Bảo hiểm BIC “xuất ngoại”: Đi trước để nắm lợi thế
Kết quả kinh doanh của Bảo hiểm BIC bắt đầu ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Năm 2010, kết quả kinh doanh của Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) bắt đầu ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Giá trị hơn, lợi thế của người đi trước đã được tạo dựng…
Về hướng đi này, ông Phạm Quang Tùng, Tổng giám đốc BIC, cho biết:
Hiện nay BIC có hai công ty con đang hoạt động tại Lào và Campuchia là Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (BIC góp vốn cùng Ngân hàng Ngoại thương Lào - BCEL và Ngân hàng Liên doanh Lào Việt - LVB) và Công ty Bảo hiểm Cambodia Việt Nam (BIC được giao quản lý và chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của CVI).
Đây là hai thị trường mới nổi và có môi trường đầu tư khá thuận lợi, thị trường bảo hiểm còn nhỏ nhưng nhiều tiềm năng. Chúng tôi đánh giá hai quyết định đầu tư này là đúng hướng, bằng chứng là kết thúc 2 năm hoạt động của LVI và 1 năm hoạt động của CVI cả hai liên doanh đều bắt đầu có lợi nhuận và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Việc đầu tư ra nước ngoài đối với BIC ngoài ý nghĩa mở rộng kinh doanh ra các thị trường mới còn là cách để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước khi có thể phục vụ cho các khách hàng có quan hệ hợp tác đầu tư và thương mại đối với các quốc gia này.
Với mục tiêu đó chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm những điểm đến mới trong khu vực có nhiều tiềm năng cho lĩnh vực bảo hiểm như những thị trường mới nổi hoặc có nhu cầu về bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng tăng lên.
Qua tìm hiểu, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tài chính khi tham gia các thị trường như Lào, Campuchia thường gặp nhiều khó khăn về môi trường pháp lý. Với BIC thì sao? Ngoài ra, qua thực tế còn có những khó khăn gì?
Những khó khăn về pháp lý khi gia nhập một thị trường nước ngoài là không tránh khỏi. LVI, CVI cũng không phải là ngoại lệ. Ví dụ, tại Campuchia, theo quy định, đại lý bảo hiểm muốn hoạt động cần phải đăng ký kinh doanh, mã số thuế, có trụ sở, con dấu, phải ký quỹ… Quy định này gây khó khăn cho CVI trong việc mở rộng hệ thống phân phối, đặc biệt là tại các tỉnh xa và hạn chế nguồn tăng doanh thu. Các quy định về thuế, chuẩn mực kế toán của từng nước cũng có sự khác biệt, đòi hỏi LVI và CVI phải nghiên cứu để áp dụng cho phù hợp.
Tuy nhiên đây là khó khăn chung mà nhà đầu tư nào trong lĩnh vực này cũng đều gặp phải. Mặc dù vậy, có thể nói cả LVI và CVI đều khá thuận lợi khi ra đời đúng vào thời điểm hai nền kinh tế này đang mở cửa và ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh các khó khăn về pháp lý, còn nhiều khó khăn khác mà chúng tôi phải khắc phục khi khai thác các thị trường hải ngoại. Đó là sự khác biệt về tập quán và ngôn ngữ cùng tạo nên những rào cản khi gia nhập thị trường…
Ông có thể nói rõ hơn về môi trường cạnh tranh tại những thị trường này trong hoạt động bảo hiểm, và khả năng cạnh tranh của BIC?
Theo đánh giá, môi trường cạnh tranh của cả hai thị trường này khá thuận lợi. Thứ nhất, về mặt chính trị, hai quốc gia này khá ổn định, quan hệ tốt với Việt Nam và có thể gọi là “đất lành” cho các nhà đầu tư. Các ưu đãi về thuế, điều kiện gia nhập thị trường (thủ tục pháp lý, quy định về vốn góp…) cũng rộng mở và khá thu hút.
Thứ hai, về mặt kinh tế, đây đều là các thị trường đang phát triển và có dung lượng thị trường đang lớn dần. Nhu cầu bảo hiểm tăng lên nhưng chưa được khai thác hết và chưa nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này. Khi sự hiện diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài còn mờ nhạt thì việc sớm đầu tư vào các thị trường này trong dài hạn sẽ tạo nên lợi thế rất lớn cho cả CVI và LVI khi đã gây dựng thương hiệu và nền tảng khách hàng.
Đối với LVI và CVI, hoạt động đầu tư mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại hai thị trường Lào và Campuchia của BIDV tạo cho hai liên doanh một nền tảng khởi đầu khá vững chắc. Thêm vào đó là sự hỗ trợ tích cực của BIC về mặt nghiệp vụ cũng là một lợi thế cho hai công ty.
Có thể thấy những bước đi của BIC gắn liền với hoạt động của công ty mẹ (BIDV). Ông nói gì về lợi thế này?
Đúng là các bước khởi đầu tại hai thị trường Lào và Campuchia của hai công ty có sự tạo điều kiện rất lớn từ BIDV. Việc có thêm hoạt động tại thị trường hải ngoại là cơ hội để BIDV có thể cung cấp dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng tương tự như tại Việt Nam, gia tăng cạnh tranh so với hệ thống khác.
Lĩnh vực bảo hiểm cũng giống như các dịch vụ khác, để có chữ tín và chỗ đứng trên thị trường thì chất lượng dịch vụ phải thực sự cạnh tranh, điều này chỉ có thể có được từ chính sự nỗ lực nội tại của các doanh nghiệp, không thể dựa vào sự hỗ trợ của bất kỳ ai. Thông qua hệ thống BIDV, chúng tôi có nhiều cơ hội hơn trong việc có thông tin, quan hệ khách hàng, tuy nhiên việc có giành được hợp đồng và giữ chân khách hàng lại hay không lại là việc của chính CVI và LVI.
Ông có nói là hoạt động đầu tư ra nước ngoài của BIC đã bắt đầu có lãi. Ông có thể nói rõ hơn về kết quả này hiện nay và triển vọng trong những năm tới không?
Hoạt động của LVI và CVI tại hai thị trường này 2010 đang đạt khá tốt. CVI sau 1 năm hoạt động đã có những tín hiệu tích cực như: thị phần đã chiếm 4%, tổng doanh thu (tính đến 30/11/2010) đã đạt trên 1 triệu USD và bắt đầu có lợi nhuận. LVI sau 11 tháng đầu năm 2010 có tốc độ tăng trưởng doanh thu là 206% so với cùng kỳ năm 2009 với giá trị doanh thu phí bảo hiểm đạt gần 2 triệu USD.
Đối với hai thị trường này, hoạt động của cả hai công ty đều mở ra các tín hiệu tích cực cho thấy cơ hội mở rộng thị phần và chiếm lĩnh thị trường của cả hai công ty đều đang rất thuận lợi. Đối với CVI đó là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và thị phần duy trì nắm giữ tối thiểu 4% trong vòng 2 năm tới, đối với LVI đó là tham vọng nắm giữ vị trí thứ 2 về mặt thị phần. Các mục tiêu này sẽ là không quá khó đối với cả hai công ty nếu duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay.
Còn với BIC, sau hơn 2 tháng chuyển đổi thành công ty cổ phần, lên tổng công ty, ông nhận thấy có những khác biệt gì đáng chú ý nhất trong hoạt động?
BIC đã chính thức có giấy phép chuyển đổi mô hình hoạt động sang tổng công ty cổ phần từ tháng 10/2010. Sau 1 tháng dành toàn bộ nguồn lực cho việc chuyển đổi mô hình tổ chức, bộ máy quản trị tới nay đã khá hoàn thiện và hoạt động bắt đầu đi vào “guồng”.
Kết quả hoạt động trong tháng 11/2010 khá tốt và khẳng định khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh quý 4/2010 đã cam kết tại Đại hội đồng cổ đông BIC hồi tháng 9 vừa qua.
Thay đổi lớn nhất ở BIC sau cổ phần hóa đó là áp dụng mô hình tổ chức quản lý kinh doanh mới tiên tiến, phù hợp với thông lệ của thế giới và thay đổi cơ chế quản lý kinh doanh. Đặc điểm của mô hình mới là có sự phân cấp thẩm quyền, chuyên môn hóa hoạt động tại trụ sở chính và các công ty thành viên rất rõ ràng. Nhờ thay đổi này đang tạo sự chủ động tối đa cho các đơn vị kinh doanh và nâng cao năng lực quản trị và điều hành cho ban lãnh đạo tại trụ sở chính.
Xin hỏi một câu mang tính cá nhân. Vừa là Tổng giám đốc BIC, vừa được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc BIDV, ông thấy áp lực không? Hoạt động của BIC có gì thay đổi theo không?
Không thể phủ nhận việc thêm một trọng trách mới tôi sẽ có nhiều áp lực hơn. Thời gian cũng phải phân bổ phù hợp để hoàn thành cả nhiệm vụ tại BIDV và điều hành tại BIC. Tuy nhiên, hiện nay BIC đã có đội ngũ cán bộ chủ chốt rất tinh nhuệ, mô hình tổ chức mới với cơ chế phân cấp thẩm quyền rõ ràng sẽ tạo ra cỗ máy tự vận hành. Vì vậy, mặc dù tôi không thể dành 100% thời gian cho BIC như trước đây nhưng hoạt động của BIC vẫn diễn ra bình thường, thực tế là vẫn có tốc độ tăng trưởng tốt từ khi chuyển sang mô hình mới và hy vọng, có thêm vị trí mới tại BIDV, tôi sẽ hỗ trợ hoạt động BIC tốt hơn trước.
Về hướng đi này, ông Phạm Quang Tùng, Tổng giám đốc BIC, cho biết:
Hiện nay BIC có hai công ty con đang hoạt động tại Lào và Campuchia là Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (BIC góp vốn cùng Ngân hàng Ngoại thương Lào - BCEL và Ngân hàng Liên doanh Lào Việt - LVB) và Công ty Bảo hiểm Cambodia Việt Nam (BIC được giao quản lý và chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của CVI).
Đây là hai thị trường mới nổi và có môi trường đầu tư khá thuận lợi, thị trường bảo hiểm còn nhỏ nhưng nhiều tiềm năng. Chúng tôi đánh giá hai quyết định đầu tư này là đúng hướng, bằng chứng là kết thúc 2 năm hoạt động của LVI và 1 năm hoạt động của CVI cả hai liên doanh đều bắt đầu có lợi nhuận và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Việc đầu tư ra nước ngoài đối với BIC ngoài ý nghĩa mở rộng kinh doanh ra các thị trường mới còn là cách để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước khi có thể phục vụ cho các khách hàng có quan hệ hợp tác đầu tư và thương mại đối với các quốc gia này.
Với mục tiêu đó chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm những điểm đến mới trong khu vực có nhiều tiềm năng cho lĩnh vực bảo hiểm như những thị trường mới nổi hoặc có nhu cầu về bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng tăng lên.
Qua tìm hiểu, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tài chính khi tham gia các thị trường như Lào, Campuchia thường gặp nhiều khó khăn về môi trường pháp lý. Với BIC thì sao? Ngoài ra, qua thực tế còn có những khó khăn gì?
Những khó khăn về pháp lý khi gia nhập một thị trường nước ngoài là không tránh khỏi. LVI, CVI cũng không phải là ngoại lệ. Ví dụ, tại Campuchia, theo quy định, đại lý bảo hiểm muốn hoạt động cần phải đăng ký kinh doanh, mã số thuế, có trụ sở, con dấu, phải ký quỹ… Quy định này gây khó khăn cho CVI trong việc mở rộng hệ thống phân phối, đặc biệt là tại các tỉnh xa và hạn chế nguồn tăng doanh thu. Các quy định về thuế, chuẩn mực kế toán của từng nước cũng có sự khác biệt, đòi hỏi LVI và CVI phải nghiên cứu để áp dụng cho phù hợp.
Tuy nhiên đây là khó khăn chung mà nhà đầu tư nào trong lĩnh vực này cũng đều gặp phải. Mặc dù vậy, có thể nói cả LVI và CVI đều khá thuận lợi khi ra đời đúng vào thời điểm hai nền kinh tế này đang mở cửa và ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh các khó khăn về pháp lý, còn nhiều khó khăn khác mà chúng tôi phải khắc phục khi khai thác các thị trường hải ngoại. Đó là sự khác biệt về tập quán và ngôn ngữ cùng tạo nên những rào cản khi gia nhập thị trường…
Ông có thể nói rõ hơn về môi trường cạnh tranh tại những thị trường này trong hoạt động bảo hiểm, và khả năng cạnh tranh của BIC?
Theo đánh giá, môi trường cạnh tranh của cả hai thị trường này khá thuận lợi. Thứ nhất, về mặt chính trị, hai quốc gia này khá ổn định, quan hệ tốt với Việt Nam và có thể gọi là “đất lành” cho các nhà đầu tư. Các ưu đãi về thuế, điều kiện gia nhập thị trường (thủ tục pháp lý, quy định về vốn góp…) cũng rộng mở và khá thu hút.
Thứ hai, về mặt kinh tế, đây đều là các thị trường đang phát triển và có dung lượng thị trường đang lớn dần. Nhu cầu bảo hiểm tăng lên nhưng chưa được khai thác hết và chưa nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này. Khi sự hiện diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài còn mờ nhạt thì việc sớm đầu tư vào các thị trường này trong dài hạn sẽ tạo nên lợi thế rất lớn cho cả CVI và LVI khi đã gây dựng thương hiệu và nền tảng khách hàng.
Đối với LVI và CVI, hoạt động đầu tư mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại hai thị trường Lào và Campuchia của BIDV tạo cho hai liên doanh một nền tảng khởi đầu khá vững chắc. Thêm vào đó là sự hỗ trợ tích cực của BIC về mặt nghiệp vụ cũng là một lợi thế cho hai công ty.
Có thể thấy những bước đi của BIC gắn liền với hoạt động của công ty mẹ (BIDV). Ông nói gì về lợi thế này?
Đúng là các bước khởi đầu tại hai thị trường Lào và Campuchia của hai công ty có sự tạo điều kiện rất lớn từ BIDV. Việc có thêm hoạt động tại thị trường hải ngoại là cơ hội để BIDV có thể cung cấp dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng tương tự như tại Việt Nam, gia tăng cạnh tranh so với hệ thống khác.
Lĩnh vực bảo hiểm cũng giống như các dịch vụ khác, để có chữ tín và chỗ đứng trên thị trường thì chất lượng dịch vụ phải thực sự cạnh tranh, điều này chỉ có thể có được từ chính sự nỗ lực nội tại của các doanh nghiệp, không thể dựa vào sự hỗ trợ của bất kỳ ai. Thông qua hệ thống BIDV, chúng tôi có nhiều cơ hội hơn trong việc có thông tin, quan hệ khách hàng, tuy nhiên việc có giành được hợp đồng và giữ chân khách hàng lại hay không lại là việc của chính CVI và LVI.
Ông có nói là hoạt động đầu tư ra nước ngoài của BIC đã bắt đầu có lãi. Ông có thể nói rõ hơn về kết quả này hiện nay và triển vọng trong những năm tới không?
Hoạt động của LVI và CVI tại hai thị trường này 2010 đang đạt khá tốt. CVI sau 1 năm hoạt động đã có những tín hiệu tích cực như: thị phần đã chiếm 4%, tổng doanh thu (tính đến 30/11/2010) đã đạt trên 1 triệu USD và bắt đầu có lợi nhuận. LVI sau 11 tháng đầu năm 2010 có tốc độ tăng trưởng doanh thu là 206% so với cùng kỳ năm 2009 với giá trị doanh thu phí bảo hiểm đạt gần 2 triệu USD.
Đối với hai thị trường này, hoạt động của cả hai công ty đều mở ra các tín hiệu tích cực cho thấy cơ hội mở rộng thị phần và chiếm lĩnh thị trường của cả hai công ty đều đang rất thuận lợi. Đối với CVI đó là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và thị phần duy trì nắm giữ tối thiểu 4% trong vòng 2 năm tới, đối với LVI đó là tham vọng nắm giữ vị trí thứ 2 về mặt thị phần. Các mục tiêu này sẽ là không quá khó đối với cả hai công ty nếu duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay.
Còn với BIC, sau hơn 2 tháng chuyển đổi thành công ty cổ phần, lên tổng công ty, ông nhận thấy có những khác biệt gì đáng chú ý nhất trong hoạt động?
BIC đã chính thức có giấy phép chuyển đổi mô hình hoạt động sang tổng công ty cổ phần từ tháng 10/2010. Sau 1 tháng dành toàn bộ nguồn lực cho việc chuyển đổi mô hình tổ chức, bộ máy quản trị tới nay đã khá hoàn thiện và hoạt động bắt đầu đi vào “guồng”.
Kết quả hoạt động trong tháng 11/2010 khá tốt và khẳng định khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh quý 4/2010 đã cam kết tại Đại hội đồng cổ đông BIC hồi tháng 9 vừa qua.
Thay đổi lớn nhất ở BIC sau cổ phần hóa đó là áp dụng mô hình tổ chức quản lý kinh doanh mới tiên tiến, phù hợp với thông lệ của thế giới và thay đổi cơ chế quản lý kinh doanh. Đặc điểm của mô hình mới là có sự phân cấp thẩm quyền, chuyên môn hóa hoạt động tại trụ sở chính và các công ty thành viên rất rõ ràng. Nhờ thay đổi này đang tạo sự chủ động tối đa cho các đơn vị kinh doanh và nâng cao năng lực quản trị và điều hành cho ban lãnh đạo tại trụ sở chính.
Xin hỏi một câu mang tính cá nhân. Vừa là Tổng giám đốc BIC, vừa được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc BIDV, ông thấy áp lực không? Hoạt động của BIC có gì thay đổi theo không?
Không thể phủ nhận việc thêm một trọng trách mới tôi sẽ có nhiều áp lực hơn. Thời gian cũng phải phân bổ phù hợp để hoàn thành cả nhiệm vụ tại BIDV và điều hành tại BIC. Tuy nhiên, hiện nay BIC đã có đội ngũ cán bộ chủ chốt rất tinh nhuệ, mô hình tổ chức mới với cơ chế phân cấp thẩm quyền rõ ràng sẽ tạo ra cỗ máy tự vận hành. Vì vậy, mặc dù tôi không thể dành 100% thời gian cho BIC như trước đây nhưng hoạt động của BIC vẫn diễn ra bình thường, thực tế là vẫn có tốc độ tăng trưởng tốt từ khi chuyển sang mô hình mới và hy vọng, có thêm vị trí mới tại BIDV, tôi sẽ hỗ trợ hoạt động BIC tốt hơn trước.