Bảo Sơn - Bảo Long: Rắc rối lớn từ một cuộc thâu tóm
Vụ thâu tóm tập đoàn Bảo Long của tập đoàn Bảo Sơn đang đối mặt với rắc rối khi các bên liên quan đang “bất đồng quan điểm”
Tập đoàn Bảo Long mới đây đã có tờ trình gửi UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng về việc xin “cứu xét để được tiếp tục hoạt động” sau khi đã tiến hành bán cổ phần cho tập đoàn Bảo Sơn.
Trong tờ trình của mình, ông Nguyễn Hữu Khai, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long cho biết trong quá trình hoạt động, do khó khăn tài chính nên đã phải kêu gọi đầu tư bên ngoài.
Ngày 12/2/2011, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư - Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn đã tới bàn bạc và ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư.
Cụ thể, phía Bảo Sơn cam kết đầu tư vốn để nâng cấp bệnh viện đa khoa Bảo Long thành bệnh viện tiên tiến ngang tầm quốc tế; nâng cấp xưởng sản xuất đông dược Bảo Long đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP và đưa Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long thành trường phổ thông quốc tế.
Ngày 3/3/2011, hai bên đã đi đến ký kết “Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm”.
Theo hợp đồng này, Bảo Long phải chuyển nhượng cho Bảo Sơn 100% vốn cổ phần của các cổ đông và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ diện tích đất, tài sản xây dựng trên đất, bản quyền thương hiệu sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long; Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long và Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long, với tổng giá trị chuyển nhượng là 227,5 tỷ đồng.
Phía Bảo Long cho rằng Bảo Sơn hiện đã làm thủ tục chuyển nhượng toàn bộ cổ phẩn, thay tên gọi của bệnh viện đa khoa Bảo Long thành bệnh viện đa khoa Bảo Sơn…, nhưng chưa thanh toán hết tiền và không thực hiện cam kết kinh doanh.
“Ông Nguyễn Trường Sơn hứa sau đó sẽ chuyển tiền trả cho các thành viên Bảo Long để tất toán hết công nợ. Chúng tôi đã ký, nhưng đến nay ông Sơn vẫn chưa hề trả đồng nào. Theo hợp đồng chuyển nhượng tài sản và cổ phần, ông Sơn còn phải trả chúng tôi hàng trăm tỷ đồng…”, tờ trình của ông Nguyễn Hữu Khai viết.
Tuy nhiên, theo phản hồi mới nhất từ phía Bảo Sơn, doanh nghiệp này đã thanh toán 227 tỷ đồng cho Bảo Long, nhưng Bảo Long không đồng tình vì cho rằng số tiền này mới chỉ là giá trị toàn bộ diện tích đất và giá trị công trình xây dựng trên đất, trong khi các khoản còn lại như: vốn cổ phần của các cổ đông, phần vốn góp bổ sung của các cổ đông, hạ tầng kỹ thuật, vườn hoa cây cảnh và thương hiệu của 3 đơn vị trên chưa được tính.
Chưa rõ UBND thành phố Hà Nội và các sở ngành chức năng sẽ giải quyết thế nào đối với tờ trình này của ông Nguyễn Hữu Khai. Tuy nhiên, trên góc độ kinh tế, có thể thấy đây là một vụ thâu tóm mà các bên chưa thực sự thống nhất được một cách trọn vẹn các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, dẫn đến các tranh chấp không đáng có.
Trong tờ trình của mình, ông Nguyễn Hữu Khai, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long cho biết trong quá trình hoạt động, do khó khăn tài chính nên đã phải kêu gọi đầu tư bên ngoài.
Ngày 12/2/2011, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư - Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn đã tới bàn bạc và ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư.
Cụ thể, phía Bảo Sơn cam kết đầu tư vốn để nâng cấp bệnh viện đa khoa Bảo Long thành bệnh viện tiên tiến ngang tầm quốc tế; nâng cấp xưởng sản xuất đông dược Bảo Long đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP và đưa Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long thành trường phổ thông quốc tế.
Ngày 3/3/2011, hai bên đã đi đến ký kết “Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm”.
Theo hợp đồng này, Bảo Long phải chuyển nhượng cho Bảo Sơn 100% vốn cổ phần của các cổ đông và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ diện tích đất, tài sản xây dựng trên đất, bản quyền thương hiệu sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long; Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long và Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long, với tổng giá trị chuyển nhượng là 227,5 tỷ đồng.
Phía Bảo Long cho rằng Bảo Sơn hiện đã làm thủ tục chuyển nhượng toàn bộ cổ phẩn, thay tên gọi của bệnh viện đa khoa Bảo Long thành bệnh viện đa khoa Bảo Sơn…, nhưng chưa thanh toán hết tiền và không thực hiện cam kết kinh doanh.
“Ông Nguyễn Trường Sơn hứa sau đó sẽ chuyển tiền trả cho các thành viên Bảo Long để tất toán hết công nợ. Chúng tôi đã ký, nhưng đến nay ông Sơn vẫn chưa hề trả đồng nào. Theo hợp đồng chuyển nhượng tài sản và cổ phần, ông Sơn còn phải trả chúng tôi hàng trăm tỷ đồng…”, tờ trình của ông Nguyễn Hữu Khai viết.
Tuy nhiên, theo phản hồi mới nhất từ phía Bảo Sơn, doanh nghiệp này đã thanh toán 227 tỷ đồng cho Bảo Long, nhưng Bảo Long không đồng tình vì cho rằng số tiền này mới chỉ là giá trị toàn bộ diện tích đất và giá trị công trình xây dựng trên đất, trong khi các khoản còn lại như: vốn cổ phần của các cổ đông, phần vốn góp bổ sung của các cổ đông, hạ tầng kỹ thuật, vườn hoa cây cảnh và thương hiệu của 3 đơn vị trên chưa được tính.
Chưa rõ UBND thành phố Hà Nội và các sở ngành chức năng sẽ giải quyết thế nào đối với tờ trình này của ông Nguyễn Hữu Khai. Tuy nhiên, trên góc độ kinh tế, có thể thấy đây là một vụ thâu tóm mà các bên chưa thực sự thống nhất được một cách trọn vẹn các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, dẫn đến các tranh chấp không đáng có.