây giờ chúng ta phải chuẩn bị lúc nào chuẩn bị tốt rồi thì chúng ta đưa vào năm đó”, Phó chủ tịch nói.
Như vậy, hồi kết của câu chuyện về xây dựng Luật Biểu tình là chưa biết đến khi nào mới có hồi kết.
Lại nhớ, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13 vào tháng 8/2011 một số vị đại biểu đã đề nghị đưa dự án luật này vào chương trình xây dựng luật năm 2012 .
Sau đó, tháng 9/2011 đề nghị cần thiết phải có Luật Biểu tình của chính Thủ tướng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận.
Đến tháng 5/2012, Chính phủ lại thêm một lần đề nghị sớm có Luật Biểu tình.
Nhưng đến tận kỳ họp này, dự án Luật Biểu tình vẫn chưa được đưa vào chương trình 2014, khiến một số vị đại biểu sốt ruột. Bởi theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa thì xây dựng Luật Biểu tình là để "trả nợ" nhân dân nhưng cũng là giúp nhà nước, vì quản lý vấn đề biểu tình như hiện nay là không thích hợp. Nhiều vụ biểu tình vì lãnh thổ bị xâm phạm cũng bị đánh đồng với việc tụ tập gây rối mất trật tự.
Góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chiều 4/6, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng không thể kéo dài tình trạng “treo”các luật liên quan đến các quyền của dân, trong đó có Luật Biểu tình, vì sự kéo dài đó “về căn bản là vi Hiến”.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) tại phiên thảo luận sáng nay nói, xây dựng pháp luật không phải vì chính nó mà để phục vụ quản lý và điều hành đất nước.
Gần 20 tháng trước, qua truyền hình trực tiếp, Thủ tướng cũng đã khẳng định, Hiến pháp quy định công dân dược biểu tình theo pháp luật. Và trên thực tế có nhiều cuộc tụ tập của đồng bào để bày tỏ ý kiến nguyện vọng với chính quyền, nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý vấn đề này, nên khó cho dân và khó cho cả chính quyền, nảy sinh lúng túng trong quản lý, và từ đó xuất hiện biểu hiện lợi dụng kích động xuyên tạc gây phương hại cho xã hội.
Yêu cầu từ thực tiễn đã bức thiết, cả Thủ tướng và Chính phủ đều đề nghị sớm xây dựng, nhưng chỉ có Quốc hội mới có thể trả lời cử tri về chặng dừng chân của hành trình xây dựng Luật Biểu tình.
Khoảng một phần tư danh sách đăng ký phát biểu là các vị cùng đoàn Tp.HCM, trong đó có đại biểu Hoàng Hữu Phước.
Vẫn đề cập Luật Biểu tình, song quan điểm của ông Phước đã thay đổi nhiều so với cuộc tranh luận nảy lửa tại nghị trường vào cuối năm 2011, ở kỳ họp thứ hai của Quốc hội. Khi đó, vị đại biểu này đã đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật Biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13.
Nay, ông Phước phát biểu, “trong một đất nước dân chủ, tự do, hiện đại, cần có những đạo luật để điều chỉnh những sinh hoạt dân chủ tự do của người dân. Do đó, Luật Biểu tình là không thể không có”.
Dù vậy, vị đại biểu này cũng cho rằng không có lý do gì để nôn nóng đưa ra những yêu cầu về Luật Biểu tình vì như giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì dự án luật này đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa 13.
Băn khoăn của đại biểu Phước còn nằm ở chỗ việc xây dựng Luật Biểu tình đòi hỏi rất công phu. Quan điểm của ông là khi ra Luật Biểu tình nhất thiết phải sửa một số điều của Luật Hình sự. Đồng thời phải hỏi ý kiến các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm y tế mới yên tâm.
Vẫn theo phân tích của ông Phước thì sự gấp gáp như một số đề nghị là đã tước đi quyền của người dân, vì người dân cần thời gian tham khảo, tham chiếu, nghiên cứu, tìm hiểu thấu đáo, trao đổi, tranh luận về sự cần thiết của Luật Biểu tình. Đó là chưa kể có thể phải thông qua trưng cầu ý dân...
Kết thúc bài phát biểu, ông Phước nhấn mạnh “điều quan trọng nhất” là Việt Nam đã và đang tồn tại trên cơ sở của Hiến pháp năm 1992, trong đó điều 3 có nội dung về thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. “Vấn đề ở đây là trong nhiều chục năm qua các khóa Quốc hội có thực hiện được mục tiêu ấy vì tổ quốc, vì dân tộc, vì nhân dân chưa, nếu không thực hiện được đó là trọng tội”.
Rất ngắn gọn, phát biểu liền sau đó, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thanh hóa, ông Lê Nam nói “về Luật Biểu tình, tôi thấy đây là hiến định chúng ta nợ nhân dân 68 năm rồi, từ năm 1946. Bây giờ đủ các điều kiện để ban hành Luật Biểu tình phục vụ, đáp ứng các yêu cầu hiện tại mà cuộc sống đang đặt ra”.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) người đã từng “xung phong” đứng ra tập hợp đội ngũ luật sư để xây dựng dự án Luật Biểu tình khi thảo luận tại tổ vẫn tiếp tục đề nghị đưa dự án luật này vào chương trình năm 2014.
Vị đại biểu - luật sư này cũng tin rằng Luật Biểu tình sẽ ngăn chặn, đề phòng và chống được việc lạm dụng gây mất trật tự an ninh xã hội và thậm chí là những hành vi xấu chống lại chế độ đáp ứng được quyền hiến định của nhân dân.
Ông Nghĩa cũng cho rằng không nên nói dài hơn về việc cần hay không cần, vì không phải là Thủ tướng và Chính phủ không nghiên cứu kỹ khi đưa ra đề nghị xây dựng dự án luật này. Và cũng không phải ngẫu nhiên đa số đại biểu Quốc hội cũng đã biểu quyết đưa vào chương trình xây dựng luật của khoá 13.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định Luật Biểu tình, Luật Lập hội, Luật Trưng cầu ý là cần thiết để thể chế hóa quy định tại Hiến pháp. “Vấn đề ở chỗ là bây giờ chúng ta phải chuẩn bị lúc nào chuẩn bị tốt rồi thì chúng ta đưa vào năm đó”, Phó chủ tịch nói.
Như vậy, hồi kết của câu chuyện về xây dựng Luật Biểu tình là chưa biết đến khi nào mới có hồi kết.
Lại nhớ, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13 vào tháng 8/2011 một số vị đại biểu đã đề nghị đưa dự án luật này vào chương trình xây dựng luật năm 2012 .
Sau đó, tháng 9/2011 đề nghị cần thiết phải có Luật Biểu tình của chính Thủ tướng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận.
Đến tháng 5/2012, Chính phủ lại thêm một lần đề nghị sớm có Luật Biểu tình.
Nhưng đến tận kỳ họp này, dự án Luật Biểu tình vẫn chưa được đưa vào chương trình 2014, khiến một số vị đại biểu sốt ruột. Bởi theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa thì xây dựng Luật Biểu tình là để "trả nợ" nhân dân nhưng cũng là giúp nhà nước, vì quản lý vấn đề biểu tình như hiện nay là không thích hợp. Nhiều vụ biểu tình vì lãnh thổ bị xâm phạm cũng bị đánh đồng với việc tụ tập gây rối mất trật tự.
Góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chiều 4/6, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng không thể kéo dài tình trạng “treo”các luật liên quan đến các quyền của dân, trong đó có Luật Biểu tình, vì sự kéo dài đó “về căn bản là vi Hiến”.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) tại phiên thảo luận sáng nay nói, xây dựng pháp luật không phải vì chính nó mà để phục vụ quản lý và điều hành đất nước.
Gần 20 tháng trước, qua truyền hình trực tiếp, Thủ tướng cũng đã khẳng định, Hiến pháp quy định công dân dược biểu tình theo pháp luật. Và trên thực tế có nhiều cuộc tụ tập của đồng bào để bày tỏ ý kiến nguyện vọng với chính quyền, nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý vấn đề này, nên khó cho dân và khó cho cả chính quyền, nảy sinh lúng túng trong quản lý, và từ đó xuất hiện biểu hiện lợi dụng kích động xuyên tạc gây phương hại cho xã hội.
Yêu cầu từ thực tiễn đã bức thiết, cả Thủ tướng và Chính phủ đều đề nghị sớm xây dựng, nhưng chỉ có Quốc hội mới có thể trả lời cử tri về chặng dừng chân của hành trình xây dựng Luật Biểu tình.