Bí quyết chọn thực phẩm tươi ngon cho ngày Tết
Làm thế nào để lựa chọn và cất giữ thực phẩm được tươi ngon; không mua nhầm phải những sản phẩm ngâm tẩm hóa chất độc hại?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia Cục An toàn thực phẩm, tùy theo loại thực phẩm có các nguy cơ ô nhiễm các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng khác nhau. Đối với nguyên liệu thịt, cá có nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm hóa chất độc hại... Đối với rau củ quả ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, vi sinh vật gây bệnh. Đối với thực phẩm bao gói sẵn ô nhiễm hóa chất tạo mầu cấm sử dụng, phụ gia thực phẩm ngoài danh mục, sản phẩm quá hạn sử dụng, sản phẩm biến đổi chất lượng do bảo quản không đúng yêu cầu…Để lựa chọn được thực phẩm tươi ngon cho dịp Tết, người tiêu dùng nên có những lưu ý nhất định.Chọn các đồ khôĐối với mộc nhĩ nên chọn loại cánh to, dày, màu vàng sáng khi nấu sẽ giòn và ngon. Các loại nấm khô nên chọn những nấm có màu vàng sáng, chân nấm nhỏ và ngắn. Măng khô nên chọn mua măng non, có màu hanh vàng là măng phơi được nắng vì măng càng để lâu màu càng sẫm. Nên chọn măng có màu vàng nâu nhạt, màu hổ phách, đường vân tỉ mỉ, bề rộng thịt dày, khi sờ vào không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Bên cạnh đó, măng an toàn là măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không bị mốc.Chọn mứt TếtKhi chọn mua bánh mứt nên chọn loại có bao bì, nhãn hiệu và địa chỉ rõ ràng. Cũng như các loại mứt có đầy đủ giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan chức năng. Với những loại mứt khô nên chọn loại có màu sắc tự nhiên, hạn chế loại có nhiều màu tổng hợp. Chú ý, nên mua những loại mứt bao bì còn nguyên vẹn, được bày bán nơi thoáng mát, mới sản xuất và còn hạn sử dụng.
Khi mua, phải đọc kỹ nhãn hiệu bao bì, nên mua mứt của những nhà sản xuất có uy tín trên thị trường; mua ở nơi tin cậy như siêu thị, đại lý... đã có sự kiểm soát chất lượng vệ sinh sản phẩm. Dùng các giác quan như: nhìn, ngửi, sờ, nếm... để phát hiện mứt có bị mốc, mùi hôi, chảy nước, mùi chua hay không.Chọn thịtChọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Thịt tươi, ngon phải có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính.Chọn rau quả tươi
Hình dáng bên ngoài phải còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát trầy xước, thâm nhũn ở núm cuống, cảnh giác loại quá "mập", "phổng phao". Có màu sắc tự nhiên của rau quả, không úa, héo (không lựa chọn loại có màu sắc bất thường).
Nên chọn các củ, quả khi sờ - nắm có cảm giác nặng, chắc tay (một số rau xanh được phun quá nhiều chất kích thích sinh trưởng và hóa chất bảo vệ thực vật cho cảm giác "nhẹ bỗng"). Không có mùi lạ (Nếu lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư nhiều có thể ngửi thấy mùi hắc, mùi lạ...). Không có dính "chất lạ" trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả… có các vết lấm tấm hoặc vết trắng. Đối với quả, núm cuống còn tươi, tuyệt đối không được thâm nhũn, hoặc dính hóa chất bảo vệ thực vật; khi bổ ra hoặc khi bóc vỏ không được có sự biến màu giữa lớp vỏ và thịt quả...Chọn tôm cá tươiTốt nhất là các bà nội trợ nên mua cá đang sống. Nếu cá không còn sống thì cần đạt các tiêu chí sau: Thân cá cứng, khi để cá lên bàn tay thân cá không thỏng xuống; Mắt cá trong suốt, nhãn cầu lồi, giác mạc đàn hồi; Mang màu đỏ tươi, dán chặt xuống hoa khế không có nhớt và mùi hôi; Vây tươi, sáng óng ánh, dính chặt vào than, không có mùi ôi ươn…
Tôm ngon thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng. Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn cò nguyên, không có mùi tanh ươn. Tôm bị bơm tạp chất thường có mang cứng, thẳng đơ, phồng căng trong khi mang tôm thường mềm, phẳng. Phần đầu và thân của tôm bị tiêm rất dễ bị tách rời nhau.