Bị tạm giam, cai nghiện vẫn có quyền bầu đại biểu Quốc hội
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân có hiệu lực thi hành từ 1/9/2015
Cùng với nhiều luật Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 vừa qua, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân cũng được công bố tại buổi họp báo của Văn phòng Chủ tịch nước, sáng 17/7.
Tại đây, nhiều điểm mới đáng chú ý đã được Phó trưởng ban Công tác đại biểu Hà Minh Sơn giới thiệu tóm tắt với báo giới.
Theo đó, luật này đã trao thẩm quyền quyết định ngày bầu cử toàn quốc, việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa hai nhiệm kỳ, quyết định thành lập hội đồng bầu cử quốc gia cho Quốc hội thay vì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện như trước đây.
Luật cũng “chốt” cứng tỷ lệ phải có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số và ít nhất 35% là phụ nữ.
Tương tự, danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp cũng phải bảo đảm có ít nhất 35% là nữ.
Một điểm rất mới được nhấn mạnh, là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng sẽ được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nơi người đó đang bị tạm giam, đang được giáo dục, cai nghiện bắt buộc.
Ông Hà Minh Sơn cho biết, luật có quy định riêng đối với việc tổ chức bầu cử tại các quận huyện phường thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện phường.
Ngày 1/9/2015 là thời điểm Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân có hiệu lực thi hành.
Tại đây, nhiều điểm mới đáng chú ý đã được Phó trưởng ban Công tác đại biểu Hà Minh Sơn giới thiệu tóm tắt với báo giới.
Theo đó, luật này đã trao thẩm quyền quyết định ngày bầu cử toàn quốc, việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian giữa hai nhiệm kỳ, quyết định thành lập hội đồng bầu cử quốc gia cho Quốc hội thay vì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện như trước đây.
Luật cũng “chốt” cứng tỷ lệ phải có ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số và ít nhất 35% là phụ nữ.
Tương tự, danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp cũng phải bảo đảm có ít nhất 35% là nữ.
Một điểm rất mới được nhấn mạnh, là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng sẽ được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nơi người đó đang bị tạm giam, đang được giáo dục, cai nghiện bắt buộc.
Ông Hà Minh Sơn cho biết, luật có quy định riêng đối với việc tổ chức bầu cử tại các quận huyện phường thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện phường.
Ngày 1/9/2015 là thời điểm Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân có hiệu lực thi hành.