Bảo hiểm đối mặt nhiều thách thức trước giờ G
Theo cam kết WTO, bắt đầu từ ngày 1/1/2008, thị trường bảo hiểm của Việt Nam sẽ thực sự mở cửa hoàn toàn
Bắt đầu từ ngày 1/1/2008, theo cam kết WTO, thị trường bảo hiểm của Việt Nam sẽ thực sự mở cửa hoàn toàn, với việc cho phép công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc.
Lúc đó, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn, khi sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bảo hiểm Việt Nam nhiều hơn, sâu hơn và rộng hơn.
Cho dù New York Life mới đây đã bất ngờ nói lời chia tay thị trường Việt Nam nhưng sự hiện diện của Dai-ichi, một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ của Nhật Bản, cũng như sự xuất hiện của HSBC trong lĩnh vực này, đã chứng tỏ thị trường bảo hiểm Việt Nam đang rất hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Thách thức cho cả hai phía
Theo đánh giá của ông Kenneth Juneau, Tổng giám đốc AIA Việt Nam, còn đến 95% tiềm năng thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa được khai thác và đây là cơ hội lớn cho các công ty bảo hiểm nước ngoài. Đây cũng chính là điều mà ông Tổng giám đốc AIA kỳ vọng, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam và cả những doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Việc cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mua bảo hiểm của các công ty bảo hiểm ở nước ngoài có thể gây ảnh hưởng lớn tới các công ty bảo hiểm hiện đang hoạt động ở Việt Nam, và có lẽ nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, do hiện nay khách hàng chủ yếu của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có vốn nước ngoài chính là các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài này, đặc biệt là các công ty con của các tập đoàn xuyên quốc gia, khi được tự do lựa chọn nhà cung cấp bảo hiểm, rất có thể sẽ lựa chọn sử dụng dịch vụ của các công ty bảo hiểm ở nước ngoài theo công ty mẹ.
AON là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đầu tiên đặt chân lên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Thời gian qua, Bộ Tài chính đã cấp phép đưa tổng số công ty môi giới bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam lên 7 công ty, trong đó 4 công ty cổ phần và 3 công ty 100% vốn nước ngoài.
Việc Việt Nam cam kết cho phép cung cấp dịch vụ môi giới và tư vấn qua biên giới sẽ tạo điều kiện cho các công ty môi giới bảo hiểm ở nước ngoài tiếp cận với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam để giới thiệu các dịch vụ bảo hiểm ở nước ngoài.
Đây là một trong những thách thức lớn đối với các công ty môi giới đang hoạt động trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là công ty môi giới trong nước do mạng lưới quan hệ với các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài, kiến thức cũng như kinh nghiệm về bảo hiểm ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn hết sức hạn chế, nếu không nói là hoàn toàn chưa có.
Cuộc đua trong lĩnh vực phi nhân thọ
Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành bảo hiểm, cạnh tranh sẽ lớn hơn trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ so với bảo hiểm nhân thọ, do trên thực tế thị trường bảo hiểm nhân thọ đã được mở cửa từ hơn chục năm nay, trong khi thị trường phi nhân thọ thì chưa.
Có thể trong tương lai gần, các ảnh hưởng của việc xoá bỏ hạn chế về đối xử quốc gia và cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc sẽ chưa được thể hiện rõ, do trong hầu hết các lĩnh vực bảo hiểm này, việc giành được hợp đồng phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ giữa công ty bảo hiểm và chủ dự án.
Các công ty bảo hiểm có vốn nước ngoài, mới tham gia vào thị trường này chưa thể có được mạng lưới quan hệ tốt với các chủ dự án như các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, tương tự như các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài mới thành lập cũng sẽ cần nhiều năm để thích nghi được với nền văn hoá bản địa, thu thập thông tin, xây dựng mạng lưới bán bảo hiểm...
Tuy nhiên, các lợi thế này của các công ty bảo hiểm trong nước sẽ dần mất trong một tương lai dài hơn, khi các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài đã thiết lập được các mối quan hệ, và quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước được triển khai rộng hơn, cùng với nó là thời hạn quá độ 5 năm đối với việc mở cửa cho chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sẽ qua.
Về mặt địa lý, mặc dù sẽ không còn các hạn chế về số lượng chi nhánh trong nước đối với các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, song có lẽ sức ép cạnh tranh từ vấn đề này sẽ không lớn, do hiện tại các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hầu như chỉ tập trung ở khu đô thị lớn do sức hấp dẫn lớn hơn và số lượng doanh nghiệp nước ngoài còn ít, chưa cảm thấy sức ép phải mở rộng địa bàn hoạt động do sự hạn hẹp của thị trường ở các đô thị.
Đối với thị trường tái bảo hiểm, Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare) sẽ mất sự đảm bảo về một lượng phí lớn của tái bảo hiểm bắt buộc. Cạnh tranh ở lĩnh vực này sẽ là lớn, do khách hàng của doanh nghiệp tái bảo hiểm nội địa là các công ty bảo hiểm nước ngoài chứ không phải là các cá nhân, do đó rào cản về văn hoá không giúp ích được cho các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nước tránh được cạnh tranh với các doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài lớn và giàu kinh nghiệm, uy tín hơn, như trong trường hợp của bảo hiểm gốc.
Để đối mặt với thách thức này, Vinare cũng đã được tổ chức lại trong năm 2004 để có khả năng huy động vốn tốt hơn, cơ chế tổ chức quản lý linh hoạt hơn. Trong những năm gần đây, tỉ lệ phí nhận tái bảo hiểm bắt buộc trên tổng phí đã bắt đầu giảm, nhường chỗ cho phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện.
Thị trường bảo hiểm được dự đoán sẽ tăng trưởng về quy mô, nên các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước vẫn có cơ hội để tăng trưởng phí bảo hiểm và tăng thu nhập, và đây mới chính là mối quan tâm của doanh nghiệp chứ không phải là thị phần.
Lúc đó, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn, khi sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bảo hiểm Việt Nam nhiều hơn, sâu hơn và rộng hơn.
Cho dù New York Life mới đây đã bất ngờ nói lời chia tay thị trường Việt Nam nhưng sự hiện diện của Dai-ichi, một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ của Nhật Bản, cũng như sự xuất hiện của HSBC trong lĩnh vực này, đã chứng tỏ thị trường bảo hiểm Việt Nam đang rất hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.
Thách thức cho cả hai phía
Theo đánh giá của ông Kenneth Juneau, Tổng giám đốc AIA Việt Nam, còn đến 95% tiềm năng thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa được khai thác và đây là cơ hội lớn cho các công ty bảo hiểm nước ngoài. Đây cũng chính là điều mà ông Tổng giám đốc AIA kỳ vọng, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam và cả những doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Việc cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mua bảo hiểm của các công ty bảo hiểm ở nước ngoài có thể gây ảnh hưởng lớn tới các công ty bảo hiểm hiện đang hoạt động ở Việt Nam, và có lẽ nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, do hiện nay khách hàng chủ yếu của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có vốn nước ngoài chính là các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài này, đặc biệt là các công ty con của các tập đoàn xuyên quốc gia, khi được tự do lựa chọn nhà cung cấp bảo hiểm, rất có thể sẽ lựa chọn sử dụng dịch vụ của các công ty bảo hiểm ở nước ngoài theo công ty mẹ.
AON là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đầu tiên đặt chân lên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Thời gian qua, Bộ Tài chính đã cấp phép đưa tổng số công ty môi giới bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam lên 7 công ty, trong đó 4 công ty cổ phần và 3 công ty 100% vốn nước ngoài.
Việc Việt Nam cam kết cho phép cung cấp dịch vụ môi giới và tư vấn qua biên giới sẽ tạo điều kiện cho các công ty môi giới bảo hiểm ở nước ngoài tiếp cận với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam để giới thiệu các dịch vụ bảo hiểm ở nước ngoài.
Đây là một trong những thách thức lớn đối với các công ty môi giới đang hoạt động trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là công ty môi giới trong nước do mạng lưới quan hệ với các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài, kiến thức cũng như kinh nghiệm về bảo hiểm ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn hết sức hạn chế, nếu không nói là hoàn toàn chưa có.
Cuộc đua trong lĩnh vực phi nhân thọ
Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành bảo hiểm, cạnh tranh sẽ lớn hơn trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ so với bảo hiểm nhân thọ, do trên thực tế thị trường bảo hiểm nhân thọ đã được mở cửa từ hơn chục năm nay, trong khi thị trường phi nhân thọ thì chưa.
Có thể trong tương lai gần, các ảnh hưởng của việc xoá bỏ hạn chế về đối xử quốc gia và cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc sẽ chưa được thể hiện rõ, do trong hầu hết các lĩnh vực bảo hiểm này, việc giành được hợp đồng phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ giữa công ty bảo hiểm và chủ dự án.
Các công ty bảo hiểm có vốn nước ngoài, mới tham gia vào thị trường này chưa thể có được mạng lưới quan hệ tốt với các chủ dự án như các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, tương tự như các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài mới thành lập cũng sẽ cần nhiều năm để thích nghi được với nền văn hoá bản địa, thu thập thông tin, xây dựng mạng lưới bán bảo hiểm...
Tuy nhiên, các lợi thế này của các công ty bảo hiểm trong nước sẽ dần mất trong một tương lai dài hơn, khi các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài đã thiết lập được các mối quan hệ, và quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước được triển khai rộng hơn, cùng với nó là thời hạn quá độ 5 năm đối với việc mở cửa cho chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sẽ qua.
Về mặt địa lý, mặc dù sẽ không còn các hạn chế về số lượng chi nhánh trong nước đối với các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, song có lẽ sức ép cạnh tranh từ vấn đề này sẽ không lớn, do hiện tại các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hầu như chỉ tập trung ở khu đô thị lớn do sức hấp dẫn lớn hơn và số lượng doanh nghiệp nước ngoài còn ít, chưa cảm thấy sức ép phải mở rộng địa bàn hoạt động do sự hạn hẹp của thị trường ở các đô thị.
Đối với thị trường tái bảo hiểm, Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare) sẽ mất sự đảm bảo về một lượng phí lớn của tái bảo hiểm bắt buộc. Cạnh tranh ở lĩnh vực này sẽ là lớn, do khách hàng của doanh nghiệp tái bảo hiểm nội địa là các công ty bảo hiểm nước ngoài chứ không phải là các cá nhân, do đó rào cản về văn hoá không giúp ích được cho các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nước tránh được cạnh tranh với các doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài lớn và giàu kinh nghiệm, uy tín hơn, như trong trường hợp của bảo hiểm gốc.
Để đối mặt với thách thức này, Vinare cũng đã được tổ chức lại trong năm 2004 để có khả năng huy động vốn tốt hơn, cơ chế tổ chức quản lý linh hoạt hơn. Trong những năm gần đây, tỉ lệ phí nhận tái bảo hiểm bắt buộc trên tổng phí đã bắt đầu giảm, nhường chỗ cho phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện.
Thị trường bảo hiểm được dự đoán sẽ tăng trưởng về quy mô, nên các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước vẫn có cơ hội để tăng trưởng phí bảo hiểm và tăng thu nhập, và đây mới chính là mối quan tâm của doanh nghiệp chứ không phải là thị phần.