Bất động sản Hà Nội: Giao dịch và giá cùng tăng mạnh
Cuối quý 1 và đầu quý 2/2010, giá bất động sản tại Hà Nội tăng bình quân 30%, có khu vực tăng hơn 40% so với quý 4/2009
Cuối quý 1 và đầu quý 2/2010, giá bất động sản tại Hà Nội tăng bình quân 30%, có khu vực tăng hơn 40% so với quý 4/2009.
Đây là thông tin tại báo cáo tình hình thị trường bất động sản tại khu vực đang xem xét quy hoạch Hà Nội của Chính phủ, được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội tại phiên họp sáng nay (2/6).
Báo cáo này vừa được thực hiện theo yêu cầu của các vị đại biểu trong quá trình chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ bảy.
Việc thu thập thông tin tại bản báo cáo, theo Bộ Xây dựng, được thực hiện qua bốn kênh chính: từ các sàn giao dịch bất động sản, qua làm việc trực tiếp với UBND các huyện thuộc vùng quy hoạch Hà Nội, báo cáo của Cục Thuế Hà Nội và khảo sát thực tế tại các khu vực có giao dịch sôi động.
Hà Đông: Cao nhất 70 triệu đồng/m2
Từ tháng 1/2010 đến nay, giá đất đã tăng liên tục tại hầu hết các dự án phát triển khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở tại tất cả các khu vực của thành phố Hà Nội, báo cáo cho biết.
Theo đó, giá tăng mạnh nhất ở khu vực phía tây thành phố, các dự án khu vực quận Hà Đông có giá chuyển nhượng trong tháng Năm tăng trung bình 40% so với tháng 12/2009.
Các dự án dọc đường Lê Trọng Tấn kéo dài hiện đang chào bán trên thị trường tự do từ 40 - 60 triệu đồng/m2; đất nền dự án Văn Khê, Mỗ Lao từ 60 -70 triệu đồng/m2; khu vực An Khánh (Hoài Đức) từ 35 - 40 triệu đồng/m2; tại Quốc Oai khoảng 20 - 30 triệu đồng/m2.
Riêng căn hộ chung cư giá ổn định ở mức cao, lượng giao dịch trong những tháng đầu năm ở mức trung bình, hiện nay đang ở mức thấp.
Khu vực phía bắc và đông, đất nền và giá cả trên thị trường tự do cũng tăng khoảng 30% so với tháng 12/2009. Tại khu vực Gia Lâm (Việt Hưng, Sài Đồng) dao động từ 35 - 40 triệu đồng/m2. Đất nền tại các dự án khu vực Mê Linh từ 10 - 12 triệu đồng/m2.
Đáng chú ý, với các khu dân cư chưa có quy hoạch khu vực phía tây, giá các loại đất giao dịch đất thổ cư, nhất là đất giãn dân gia tăng mạnh và chỉ giảm từ giữa tháng 5 đến nay. Huyện Thạch Thất có 1.284 hồ sơ giao dịch, Ba Vì có 425 hồ sơ, Quốc Oai có 438 hồ sơ, Mê Linh có 450 và Thường Tín có 468 hồ sơ.
Giá đất thổ cư mặt đường liên huyện, liên xã tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai tại thời điểm đầu tháng 5 được chào bán với mức trung bình từ 8- 12 triệu/m2.
Tại các khu vực khác như Gia Lâm, đất thổ cư có giá 10-15 triệu đồng/m2; Mê Linh, Sóc Sơn từ 5 -7 triệu đồng/m2; Ngọc Hồi (Thường Tín) từ 15 – 20 triệu đồng/m2.
Chủ yếu là đầu cơ
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, lượng giao dịch và giá chuyển nhượng được chào bán trên thị trường tự do (gồm các loại đất thổ cư, đất cây lâu năm đã có sổ đỏ tại nhiều địa bàn, trong đó có các địa điểm đang được xem xét quy hoạch Thủ đô) đã tăng mạnh trong quý 1 và đầu quý 2.
Tuy nhiên, chủ yếu là việc mua đi bán lại giữa những người đầu cơ với nhau. Đã xuất hiện tình trạng "làm giá", tung tin đồn, giao dịch ảo để đẩy giá lên cao, nhất là tại Thạch Thất, Ba Vì.
Việc lấy ý kiến nhân dân rộng rãi về quy hoạch chung Thủ đô cũng được coi là nguyên nhân khiến thị trường bất động sản tại các khu vực xa trung tâm thêm sôi động, Chính phủ nhìn nhận.
Để bình ổn thị trường bất động sản, nhất là tại các khu vực đang xem xét quy hoạch Thủ đô, Chính phủ đã xác định sẽ triển khai sớm nhiều biện pháp. Trong đó có việc thông tin tới toàn xã hội về lộ trình hình thành, triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư, để người dân nắm bắt thông tin.
UBND thành phố Hà Nội được giao triển khai ngay việc lập quy hoạch các điểm dân cư nông thôn tại các huyện ngoại thành để quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
Các bộ, ngành liên quan cũng được yêu cầu "mạnh tay" với các trường hợp tung tin thất thiệt, lừa đảo kiếm lời bất chính và làm mất trật tự, an ninh xã hội.
Đây là thông tin tại báo cáo tình hình thị trường bất động sản tại khu vực đang xem xét quy hoạch Hà Nội của Chính phủ, được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội tại phiên họp sáng nay (2/6).
Báo cáo này vừa được thực hiện theo yêu cầu của các vị đại biểu trong quá trình chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ bảy.
Việc thu thập thông tin tại bản báo cáo, theo Bộ Xây dựng, được thực hiện qua bốn kênh chính: từ các sàn giao dịch bất động sản, qua làm việc trực tiếp với UBND các huyện thuộc vùng quy hoạch Hà Nội, báo cáo của Cục Thuế Hà Nội và khảo sát thực tế tại các khu vực có giao dịch sôi động.
Hà Đông: Cao nhất 70 triệu đồng/m2
Từ tháng 1/2010 đến nay, giá đất đã tăng liên tục tại hầu hết các dự án phát triển khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở tại tất cả các khu vực của thành phố Hà Nội, báo cáo cho biết.
Theo đó, giá tăng mạnh nhất ở khu vực phía tây thành phố, các dự án khu vực quận Hà Đông có giá chuyển nhượng trong tháng Năm tăng trung bình 40% so với tháng 12/2009.
Các dự án dọc đường Lê Trọng Tấn kéo dài hiện đang chào bán trên thị trường tự do từ 40 - 60 triệu đồng/m2; đất nền dự án Văn Khê, Mỗ Lao từ 60 -70 triệu đồng/m2; khu vực An Khánh (Hoài Đức) từ 35 - 40 triệu đồng/m2; tại Quốc Oai khoảng 20 - 30 triệu đồng/m2.
Riêng căn hộ chung cư giá ổn định ở mức cao, lượng giao dịch trong những tháng đầu năm ở mức trung bình, hiện nay đang ở mức thấp.
Khu vực phía bắc và đông, đất nền và giá cả trên thị trường tự do cũng tăng khoảng 30% so với tháng 12/2009. Tại khu vực Gia Lâm (Việt Hưng, Sài Đồng) dao động từ 35 - 40 triệu đồng/m2. Đất nền tại các dự án khu vực Mê Linh từ 10 - 12 triệu đồng/m2.
Đáng chú ý, với các khu dân cư chưa có quy hoạch khu vực phía tây, giá các loại đất giao dịch đất thổ cư, nhất là đất giãn dân gia tăng mạnh và chỉ giảm từ giữa tháng 5 đến nay. Huyện Thạch Thất có 1.284 hồ sơ giao dịch, Ba Vì có 425 hồ sơ, Quốc Oai có 438 hồ sơ, Mê Linh có 450 và Thường Tín có 468 hồ sơ.
Giá đất thổ cư mặt đường liên huyện, liên xã tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai tại thời điểm đầu tháng 5 được chào bán với mức trung bình từ 8- 12 triệu/m2.
Tại các khu vực khác như Gia Lâm, đất thổ cư có giá 10-15 triệu đồng/m2; Mê Linh, Sóc Sơn từ 5 -7 triệu đồng/m2; Ngọc Hồi (Thường Tín) từ 15 – 20 triệu đồng/m2.
Chủ yếu là đầu cơ
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, lượng giao dịch và giá chuyển nhượng được chào bán trên thị trường tự do (gồm các loại đất thổ cư, đất cây lâu năm đã có sổ đỏ tại nhiều địa bàn, trong đó có các địa điểm đang được xem xét quy hoạch Thủ đô) đã tăng mạnh trong quý 1 và đầu quý 2.
Tuy nhiên, chủ yếu là việc mua đi bán lại giữa những người đầu cơ với nhau. Đã xuất hiện tình trạng "làm giá", tung tin đồn, giao dịch ảo để đẩy giá lên cao, nhất là tại Thạch Thất, Ba Vì.
Việc lấy ý kiến nhân dân rộng rãi về quy hoạch chung Thủ đô cũng được coi là nguyên nhân khiến thị trường bất động sản tại các khu vực xa trung tâm thêm sôi động, Chính phủ nhìn nhận.
Để bình ổn thị trường bất động sản, nhất là tại các khu vực đang xem xét quy hoạch Thủ đô, Chính phủ đã xác định sẽ triển khai sớm nhiều biện pháp. Trong đó có việc thông tin tới toàn xã hội về lộ trình hình thành, triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư, để người dân nắm bắt thông tin.
UBND thành phố Hà Nội được giao triển khai ngay việc lập quy hoạch các điểm dân cư nông thôn tại các huyện ngoại thành để quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
Các bộ, ngành liên quan cũng được yêu cầu "mạnh tay" với các trường hợp tung tin thất thiệt, lừa đảo kiếm lời bất chính và làm mất trật tự, an ninh xã hội.