“Bão” nợ công và cuộc so găng Pháp, Đức
Trong khi Pháp ủng hộ việc phát hành một trái phiếu chung cho khu vực, thì Đức kiên quyết phản đối
Đêm qua (23/5), tại Brussels (Bỉ), các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã khai mạc hội nghị thượng đỉnh không chính thức về việc hoạch định phương thức kích thích tăng trưởng kinh tế trong Khu vực đồng Euro (Eurozone).
Theo giới phân tích, trong cuộc gặp này, các nhà lãnh đạo EU sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm lối ra cho Eurozone khỏi cuộc khủng hoảng nợ công đã kéo dài gần 3 năm qua. Đây cũng là vấn đề nghị sự hàng đầu trong các hội nghị của khối suốt 2 năm nay.
Đến với hội đàm lần này, tân Tổng thống Pháp Francois Hollande, người không ủng hộ các biện pháp thắt chặt chi tiêu như là một giải pháp cho khủng hoảng nợ công, đã đề xuất phát hành trái phiếu chung cho Eurozone để hỗ trợ kinh tế cả khối.
Việc phát hành trái phiếu chung cho Khu vực đồng Euro sẽ giúp các nước thành viên gặp khó khăn trong việc vay mượn trên thị trường, dễ dàng tiếp cận hơn đối với những khoản vay nhờ được các quốc gia thành viên khác trong khu vực đứng ra bảo lãnh.
Ý tưởng về việc có một trái phiếu chung nhất cho khu vực vốn có từ khá lâu nhưng đã vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia, trong đó có Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực. Vì thế, nhiều người cho rằng, cuộc gặp này sẽ là sự đối đầu Pháp, Đức.
Tin từ châu Âu cho thấy, Tổng thống Pháp Hollande đã nhận được ủng hộ của Thủ tướng Italy Mario Monti, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy và Ủy ban châu Âu (EC). Đây là lý do quan trọng giúp chứng khoán Mỹ đảo chiều thành công cuối phiên 23/5.
Theo hãng tin AP, ngay sau cuộc gặp với Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, “ông chủ” điện Elysse tuyên bố rằng, khả năng cho ra đời loại trái phiếu chung dành cho toàn bộ Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ được đưa lên bàn thảo luận.
Ông Hollande cho rằng, sẽ là không công bằng cho Tây Ban Nha hoặc Italy phải trả đến 6% lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của mình, trong khi lượng phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Đức hôm qua 23/5 đạt mức thấp kỷ lục 0,07%.
Theo Tổng thống Pháp, với việc cho ra đời loại trái phiếu chung của Eurozone, sự khác biệt như trên sẽ bị san lấp, khiến nợ của Berlin trở nên đắt đỏ hơn và các khoản nợ của Madrid cũng như Rome sẽ rẻ hơn.
EC từng đưa ra báo cáo cho rằng, kế hoạch phát hành “trái phiếu ổn định” không thể bị trì hoãn nữa khi cuộc khủng hoảng tại Khu vực đồng Euro đã trở nên nghiêm trọng hơn, đòi hỏi phải có những hành động nhanh chóng hơn.
Phát biểu hôm 22/5, Cao ủy EU về kinh tế tài chính Olli Rehn đã bày tỏ ủng hộ với kế hoạch phát hành trái phiếu khu vực đồng Euro. Tuy nhiên, ông Olli Rehn cho rằng cần có một lộ trình cụ thể cho việc hội nhập tài chính để có tác dụng với toàn bộ khối.
Trên thực tế, ý tưởng về việc phát hành một loại trái phiếu chung nhất cho cả khu vực không chỉ nhận được sự ủng hộ của giới chức mà nhiều nhà phân tích kinh tế cũng cho rằng, đây có thể là một giải pháp tốt nhất để khôi phục niềm tin của thị trường.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, Đức là quốc gia phản đối hàng đầu ý tưởng này. Theo đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bác bỏ lời kêu gọi của ông Hollande, cho rằng đó không phải là một đóng góp để kích thích tăng trưởng trong toàn khối.
Theo quan điểm của Đức, trái phiếu chung không tạo áp lực để các chính khách nỗ lực cải cách kinh tế và thị trường, trong khi có thể tăng chi phí vay cho những nước có cơ cấu tài chính tốt hơn như Đức và đẩy người đóng thuế nước này vào thế khó khăn.
Phản ứng của Đức là điều dễ hiểu. Quốc gia này có nền tài chính lành mạnh duy nhất trong Eurozone hiện nay và có khả năng vay vốn với lãi suất thấp. Một khi phải đảm bảo nợ cho các nước láng giềng yếu ớt, chi phí vay mượn của Berlin sẽ tăng mạnh.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble từng tuyên bố rằng, trái phiếu chung là một sáng kiến sai lầm. “Khi một nước vẫn tự quyết chính sách tài chính thì không có lý do gì cả Eurozone phải chịu mạo hiểm vì trái phiếu của quốc gia đó”, ông nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đức Steffen Kampeter, trái phiếu chung là “toa thuốc sai thời điểm với những tác dụng phụ không ổn”. Còn với Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Cologne, Michael Huther, trái phiếu chung sẽ pha trộn rủi ro làm giảm nỗ lực cải cách ở các nền kinh tế vốn có ít khả năng cạnh tranh.
Giới chức Đức cho rằng, việc vay vốn với lãi suất thấp chính là nguyên nhân dẫn đến bong bóng bất động sản ở Tây Ban Nha, Hy Lạp. Theo Thủ tướng Merkel, Đức chỉ xem xét trái phiếu chung khi Eurozone tiến đến áp dụng chính sách tài chính chung.
Sự thực là, có không ít chuyên gia lo ngại việc phát hành trái phiếu Eurozone với sự tham gia của Hy Lạp sẽ là một thảm họa và sẽ không cải thiện được tình trạng tài chính yếu ớt của khu vực ngân hàng, vốn bị coi là nguyên nhân thực sự của cuộc khủng hoảng.
Giới phân tích cho rằng, việc phát hành trái phiếu chung sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào việc ông Hollande có thuyết phục được bà Merkel hay không. Nếu hai bên không đạt thỏa thuận thì khủng hoảng nợ vẫn chưa có lối ra và cuộc so găng Pháp, Đức sẽ còn kéo dài.
Theo giới phân tích, trong cuộc gặp này, các nhà lãnh đạo EU sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm lối ra cho Eurozone khỏi cuộc khủng hoảng nợ công đã kéo dài gần 3 năm qua. Đây cũng là vấn đề nghị sự hàng đầu trong các hội nghị của khối suốt 2 năm nay.
Đến với hội đàm lần này, tân Tổng thống Pháp Francois Hollande, người không ủng hộ các biện pháp thắt chặt chi tiêu như là một giải pháp cho khủng hoảng nợ công, đã đề xuất phát hành trái phiếu chung cho Eurozone để hỗ trợ kinh tế cả khối.
Việc phát hành trái phiếu chung cho Khu vực đồng Euro sẽ giúp các nước thành viên gặp khó khăn trong việc vay mượn trên thị trường, dễ dàng tiếp cận hơn đối với những khoản vay nhờ được các quốc gia thành viên khác trong khu vực đứng ra bảo lãnh.
Ý tưởng về việc có một trái phiếu chung nhất cho khu vực vốn có từ khá lâu nhưng đã vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia, trong đó có Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực. Vì thế, nhiều người cho rằng, cuộc gặp này sẽ là sự đối đầu Pháp, Đức.
Tin từ châu Âu cho thấy, Tổng thống Pháp Hollande đã nhận được ủng hộ của Thủ tướng Italy Mario Monti, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy và Ủy ban châu Âu (EC). Đây là lý do quan trọng giúp chứng khoán Mỹ đảo chiều thành công cuối phiên 23/5.
Theo hãng tin AP, ngay sau cuộc gặp với Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, “ông chủ” điện Elysse tuyên bố rằng, khả năng cho ra đời loại trái phiếu chung dành cho toàn bộ Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ được đưa lên bàn thảo luận.
Ông Hollande cho rằng, sẽ là không công bằng cho Tây Ban Nha hoặc Italy phải trả đến 6% lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của mình, trong khi lượng phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Đức hôm qua 23/5 đạt mức thấp kỷ lục 0,07%.
Theo Tổng thống Pháp, với việc cho ra đời loại trái phiếu chung của Eurozone, sự khác biệt như trên sẽ bị san lấp, khiến nợ của Berlin trở nên đắt đỏ hơn và các khoản nợ của Madrid cũng như Rome sẽ rẻ hơn.
EC từng đưa ra báo cáo cho rằng, kế hoạch phát hành “trái phiếu ổn định” không thể bị trì hoãn nữa khi cuộc khủng hoảng tại Khu vực đồng Euro đã trở nên nghiêm trọng hơn, đòi hỏi phải có những hành động nhanh chóng hơn.
Phát biểu hôm 22/5, Cao ủy EU về kinh tế tài chính Olli Rehn đã bày tỏ ủng hộ với kế hoạch phát hành trái phiếu khu vực đồng Euro. Tuy nhiên, ông Olli Rehn cho rằng cần có một lộ trình cụ thể cho việc hội nhập tài chính để có tác dụng với toàn bộ khối.
Trên thực tế, ý tưởng về việc phát hành một loại trái phiếu chung nhất cho cả khu vực không chỉ nhận được sự ủng hộ của giới chức mà nhiều nhà phân tích kinh tế cũng cho rằng, đây có thể là một giải pháp tốt nhất để khôi phục niềm tin của thị trường.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, Đức là quốc gia phản đối hàng đầu ý tưởng này. Theo đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bác bỏ lời kêu gọi của ông Hollande, cho rằng đó không phải là một đóng góp để kích thích tăng trưởng trong toàn khối.
Theo quan điểm của Đức, trái phiếu chung không tạo áp lực để các chính khách nỗ lực cải cách kinh tế và thị trường, trong khi có thể tăng chi phí vay cho những nước có cơ cấu tài chính tốt hơn như Đức và đẩy người đóng thuế nước này vào thế khó khăn.
Phản ứng của Đức là điều dễ hiểu. Quốc gia này có nền tài chính lành mạnh duy nhất trong Eurozone hiện nay và có khả năng vay vốn với lãi suất thấp. Một khi phải đảm bảo nợ cho các nước láng giềng yếu ớt, chi phí vay mượn của Berlin sẽ tăng mạnh.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble từng tuyên bố rằng, trái phiếu chung là một sáng kiến sai lầm. “Khi một nước vẫn tự quyết chính sách tài chính thì không có lý do gì cả Eurozone phải chịu mạo hiểm vì trái phiếu của quốc gia đó”, ông nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đức Steffen Kampeter, trái phiếu chung là “toa thuốc sai thời điểm với những tác dụng phụ không ổn”. Còn với Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Cologne, Michael Huther, trái phiếu chung sẽ pha trộn rủi ro làm giảm nỗ lực cải cách ở các nền kinh tế vốn có ít khả năng cạnh tranh.
Giới chức Đức cho rằng, việc vay vốn với lãi suất thấp chính là nguyên nhân dẫn đến bong bóng bất động sản ở Tây Ban Nha, Hy Lạp. Theo Thủ tướng Merkel, Đức chỉ xem xét trái phiếu chung khi Eurozone tiến đến áp dụng chính sách tài chính chung.
Sự thực là, có không ít chuyên gia lo ngại việc phát hành trái phiếu Eurozone với sự tham gia của Hy Lạp sẽ là một thảm họa và sẽ không cải thiện được tình trạng tài chính yếu ớt của khu vực ngân hàng, vốn bị coi là nguyên nhân thực sự của cuộc khủng hoảng.
Giới phân tích cho rằng, việc phát hành trái phiếu chung sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào việc ông Hollande có thuyết phục được bà Merkel hay không. Nếu hai bên không đạt thỏa thuận thì khủng hoảng nợ vẫn chưa có lối ra và cuộc so găng Pháp, Đức sẽ còn kéo dài.