Bất động sản cho thuê kéo dài mạch giảm giá
Giá của nhiều loại hình bất động sản cho thuê có xu hướng giảm trong nhiều năm qua
Công ty Savills vừa công bố một bản báo cáo khảo sát thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam, trong đó nêu rõ những diễn biến của thị trường từ nửa cuối năm 2015 đến đầu tháng 9/2016.
Theo đơn vị tư vấn này, trong nửa sau năm 2015, giá thuê của phân khúc bán lẻ cao cấp của Hà Nội đạt mức 124 USD/m2 và Tp.HCM đạt 118 USD/m2. Còn nếu tính từ 2010 – 2015, giá thuê của Hà Nội giảm 3,5%/ năm, trong khi Tp.HCM tăng gần 1%/năm. Phân khúc bán lẻ của Tp.HCM và Hà Nội cùng trong giai đoạn phát triển non trẻ, cả hai thành phố đều có mức giá trung bình tương đương 10% so với Hồng Kông, một trong những thành phố có mức giá cao nhất thế giới , hơn gần gấp đôi so với thị trường xếp thứ hai là Singapore.
Ở mảng văn phòng cho thuê, trong nửa sau 2015, giá thuê văn phòng cao cấp ở Hà Nội đạt 39 USD/m2 và Tp.HCM đạt 51 USD/m2. Từ 2010 đến 2015, giá thuê Hà Nội giảm 4,2%/ năm, trong khi Tp.HCM cũng chỉ tăng nhẹ dưới 1% năm.
Từ 2010 đến 2015, nguồn cung văn phòng ở Tp.HCM tăng khoảng 50% lên 1,5 triệu m2, với hạng A, B và C tăng lần lượt 8%, 6,8% và 10,2%/ năm. Giá thuê ổn định dù công suất cho thuê tăng 27 điểm phần trăm, và mặc dù nguồn cung hạng A tăng thêm 100.000 m2 từ sự gia nhập của Bitexco Financial Tower, Times Square và Vietcombank Tower, hạng A có công suất cho thuê tăng cao nhất ở mức 14 điểm phần trăm.
Về cơ cấu khách thuê, trong suốt hơn 4 năm qua, hai ngành tài chính, bao gồm cả ngân hàng , bảo hiểm và công nghệ thông tin có mức tăng cao nhất, lần lượt là 3 điểm phần trăm và 2 điểm phần trăm. Trong quý 1/2016, tổng số vốn từ các dự án FDI hiện tại và mới đăng ký đạt 2,7 tỷ USD, trong đó nhóm ngành sản xuất và chế biến chiếm 72% và bất động sản chiếm 6%, là hai ngành phát triển mạnh với nhu cầu diện tích văn phòng thấp nhưng nhu cầu vốn cao.
Trong khi đó, giá thuê căn hộ dịch vụ cao cấp tính từ cuối năm 2015 đến nay ở Hà Nội đạt 42 USD/m2 và Tp.HCM đạt 31 USD/m2. Từ 2011 đến 2015, giá thuê của Hà Nội và Tp.HCM giảm lần lượt 1,2%/năm và 0,3%/năm.
Đáng quan ngại nhất là giá thuê mặt bằng bán lẻ ở Tp.HCM giảm trung bình 2%/năm tính từ năm 2012. Khu vực ngoài trung tâm có mức tăng cao nhất ở mức 2,62%. Đây là mục tiêu phát triển mới của nhiều chủ đầu tư cần có quỹ đất lớn để đáp ứng nhu cầu giải trí tăng cao.
Còn tại Hà Nội, giá thuê mặt bàng bán lẻ giảm trung bình 6,8%/năm tính từ 2012, với xu hướng giảm trong cả ba khu vực, mức giảm nhiều nhất thuộc khu vực cao cấp ở mức 7,8%/năm do nhiều trung tâm bán lẻ chất lượng cao gia nhập thị trường ở khu vực ngoài trung tâm có mức giá thuê thấp hơn, dẫn đến làm giảm giá thuê trung bình của 3 khu vực.
Khảo sát của Savills cho thấy, tính 8 tỉnh thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, Tp.HCM. Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, tổng diện tích bán lẻ đạt 2,8 triệu m2, trong đó Tp.HCM và Hà Nội chiếm 75%. Tuy nhiên, các thành phố khác trong khu vực như Bangkok, Singapore và Kuala Lumpur có mật độ cao hơn nhiều so với Việt Nam, lần lượt ở mức 0,9, 0,7 và 0,7 m2 /người.
Theo đơn vị tư vấn này, trong nửa sau năm 2015, giá thuê của phân khúc bán lẻ cao cấp của Hà Nội đạt mức 124 USD/m2 và Tp.HCM đạt 118 USD/m2. Còn nếu tính từ 2010 – 2015, giá thuê của Hà Nội giảm 3,5%/ năm, trong khi Tp.HCM tăng gần 1%/năm. Phân khúc bán lẻ của Tp.HCM và Hà Nội cùng trong giai đoạn phát triển non trẻ, cả hai thành phố đều có mức giá trung bình tương đương 10% so với Hồng Kông, một trong những thành phố có mức giá cao nhất thế giới , hơn gần gấp đôi so với thị trường xếp thứ hai là Singapore.
Ở mảng văn phòng cho thuê, trong nửa sau 2015, giá thuê văn phòng cao cấp ở Hà Nội đạt 39 USD/m2 và Tp.HCM đạt 51 USD/m2. Từ 2010 đến 2015, giá thuê Hà Nội giảm 4,2%/ năm, trong khi Tp.HCM cũng chỉ tăng nhẹ dưới 1% năm.
Từ 2010 đến 2015, nguồn cung văn phòng ở Tp.HCM tăng khoảng 50% lên 1,5 triệu m2, với hạng A, B và C tăng lần lượt 8%, 6,8% và 10,2%/ năm. Giá thuê ổn định dù công suất cho thuê tăng 27 điểm phần trăm, và mặc dù nguồn cung hạng A tăng thêm 100.000 m2 từ sự gia nhập của Bitexco Financial Tower, Times Square và Vietcombank Tower, hạng A có công suất cho thuê tăng cao nhất ở mức 14 điểm phần trăm.
Về cơ cấu khách thuê, trong suốt hơn 4 năm qua, hai ngành tài chính, bao gồm cả ngân hàng , bảo hiểm và công nghệ thông tin có mức tăng cao nhất, lần lượt là 3 điểm phần trăm và 2 điểm phần trăm. Trong quý 1/2016, tổng số vốn từ các dự án FDI hiện tại và mới đăng ký đạt 2,7 tỷ USD, trong đó nhóm ngành sản xuất và chế biến chiếm 72% và bất động sản chiếm 6%, là hai ngành phát triển mạnh với nhu cầu diện tích văn phòng thấp nhưng nhu cầu vốn cao.
Trong khi đó, giá thuê căn hộ dịch vụ cao cấp tính từ cuối năm 2015 đến nay ở Hà Nội đạt 42 USD/m2 và Tp.HCM đạt 31 USD/m2. Từ 2011 đến 2015, giá thuê của Hà Nội và Tp.HCM giảm lần lượt 1,2%/năm và 0,3%/năm.
Đáng quan ngại nhất là giá thuê mặt bằng bán lẻ ở Tp.HCM giảm trung bình 2%/năm tính từ năm 2012. Khu vực ngoài trung tâm có mức tăng cao nhất ở mức 2,62%. Đây là mục tiêu phát triển mới của nhiều chủ đầu tư cần có quỹ đất lớn để đáp ứng nhu cầu giải trí tăng cao.
Còn tại Hà Nội, giá thuê mặt bàng bán lẻ giảm trung bình 6,8%/năm tính từ 2012, với xu hướng giảm trong cả ba khu vực, mức giảm nhiều nhất thuộc khu vực cao cấp ở mức 7,8%/năm do nhiều trung tâm bán lẻ chất lượng cao gia nhập thị trường ở khu vực ngoài trung tâm có mức giá thuê thấp hơn, dẫn đến làm giảm giá thuê trung bình của 3 khu vực.
Khảo sát của Savills cho thấy, tính 8 tỉnh thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, Tp.HCM. Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, tổng diện tích bán lẻ đạt 2,8 triệu m2, trong đó Tp.HCM và Hà Nội chiếm 75%. Tuy nhiên, các thành phố khác trong khu vực như Bangkok, Singapore và Kuala Lumpur có mật độ cao hơn nhiều so với Việt Nam, lần lượt ở mức 0,9, 0,7 và 0,7 m2 /người.