Bí ẩn chung cư mini
Nhiều vấn đề xung quanh việc mua bán, sử dụng chung cư mini cần được làm rõ, trước khi nảy sinh những rắc rối khó lường
Nhiều vấn đề xung quanh việc mua bán, sử dụng chung cư mini cần được làm rõ, trước khi nảy sinh những rắc rối khó lường.
Câu chuyện về chung cư mini bắt đầu "nóng" lên từ hồi đầu năm ngoái. Một số hộ gia đình có đất đã tự bỏ vốn xây lên những khu chung cư nhỏ, với tổng diện tích khoảng 100 - 200 m2, đủ cho khoảng 15 -20 hộ sinh sống rồi đem bán cho những ai có nhu cầu.
Ngay lập tức, phương thức kinh doanh này đã phát huy hiệu quả. Hàng trăm người có nhu cầu về nhà ở đã chuyển hướng từ mua chung cư cũ hay nhà đất ở ngoại thành, sang tìm mua chung cư mini ở ngay nội thành với mức giá vừa phải.
Im lặng khó hiểu
Đi đầu trong “phong trào” xây chung cư mini tại Hà Nội phải kể đến các gia đình tại quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Hai Bà Trưng. Trong đó, riêng khu vực Dịch Vọng (Cầu Giấy) tính đến nay đã có trên 10 khu chung cư mini đã được các chủ đầu tư bán hết cho khách hàng.
Để tìm được một căn hộ chung cư mini vào thời điểm này, khách hàng thường phải nhờ cậy qua các trung tâm môi giới nhà đất trên địa bàn thành phố. “Vào vai” một khách hàng tìm mua căn hộ chung cư mini, người viết đã tiếp xúc với đại diện nhiều trung tâm môi giới nhà đất trên đường Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy). Điểm chung dễ nhận thấy là họ tỏ ra khá “dè chừng” với những thông tin cung cấp về chung cư mini, thậm chí có nhân viên còn hỏi: "Anh có phải nhà báo không?".
Khi người viết chuyển hướng sang tìm hiểu thông tin từ phía các chủ đầu tư lẫn những khách hàng đang sử dụng chung cư mini thì phần lớn đều… im lặng đến khó hiểu. Câu hỏi được đặt ra là: liệu có điều gì bí hiểm sau mỗi hợp đồng mua bán chung cư mini hiện nay?
Đánh bạc gia tài?
Bức xúc trước thái độ và thất hứa của chủ nhà chung cư mini, chị Bùi Minh Huệ, chủ căn hộ chung cư mini tại ngõ 235 phố Yên Hòa (Cầu Giấy) cho hay, do không đủ tiền mua chung cư tại các dự án lớn, nên sau khi được người quen giới thiệu, chị đã mua một căn hộ chung cư mini tại đây với giá 600 triệu đồng vào đầu năm ngoái.
Theo chị Huệ, trước khi quyết định mua căn hộ trên, chị cũng đã tìm hiểu kỹ về nguồn gốc và các điều khoản ràng buộc với chủ nhà. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dù vẫn đang ở trong căn nhà do mình bỏ tiền ra mua nhưng chị vẫn có cảm giác như đang mang cả gia tài đi đánh bạc, bởi ngoài bản hợp đồng mua bán nhà viết tay ra, không có một giấy tờ nào khác đảm bảo pháp lý cho chị nếu chẳng may xảy ra tranh chấp.
"Giấy chứng nhận sử dụng đất và sở hữu nhà được chủ chung cư mini hứa làm cho ngay sau khi giao nhà. Thế nhưng, tính đến nay đã gần hai năm sau khi dọn về ở nhưng chủ chung cư vẫn chưa “đả động” gì đến chuyện làm giấy tờ cho các hộ", chị Huệ nói.
Càng thất vọng hơn, khi chị Huệ được một cán bộ văn phòng nhà đất quận Cầu Giấy cho hay, những căn hộ chung cư như của chị không thuộc diện được cấp sổ đỏ hay sổ hồng, vì chưa có pháp luật nào quy định cụ thể.
Theo một số người dân sống trong ngõ 235 Yên Hòa, sở dĩ gần đây các gia đình sống trong các khu chung cư mini không muốn tiết lộ thông tin gì với báo chí vì họ sợ lại “tai lây vạ gió”. Bởi, phần vì họ đã bị thua thiệt khi ký hợp đồng mua nhà theo dạng thỏa thuận, nếu không may xảy ra tranh chấp thì họ lại càng bị hớ hơn, có thể bị truy thu thuế, hay thậm chí là mất trắng cả căn nhà hàng trăm triệu, vì trên thực tế đất vẫn thuộc sở hữu của chủ nhà chung cư.
“Chi bằng, cứ ngậm bồ hòn làm ngọt, trông chờ vào lòng tốt của chủ chung cư hay sự quan tâm của các cơ quan quản lý”, chị Huệ thở dài.
Vẫn phải chờ
Trả lời những vấn đề liên quan đến chung cư mini, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà cho biết, pháp luật không cấm người dân xây dựng chung cư tư nhân. Tuy nhiên, để xây dựng nên khu nhà chung cư, chủ đầu tư phải được các cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép. Trong giấy phép phải nêu rõ được phương án kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế cũng như phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về xây dựng, an toàn, chống cháy nổ, an ninh…
Thế nhưng, trên thực tế, để tránh phải nộp các khoản thuế, phí, lệ phí…, hầu hết chủ đầu tư các công trình chung cư mini chỉ xin cấp giấy phép xây nhà để ở.
Một điều đáng nói ở đây là sự “làm ngơ” khó hiểu của chính quyền và cơ quan quản lý tại các khu vực có chung cư mini được xây dựng. Bởi lẽ, có rất nhiều khu chung cư mini được xây dựng từ 2 năm nay, với cảnh quan, thiết kế bị phá vỡ đã gây nên không ít khó khăn, lộn xộn cho các hộ dân xung quanh. Song khi đề cập đến trách nhiệm, nhiều vị đã “an nhiên” trả lời: chỉ biết qua báo chí (?!).
Đáng chú ý, theo ông Phùng Văn Nghệ, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), không nên phân biệt khái niệm chung cư cao tầng của tư nhân hay Nhà nước. Khi xây dựng, chủ đầu tư phải lập dự án và hoàn thiện các thủ tục pháp lý có liên quan.
Ông Nghệ cho biết, về lý, những người dân mua căn hộ tại những chung cư cao do cá nhân xây dựng vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Do đó, sắp tới cơ quan này sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo mẫu mới, trong đó sẽ xem xét việc đến đối tượng là các chung cư mini của tư nhân.
Câu chuyện về chung cư mini bắt đầu "nóng" lên từ hồi đầu năm ngoái. Một số hộ gia đình có đất đã tự bỏ vốn xây lên những khu chung cư nhỏ, với tổng diện tích khoảng 100 - 200 m2, đủ cho khoảng 15 -20 hộ sinh sống rồi đem bán cho những ai có nhu cầu.
Ngay lập tức, phương thức kinh doanh này đã phát huy hiệu quả. Hàng trăm người có nhu cầu về nhà ở đã chuyển hướng từ mua chung cư cũ hay nhà đất ở ngoại thành, sang tìm mua chung cư mini ở ngay nội thành với mức giá vừa phải.
Im lặng khó hiểu
Đi đầu trong “phong trào” xây chung cư mini tại Hà Nội phải kể đến các gia đình tại quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Hai Bà Trưng. Trong đó, riêng khu vực Dịch Vọng (Cầu Giấy) tính đến nay đã có trên 10 khu chung cư mini đã được các chủ đầu tư bán hết cho khách hàng.
Để tìm được một căn hộ chung cư mini vào thời điểm này, khách hàng thường phải nhờ cậy qua các trung tâm môi giới nhà đất trên địa bàn thành phố. “Vào vai” một khách hàng tìm mua căn hộ chung cư mini, người viết đã tiếp xúc với đại diện nhiều trung tâm môi giới nhà đất trên đường Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy). Điểm chung dễ nhận thấy là họ tỏ ra khá “dè chừng” với những thông tin cung cấp về chung cư mini, thậm chí có nhân viên còn hỏi: "Anh có phải nhà báo không?".
Khi người viết chuyển hướng sang tìm hiểu thông tin từ phía các chủ đầu tư lẫn những khách hàng đang sử dụng chung cư mini thì phần lớn đều… im lặng đến khó hiểu. Câu hỏi được đặt ra là: liệu có điều gì bí hiểm sau mỗi hợp đồng mua bán chung cư mini hiện nay?
Đánh bạc gia tài?
Bức xúc trước thái độ và thất hứa của chủ nhà chung cư mini, chị Bùi Minh Huệ, chủ căn hộ chung cư mini tại ngõ 235 phố Yên Hòa (Cầu Giấy) cho hay, do không đủ tiền mua chung cư tại các dự án lớn, nên sau khi được người quen giới thiệu, chị đã mua một căn hộ chung cư mini tại đây với giá 600 triệu đồng vào đầu năm ngoái.
Theo chị Huệ, trước khi quyết định mua căn hộ trên, chị cũng đã tìm hiểu kỹ về nguồn gốc và các điều khoản ràng buộc với chủ nhà. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dù vẫn đang ở trong căn nhà do mình bỏ tiền ra mua nhưng chị vẫn có cảm giác như đang mang cả gia tài đi đánh bạc, bởi ngoài bản hợp đồng mua bán nhà viết tay ra, không có một giấy tờ nào khác đảm bảo pháp lý cho chị nếu chẳng may xảy ra tranh chấp.
"Giấy chứng nhận sử dụng đất và sở hữu nhà được chủ chung cư mini hứa làm cho ngay sau khi giao nhà. Thế nhưng, tính đến nay đã gần hai năm sau khi dọn về ở nhưng chủ chung cư vẫn chưa “đả động” gì đến chuyện làm giấy tờ cho các hộ", chị Huệ nói.
Càng thất vọng hơn, khi chị Huệ được một cán bộ văn phòng nhà đất quận Cầu Giấy cho hay, những căn hộ chung cư như của chị không thuộc diện được cấp sổ đỏ hay sổ hồng, vì chưa có pháp luật nào quy định cụ thể.
Theo một số người dân sống trong ngõ 235 Yên Hòa, sở dĩ gần đây các gia đình sống trong các khu chung cư mini không muốn tiết lộ thông tin gì với báo chí vì họ sợ lại “tai lây vạ gió”. Bởi, phần vì họ đã bị thua thiệt khi ký hợp đồng mua nhà theo dạng thỏa thuận, nếu không may xảy ra tranh chấp thì họ lại càng bị hớ hơn, có thể bị truy thu thuế, hay thậm chí là mất trắng cả căn nhà hàng trăm triệu, vì trên thực tế đất vẫn thuộc sở hữu của chủ nhà chung cư.
“Chi bằng, cứ ngậm bồ hòn làm ngọt, trông chờ vào lòng tốt của chủ chung cư hay sự quan tâm của các cơ quan quản lý”, chị Huệ thở dài.
Vẫn phải chờ
Trả lời những vấn đề liên quan đến chung cư mini, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà cho biết, pháp luật không cấm người dân xây dựng chung cư tư nhân. Tuy nhiên, để xây dựng nên khu nhà chung cư, chủ đầu tư phải được các cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép. Trong giấy phép phải nêu rõ được phương án kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế cũng như phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về xây dựng, an toàn, chống cháy nổ, an ninh…
Thế nhưng, trên thực tế, để tránh phải nộp các khoản thuế, phí, lệ phí…, hầu hết chủ đầu tư các công trình chung cư mini chỉ xin cấp giấy phép xây nhà để ở.
Một điều đáng nói ở đây là sự “làm ngơ” khó hiểu của chính quyền và cơ quan quản lý tại các khu vực có chung cư mini được xây dựng. Bởi lẽ, có rất nhiều khu chung cư mini được xây dựng từ 2 năm nay, với cảnh quan, thiết kế bị phá vỡ đã gây nên không ít khó khăn, lộn xộn cho các hộ dân xung quanh. Song khi đề cập đến trách nhiệm, nhiều vị đã “an nhiên” trả lời: chỉ biết qua báo chí (?!).
Đáng chú ý, theo ông Phùng Văn Nghệ, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), không nên phân biệt khái niệm chung cư cao tầng của tư nhân hay Nhà nước. Khi xây dựng, chủ đầu tư phải lập dự án và hoàn thiện các thủ tục pháp lý có liên quan.
Ông Nghệ cho biết, về lý, những người dân mua căn hộ tại những chung cư cao do cá nhân xây dựng vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Do đó, sắp tới cơ quan này sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo mẫu mới, trong đó sẽ xem xét việc đến đối tượng là các chung cư mini của tư nhân.