Bị Trung Quốc dừng nhập than, Triều Tiên nổi giận
Triều Tiên không nhắc tên Trung Quốc, nhưng nói đến một “quốc gia láng giềng thường tự cho là thân thiện”
Triều Tiên đã “nổi đóa” với đồng minh lớn duy nhất của nước này là Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh đang tuân theo yêu sách của Mỹ.
Tuần trước, Trung Quốc tuyên bố dừng nhập than từ Triều Tiên trong cả năm 2017 như một biện pháp đáp trả đối với các vụ thử tên lửa đạn đạo liên tiếp của Bình Nhưỡng.
Theo hãng tin Reuters, trong một bài viết được hãng thông tấn nhà nước KCNA đăng ngày 23/2, Triều Tiên không nhắc tên Trung Quốc, nhưng nói đến một “quốc gia láng giềng thường tự cho là thân thiện”.
“Nước này, dù thể hiện mình là một cường quốc lớn, đang nhảy theo nhạc của Mỹ”, bài báo viết.
Trong một sự ám chỉ lệnh cấm nhập than từ Triều Tiên mà Trung Quốc đưa ra mới đây, bài báo nói rằng Trung Quốc đã “có những động thái vô nhân tính chẳng hạn như cấm hoàn toàn giao dịch thương mại” nhằm giúp kẻ thù của Triều Tiên “hạ gục toàn bộ hệ thống xã hội” ở nước này.
Xuất khẩu than sang Trung Quốc là một nguồn thu chính của Triều Tiên. Dù là quốc gia gần như duy nhất trên thế giới ủng hộ Triều Tiên, Trung Quốc ngày càng không hài lòng với chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và đã nhất trí với lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc đối với Triều Tiên.
Lệnh cấm nhập khẩu than từ Triều Tiên được Trung Quốc đưa ra chỉ 1 tuần sau khi Triều Tiên thử một tên lửa đạn đạo tầm trung trong một động thái đi ngược lại nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Chỉ một ngày sau vụ thử, truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng một lô than trị giá 1 triệu USD từ Triều Tiên đã bị dừng ở cảng Ôn Châu. Vài ngày sau đó, lệnh cấm nhập khẩu than từ Triều Tiên được Bắc Kinh chính thức công bố.
“Thật ngây thơ khi nghĩ rằng chỉ vì vài đồng bạc lẻ bị cắt mà Triều Tiên sẽ không chế tạo vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nữa”, KCNA viết.
BBC cho rằng câu “nhảy theo nhạc Mỹ” mà KCNA nói có thể ám chỉ những phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Gần đây, ông Trump từng nói rằng Trung Quốc nên đưa Triều Tiên “vào tầm kiểm soát”.
“Trung Quốc có toàn quyền kiểm soát đối với Triều Tiên”, ông Trump nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh Fox vào hôm 4/1, hơn 2 tuần trước khi nhậm chức Tổng thống. “Và Trung Quốc nên giải quyết vấn đề đó. Và nếu họ không giải quyết vấn đề, chúng tôi sẽ làm cho thương mại trở nên rất khó khăn đối với họ”.
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất bị Triều Tiên chỉ trích trong ngày 23/2. Trước đó cùng ngày, KCNA đã đổ lỗi cho Malaysia về cái chết của ông Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. KCNA không nói tên ông Kim Jong Nam mà chỉ là nói là Malaysia đang tìm cách chính trị hóa việc trao trả thi thể của “một công dân” Triều Tiên chết ở Kuala Lumpur hồi tuần trước.
Tuần trước, Trung Quốc tuyên bố dừng nhập than từ Triều Tiên trong cả năm 2017 như một biện pháp đáp trả đối với các vụ thử tên lửa đạn đạo liên tiếp của Bình Nhưỡng.
Theo hãng tin Reuters, trong một bài viết được hãng thông tấn nhà nước KCNA đăng ngày 23/2, Triều Tiên không nhắc tên Trung Quốc, nhưng nói đến một “quốc gia láng giềng thường tự cho là thân thiện”.
“Nước này, dù thể hiện mình là một cường quốc lớn, đang nhảy theo nhạc của Mỹ”, bài báo viết.
Trong một sự ám chỉ lệnh cấm nhập than từ Triều Tiên mà Trung Quốc đưa ra mới đây, bài báo nói rằng Trung Quốc đã “có những động thái vô nhân tính chẳng hạn như cấm hoàn toàn giao dịch thương mại” nhằm giúp kẻ thù của Triều Tiên “hạ gục toàn bộ hệ thống xã hội” ở nước này.
Xuất khẩu than sang Trung Quốc là một nguồn thu chính của Triều Tiên. Dù là quốc gia gần như duy nhất trên thế giới ủng hộ Triều Tiên, Trung Quốc ngày càng không hài lòng với chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và đã nhất trí với lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc đối với Triều Tiên.
Lệnh cấm nhập khẩu than từ Triều Tiên được Trung Quốc đưa ra chỉ 1 tuần sau khi Triều Tiên thử một tên lửa đạn đạo tầm trung trong một động thái đi ngược lại nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Chỉ một ngày sau vụ thử, truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng một lô than trị giá 1 triệu USD từ Triều Tiên đã bị dừng ở cảng Ôn Châu. Vài ngày sau đó, lệnh cấm nhập khẩu than từ Triều Tiên được Bắc Kinh chính thức công bố.
“Thật ngây thơ khi nghĩ rằng chỉ vì vài đồng bạc lẻ bị cắt mà Triều Tiên sẽ không chế tạo vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nữa”, KCNA viết.
BBC cho rằng câu “nhảy theo nhạc Mỹ” mà KCNA nói có thể ám chỉ những phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Gần đây, ông Trump từng nói rằng Trung Quốc nên đưa Triều Tiên “vào tầm kiểm soát”.
“Trung Quốc có toàn quyền kiểm soát đối với Triều Tiên”, ông Trump nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh Fox vào hôm 4/1, hơn 2 tuần trước khi nhậm chức Tổng thống. “Và Trung Quốc nên giải quyết vấn đề đó. Và nếu họ không giải quyết vấn đề, chúng tôi sẽ làm cho thương mại trở nên rất khó khăn đối với họ”.
Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất bị Triều Tiên chỉ trích trong ngày 23/2. Trước đó cùng ngày, KCNA đã đổ lỗi cho Malaysia về cái chết của ông Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. KCNA không nói tên ông Kim Jong Nam mà chỉ là nói là Malaysia đang tìm cách chính trị hóa việc trao trả thi thể của “một công dân” Triều Tiên chết ở Kuala Lumpur hồi tuần trước.