Văn phòng cho thuê: Nam - Bắc cùng khó
Khảo sát thị trường bất động sản cho thuê của một số công ty nghiên cứu cho thấy, quý 1/2012 phân khúc này vẫn ngập chìm trong khó khăn
Khảo sát thị trường bất động sản cho thuê của một số công ty nghiên cứu cho thấy, quý 1/2012 phân khúc này vẫn ngập chìm trong khó khăn.
Văn phòng vẫn khó
Báo cáo của Công ty Savills Việt Nam công bố cuối tuần qua cho thấy, trong quý vừa quá, thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội có có tổng nguồn cung toàn thị trường đạt xấp xỉ 1 triệu m2, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Cầu Giấy và Hoàn Kiếm vẫn là hai quận có nguồn cung lớn nhất, chiếm 43% tổng nguồn cung toàn thị trường.
Tình hình hoạt động thị trường ghi nhận công suất thuê tăng trong khi giá thuê giảm. Công suất thuê trung bình đạt 78%, tăng 3% so với quý trước, trong khi giá thuê trung bình đạt được là khoảng 500.000 VND/m2/tháng, giảm -2% so với quý trước.
Văn phòng hạng A hoạt động hiệu quả hơn do một toà nhà hạng A mới gia nhập thị trường quý trước có tình hình hoạt động tốt. Công suất thuê trung bình của hạng A đạt 71%, tăng 8 % so với quý trước trong khi giá thuê đạt 680.000 đồng/m2/tháng, không thay đổi so với quý trước.
Hoàn Kiếm vẫn là quận có công suất thuê cao nhất. Đống Đa, Cầu Giấy, Long Biên và Từ Liêm đều có công suất thuê tăng nhẹ từ 1 - 2% trong khi tình hình hoạt động tại các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng và Tây Hồ không thay đổi so với quý trước.
Trong khi đó, nguồn cầu sau khi tăng mạnh quý trước do một số dự án lớn vừa gia nhập thị trường, diện tích cho thuê thêm quý này đã giảm mạnh -33%. Tổng diện tích cho thuê thêm đạt xấp xỉ 23.000 m2. Nguyên nhân được xác định là do số doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2011 giảm cả về số lượng và tổng vốn đăng ký.
Theo khảo sát của Savills, đến năm 2014, xấp xỉ 1,1 triệu m2 diện tích văn phòng mới từ 80 dự án sẽ gia nhập thị trường Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư đã thay đổi mục đích sử dụng đất của các dự án văn phòng sang các hạng mục khác như căn hộ dịch vụ hay căn hộ để bán nhằm tăng tính thanh khoản của dự án.
Một khảo sát của Công ty Colliers International tại thị trường Tp.HCM cũng cho kết quả tương tự. Theo đó, trong quý vừa qua, thị trường văn phòng cho thuê tại Tp.HCM tiếp tục sụt giảm về giá do áp lực cạnh tranh lớn giữa các tòa nhà hiện hữu cũng như nguồn cung tương lai lớn dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tương lai.
Giá thuê trung bình của tất cả các hạng đạt 25,5 USD/m2/tháng, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi tổng nguồn cung đạt khoảng 1,94 triệu m3, tăng 7% theo năm.
Đáng chú ý là giá thuê văn phòng hạng A trong quý 1 tại Tp.HCM giảm đáng kể, đạt 36,7%, giảm khoảng 7% so với quý 1/2011. Đây là mức giá cho thuê thấp nhất kể từ năm 2006 và chỉ bằng ½ giá thuê trung bình các hạng của năm 2007. Công suất thuê trung bình của tất cả tòa nhà hạng A đạt 89,8%, giảm 2% theo quý và 4% theo năm.
Dự báo của Colliers International cũng cho thấy, triển vọng của thị trường văn phòng tại Tp.HCM trong thời gian tới cũng không mấy sáng sủa khi tiếp tục phải đối mặt với áp lực cạnh tranh cao do kinh tế khó khăn và nguồn cung tương đối lớn.
Hiện khá nhiều chủ đầu tư phải áp dụng các hình thức ưu đãi và khuyến mại nhằm thu hút khách thuê, thậm chí không ít tòa nhà đã được chủ đầu tư chuyển sang cho thuê theo kiểu căn hộ dịch vụ hoặc bán đứt.
Dự báo trong nửa cuối năm 2012 này, một số dự án như Times Square, tòa nhà M&C và trung tâm Eden A sẽ đi vào hoạt động, cung cấp thêm cho thị trường khoảng 147.000 m2 sàn cho thuê.
Thuê để ở ổn hơn
Theo khỏa sát của Savills Việt Nam trong phân khúc cho thuê, chỉ có mảng căn hộ dịch vụ và thị trường bán lẻ là có tình hình khả quan hơn chút ít.
Nguồn cung thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội trong quý 1/2012 có tổng cộng 2.870 căn từ 46 tòa nhà, tăng 4% so với quý trước. Giá thuê trung bình quý 1/2012 đạt khoảng 580.000 đồng/ m²/ tháng, tăng nhẹ 2,2% so với quý trước.
Công suất trung bình của toàn thị trường giữ nguyên so với quý trước, đạt 76%. Trong khi đó, công suất thuê của hạng A khá thấp so với hạng B và hạng C. Công suất trung bình của hạng A chỉ đạt khoảng 67%, trong khi của hạng B và C đạt gần 91%. So với quý /2011. Công suất thuê của hạng A tăng 0,4%, hạng B tăng 2,8%, trong khi hạng C giảm 2,3%.
Giá thuê trung bình tăng ở cả ba hạng A, B và C. Cụ thể, hạng A tăng 4,6%, hạng B tăng 0,5% và hạng C tăng 0,6% so với quý trước.
Nguồn cầu của căn hộ dịch vụ trong quý 1/2012 đã tăng nhẹ 1% so với quý trước và tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, xét trên số lượng căn hộ cho thuê.
Việc Hà Nội mở rộng về phía Tây khiến cho các công ty có xu hướng chuyển dần về phía Tây. Kết quả là nhu cầu căn hô dịch vụ ở hai quận Cầu Giấy và Từ Liêm đã tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở mảng thị trường bán lẻ, tín hiệu đáng mừng là dù nguồn cung tăng khá mạnh (đạt 656.600 m2, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước), song công suất thuê trung bình vẫn đạt khoảng 89%, không thay đổi so với quý trước. Trong khi giá thuê ở khu vực trung tâm đạt mức cao, giá thuê ở khu vực ngoại thành giảm nhẹ nhằm thu hút khách thuê mới.
Tại một số dự án, diện tích bán lẻ đã được cho thuê, tuy nhiên, rất nhiều khách thuê vẫn chưa chuyển đến để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các nhà phát triển bán lẻ mạnh vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh trong khi các đối thủ yếu kém buộc phải ra khỏi thị trường.
Theo Savills, với thực tế loại hình bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm khoảng 17% tại Việt Nam, tiềm năng để các nhà đầu tư bán lẻ phát triển trung tâm thương mại hiện đại là rất lớn.
Savills nhìn nhận, trong 3 năm tới, khoảng 1,6 triệu m2 từ 90 dự án sẽ gia nhập thị trường bán lẻ Hà Nội. Trong đó, thị trường đang mở rộng ra phía khu vực ngoại thành với lượng cung lớn ở các quận Hà Đông, Từ Liêm và Thanh Xuân.
Văn phòng vẫn khó
Báo cáo của Công ty Savills Việt Nam công bố cuối tuần qua cho thấy, trong quý vừa quá, thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội có có tổng nguồn cung toàn thị trường đạt xấp xỉ 1 triệu m2, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Cầu Giấy và Hoàn Kiếm vẫn là hai quận có nguồn cung lớn nhất, chiếm 43% tổng nguồn cung toàn thị trường.
Tình hình hoạt động thị trường ghi nhận công suất thuê tăng trong khi giá thuê giảm. Công suất thuê trung bình đạt 78%, tăng 3% so với quý trước, trong khi giá thuê trung bình đạt được là khoảng 500.000 VND/m2/tháng, giảm -2% so với quý trước.
Văn phòng hạng A hoạt động hiệu quả hơn do một toà nhà hạng A mới gia nhập thị trường quý trước có tình hình hoạt động tốt. Công suất thuê trung bình của hạng A đạt 71%, tăng 8 % so với quý trước trong khi giá thuê đạt 680.000 đồng/m2/tháng, không thay đổi so với quý trước.
Hoàn Kiếm vẫn là quận có công suất thuê cao nhất. Đống Đa, Cầu Giấy, Long Biên và Từ Liêm đều có công suất thuê tăng nhẹ từ 1 - 2% trong khi tình hình hoạt động tại các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng và Tây Hồ không thay đổi so với quý trước.
Trong khi đó, nguồn cầu sau khi tăng mạnh quý trước do một số dự án lớn vừa gia nhập thị trường, diện tích cho thuê thêm quý này đã giảm mạnh -33%. Tổng diện tích cho thuê thêm đạt xấp xỉ 23.000 m2. Nguyên nhân được xác định là do số doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2011 giảm cả về số lượng và tổng vốn đăng ký.
Theo khảo sát của Savills, đến năm 2014, xấp xỉ 1,1 triệu m2 diện tích văn phòng mới từ 80 dự án sẽ gia nhập thị trường Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư đã thay đổi mục đích sử dụng đất của các dự án văn phòng sang các hạng mục khác như căn hộ dịch vụ hay căn hộ để bán nhằm tăng tính thanh khoản của dự án.
Một khảo sát của Công ty Colliers International tại thị trường Tp.HCM cũng cho kết quả tương tự. Theo đó, trong quý vừa qua, thị trường văn phòng cho thuê tại Tp.HCM tiếp tục sụt giảm về giá do áp lực cạnh tranh lớn giữa các tòa nhà hiện hữu cũng như nguồn cung tương lai lớn dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tương lai.
Giá thuê trung bình của tất cả các hạng đạt 25,5 USD/m2/tháng, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi tổng nguồn cung đạt khoảng 1,94 triệu m3, tăng 7% theo năm.
Đáng chú ý là giá thuê văn phòng hạng A trong quý 1 tại Tp.HCM giảm đáng kể, đạt 36,7%, giảm khoảng 7% so với quý 1/2011. Đây là mức giá cho thuê thấp nhất kể từ năm 2006 và chỉ bằng ½ giá thuê trung bình các hạng của năm 2007. Công suất thuê trung bình của tất cả tòa nhà hạng A đạt 89,8%, giảm 2% theo quý và 4% theo năm.
Dự báo của Colliers International cũng cho thấy, triển vọng của thị trường văn phòng tại Tp.HCM trong thời gian tới cũng không mấy sáng sủa khi tiếp tục phải đối mặt với áp lực cạnh tranh cao do kinh tế khó khăn và nguồn cung tương đối lớn.
Hiện khá nhiều chủ đầu tư phải áp dụng các hình thức ưu đãi và khuyến mại nhằm thu hút khách thuê, thậm chí không ít tòa nhà đã được chủ đầu tư chuyển sang cho thuê theo kiểu căn hộ dịch vụ hoặc bán đứt.
Dự báo trong nửa cuối năm 2012 này, một số dự án như Times Square, tòa nhà M&C và trung tâm Eden A sẽ đi vào hoạt động, cung cấp thêm cho thị trường khoảng 147.000 m2 sàn cho thuê.
Thuê để ở ổn hơn
Theo khỏa sát của Savills Việt Nam trong phân khúc cho thuê, chỉ có mảng căn hộ dịch vụ và thị trường bán lẻ là có tình hình khả quan hơn chút ít.
Nguồn cung thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội trong quý 1/2012 có tổng cộng 2.870 căn từ 46 tòa nhà, tăng 4% so với quý trước. Giá thuê trung bình quý 1/2012 đạt khoảng 580.000 đồng/ m²/ tháng, tăng nhẹ 2,2% so với quý trước.
Công suất trung bình của toàn thị trường giữ nguyên so với quý trước, đạt 76%. Trong khi đó, công suất thuê của hạng A khá thấp so với hạng B và hạng C. Công suất trung bình của hạng A chỉ đạt khoảng 67%, trong khi của hạng B và C đạt gần 91%. So với quý /2011. Công suất thuê của hạng A tăng 0,4%, hạng B tăng 2,8%, trong khi hạng C giảm 2,3%.
Giá thuê trung bình tăng ở cả ba hạng A, B và C. Cụ thể, hạng A tăng 4,6%, hạng B tăng 0,5% và hạng C tăng 0,6% so với quý trước.
Nguồn cầu của căn hộ dịch vụ trong quý 1/2012 đã tăng nhẹ 1% so với quý trước và tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, xét trên số lượng căn hộ cho thuê.
Việc Hà Nội mở rộng về phía Tây khiến cho các công ty có xu hướng chuyển dần về phía Tây. Kết quả là nhu cầu căn hô dịch vụ ở hai quận Cầu Giấy và Từ Liêm đã tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở mảng thị trường bán lẻ, tín hiệu đáng mừng là dù nguồn cung tăng khá mạnh (đạt 656.600 m2, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước), song công suất thuê trung bình vẫn đạt khoảng 89%, không thay đổi so với quý trước. Trong khi giá thuê ở khu vực trung tâm đạt mức cao, giá thuê ở khu vực ngoại thành giảm nhẹ nhằm thu hút khách thuê mới.
Tại một số dự án, diện tích bán lẻ đã được cho thuê, tuy nhiên, rất nhiều khách thuê vẫn chưa chuyển đến để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các nhà phát triển bán lẻ mạnh vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh trong khi các đối thủ yếu kém buộc phải ra khỏi thị trường.
Theo Savills, với thực tế loại hình bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm khoảng 17% tại Việt Nam, tiềm năng để các nhà đầu tư bán lẻ phát triển trung tâm thương mại hiện đại là rất lớn.
Savills nhìn nhận, trong 3 năm tới, khoảng 1,6 triệu m2 từ 90 dự án sẽ gia nhập thị trường bán lẻ Hà Nội. Trong đó, thị trường đang mở rộng ra phía khu vực ngoại thành với lượng cung lớn ở các quận Hà Đông, Từ Liêm và Thanh Xuân.