Bệnh thận mạn tính có thể gia tăng trên toàn cầu do Covid-19
Tạp chí Lancet gần đây đã công bố một nghiên cứu về tính toán gánh nặng sức khỏe toàn cầu của bệnh thận mạn tính (một phần của Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu hàng năm). Nghiên cứu dịch tễ học quan sát này là một trong số nhiều nghiên cứu được thiết kế để tính toán và so sánh tác động sức khỏe của 359 bệnh và thương tật, và 85 yếu tố nguy cơ trên 195 quốc gia.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin từ các tài liệu được xuất bản, hồ sơ y tế, đăng ký bệnh thận giai đoạn cuối và dữ liệu khảo sát hộ gia đình. Họ đã sử dụng mô hình thống kê để tính toán gánh nặng toàn cầu của bệnh thận mạn tính, bao gồm các tính toán về tỷ lệ tử vong, số năm tử vong và số năm điều chỉnh cho tình trạng khuyết tật.Báo cáo cho biết, trên toàn cầu gần 700 triệu người mắc thận mạn tính trong năm 2017 và 1,2 triệu người đã chết vì căn bệnh này. Tỷ lệ bệnh thận giai đoạn cuối được điều trị bằng lọc máu cũng tăng 43,1% cùng với ghép thận đã tăng 34,4%.Đó là chưa kể, các bác sĩ và nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng virus SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến chức năng thận trong quá trình phát bệnh, thậm chí là tác động kéo dài đến sau khi người bệnh đã hồi phục. Một số người bị Covid-19 nghiêm trọng có dấu hiệu tổn thương thận, ngay cả khi họ không có vấn đề về thận trước đây. Các báo cáo sơ bộ cho thấy, có tới 30% bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 ở Trung Quốc và New York bị tổn thương thận mức độ trung bình hoặc nặng. Theo những bác sĩ ở New York, con số thực tế thậm chí còn cao hơn.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin từ các tài liệu được xuất bản, hồ sơ y tế, đăng ký bệnh thận giai đoạn cuối và dữ liệu khảo sát hộ gia đình. Họ đã sử dụng mô hình thống kê để tính toán gánh nặng toàn cầu của bệnh thận mạn tính, bao gồm các tính toán về tỷ lệ tử vong, số năm tử vong và số năm điều chỉnh cho tình trạng khuyết tật.Báo cáo cho biết, trên toàn cầu gần 700 triệu người mắc thận mạn tính trong năm 2017 và 1,2 triệu người đã chết vì căn bệnh này. Tỷ lệ bệnh thận giai đoạn cuối được điều trị bằng lọc máu cũng tăng 43,1% cùng với ghép thận đã tăng 34,4%.Đó là chưa kể, các bác sĩ và nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng virus SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến chức năng thận trong quá trình phát bệnh, thậm chí là tác động kéo dài đến sau khi người bệnh đã hồi phục. Một số người bị Covid-19 nghiêm trọng có dấu hiệu tổn thương thận, ngay cả khi họ không có vấn đề về thận trước đây. Các báo cáo sơ bộ cho thấy, có tới 30% bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 ở Trung Quốc và New York bị tổn thương thận mức độ trung bình hoặc nặng. Theo những bác sĩ ở New York, con số thực tế thậm chí còn cao hơn.
Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về thận ở bệnh nhân Covid-19 bao gồm: lượng protein cao trong nước tiểu và tuần hoàn máu bất thường. Trong một số trường hợp, tổn thương thận nghiêm trọng đến mức người bệnh phải lọc máu. Theo báo cáo của các quốc gia có nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, những bệnh viện hiện đang bị thiếu máy móc và chất lỏng vô trùng cần thiết để chạy thận.Nhiều bệnh nhân bị Covid-19 nặng đồng thời cũng mắc các bệnh mãn tính, bao gồm huyết áp cao và tiểu đường. Cả hai yếu tố này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Mặt khác, các bác sĩ cũng nhận thấy tổn thương thận ở những người không có vấn đề về thận trước khi nhiễm coronavirus.GS. TS. Theo Vos tại Viện nghiên cứu và đánh giá sức khỏe tại Đại học Washington, Seattle cho biết, bệnh thận mãn tính là một kẻ giết người toàn cầu. Bằng chứng rất rõ ràng là hệ thống y tế của nhiều quốc gia không thể theo kịp nhu cầu lọc máu. Khi các trường hợp mắc thận mạn tính vượt xa và vượt quá khả năng xử lý của các hệ thống y tế, hậu quả là người bệnh sẽ tử vong.
Triệu chứng của bệnh thận mạn tính thường kín đáo và dễ bỏ qua, bởi vậy cần lưu ý các triệu chứng sau: Thay đổi khi đi tiểu (tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt hay màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...); Phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt...; Hơi thở của người bệnh thường có mùi; Có cảm giác buồn nôn và nôn (do urê huyết gây nên tình trạng này). Cùng với đó, do thiếu máu, người bệnh thận mạn tính thường thở nông; Cảm giác lúc nào cũng ớn lạnh; Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung. Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.
Bệnh thận mạn tính có thể tiến triển trong nhiều năm, từ chức năng thận dưới bình thường đến suy thận mạn tính. Do tiến triển của bệnh có thể chậm lại ở các giai đoạn đầu và các phương pháp điều trị, các thay đổi trong lối sống cũng có thể làm giảm quá trình tiến triển của bệnh thận mạn tính nên việc chẩn đoán sớm và tích cực tìm nguyên nhân cũng như kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể điều trị khỏi hẳn hoặc làm giảm, chậm quá trình tiến triển của suy thận. Bởi vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên, người bệnh nên đến các bệnh viện có chuyên khoa để được khám, làm các xét nghiệm cần thiết.
(Theo Medical News Today)