Bắt đầu lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt
Tuần làm việc mới của Quốc hội sẽ bắt đầu bằng việc nghe báo cáo về lấy phiếu tín nhiệm
Phần việc đầu tiên của công việc lần đầu tiên diễn ra tại nghị trường - lấy phiếu tín nhiệm - sẽ mở đầu tuần làm việc mới của Quốc hội từ 10 - 14/6.
Sáng thứ Hai, vào lúc 8h, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng báo cáo Quốc hội một số vấn đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Sau khi Quốc hội biểu quyết danh sách những người được Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, các đoàn sẽ thảo luận về nội dung này.
Chiều cùng ngày, vào lúc 16h, các vị đại biểu sẽ quay lại hội trường nghe Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở đoàn và báo cáo về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm và người được lấy phiếu tín nhiệm.
Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được tiến hành khi Quốc hội bầu được Ban kiểm phiếu.
Vào sáng thứ Ba, kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố, ngay sau đó Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Ngày 8/6, trao đổi với báo chí, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, các công việc hậu cần cho việc lấy phiếu tín nhiệm đã được tiến hành đầy đủ. Cũng chưa có đơn thư hay ý kiến cử tri nào liên quan trực tiếp đến các chức danh nằm trong diện lấy phiếu.
Cũng theo giải thích của ông Phúc, để đảm bảo công bằng, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn chỉ được tiến hành sau khi việc lấy phiếu tín nhiệm đã hoàn tất, bắt đầu từ chiều 12/6.
Như thường lệ, kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4 sẽ mở màn cho nội dung được xem là hấp dẫn nhất của các kỳ họp, trước khi một phó thủ tướng báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.
Phần chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp sẽ diễn ra sau đó đến hết ngày 14/6 với 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành, và khép lại với sự đăng đàn của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Cuối ngày thứ Bảy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định danh sách chính thức các vị sẽ trả lời chất vấn trực tiếp. Gồm: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Hàng trăm câu chất vấn bằng văn bản cũng đã được các vị đại biểu gửi đến Thủ tướng và nhiều thành viên khác của Chính phủ. Một số vị cho biết, đã nhận được trả lời bằng văn bản.
Với các nhóm vấn đề dự kiến, nội dung các phiên chất vấn được xem là khá hài hòa cả kinh tế, xã hội và tư pháp. Tuy nhiên, cách xin ý kiến và những vấn đề được dự kiến cũng vẫn khiến một số vị đại biểu băn khoăn.
Trong 5 ngày làm việc, xen giữa lấy phiếu tín nhiệm và chất vấn, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tiếp công dân và dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014 trong ngày thứ Ba.
Sáng thứ Tư, hai nội dung được thảo luận toàn thể là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và việc đàm phán ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt - Lào.
Sáng thứ Hai, vào lúc 8h, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng báo cáo Quốc hội một số vấn đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Sau khi Quốc hội biểu quyết danh sách những người được Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, các đoàn sẽ thảo luận về nội dung này.
Chiều cùng ngày, vào lúc 16h, các vị đại biểu sẽ quay lại hội trường nghe Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở đoàn và báo cáo về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm và người được lấy phiếu tín nhiệm.
Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được tiến hành khi Quốc hội bầu được Ban kiểm phiếu.
Vào sáng thứ Ba, kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố, ngay sau đó Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Ngày 8/6, trao đổi với báo chí, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, các công việc hậu cần cho việc lấy phiếu tín nhiệm đã được tiến hành đầy đủ. Cũng chưa có đơn thư hay ý kiến cử tri nào liên quan trực tiếp đến các chức danh nằm trong diện lấy phiếu.
Cũng theo giải thích của ông Phúc, để đảm bảo công bằng, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn chỉ được tiến hành sau khi việc lấy phiếu tín nhiệm đã hoàn tất, bắt đầu từ chiều 12/6.
Như thường lệ, kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4 sẽ mở màn cho nội dung được xem là hấp dẫn nhất của các kỳ họp, trước khi một phó thủ tướng báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.
Phần chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp sẽ diễn ra sau đó đến hết ngày 14/6 với 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành, và khép lại với sự đăng đàn của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Cuối ngày thứ Bảy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định danh sách chính thức các vị sẽ trả lời chất vấn trực tiếp. Gồm: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Hàng trăm câu chất vấn bằng văn bản cũng đã được các vị đại biểu gửi đến Thủ tướng và nhiều thành viên khác của Chính phủ. Một số vị cho biết, đã nhận được trả lời bằng văn bản.
Với các nhóm vấn đề dự kiến, nội dung các phiên chất vấn được xem là khá hài hòa cả kinh tế, xã hội và tư pháp. Tuy nhiên, cách xin ý kiến và những vấn đề được dự kiến cũng vẫn khiến một số vị đại biểu băn khoăn.
Trong 5 ngày làm việc, xen giữa lấy phiếu tín nhiệm và chất vấn, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tiếp công dân và dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014 trong ngày thứ Ba.
Sáng thứ Tư, hai nội dung được thảo luận toàn thể là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và việc đàm phán ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt - Lào.