Biết quá khứ, biết tương lai thì mới biết làm ăn
“Điểm mạnh của Việt Nam là mở cửa nền kinh tế chậm. Vì thế, các bạn có thời gian quan sát và học hỏi những nền kinh tế đi trước”
Giáo sư Koenraad Tommissen là giám đốc điều hành của nhiều công ty lớn, làm tư vấn cho nhiều doanh nghiệp châu Âu và giảng viên của nhiều trường đại học có chuyên ngành quản trị kinh doanh. Ông chia sẻ góc nhìn của mình về kinh doanh ở Việt Nam
Thưa ông, với kinh nghiệm giảng dạy và trực tiếp tiếp xúc với các doanh nghiệp Việt Nam, ông đánh giá thế nào về tình hình doanh nghiệp Việt Nam, một cách tổng quan nhất?
Vấn đề quan trọng, đồng thời cũng dễ hiểu nhất của doanh nghiệp Việt Nam là họ muốn thu được lợi nhuận tức thì. Ai ai cũng nhắm vào khoản lợi trước mắt.
Họ không hề hiểu rằng việc đầu tư vào tương lai là rất quan trọng. Cùng với những thói quen lạc hậu là vấn đề về sự hành xử chưa đúng đắn trong phạm trù đạo đức kinh doanh.
Nhưng có lẽ cũng có những điểm mạnh chứ, thưa ông?
Đề cập đến các điểm mạnh: Doanh nghiệp Việt Nam luôn rất năng động, họ có thể làm việc nhiều hơn các đồng nghiệp ở những nước khác rất nhiều và trên hết chính là sự tự giác sáng tạo, đổi mới.
Họ tò mò và ham thích học hỏi. Tuy nhiên, họ có thể trao đổi thêm kinh nghiệm và kiến thức với những đồng nghiệp trong nước.
Trào lưu của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là phải tái cấu trúc. Ông định nghĩa như thế nào về “tái cấu trúc”, thưa ông?
Không hề có một định nghĩa rõ ràng cho khái niệm này. Đối với tôi, Việt Nam vẫn đang xây dựng từng chút một, thay đổi các điều luật khi cần thiết nhằm thích nghi với thực tế của nền kinh tế.
Một trong những điểm mạnh của Việt Nam chính là quá trình mở cửa nền kinh tế chậm. Vì thế, các bạn có thời gian để quan sát và học hỏi từ những nền kinh tế đi trước.
Đừng nói “tái cấu trúc”, tôi thích dùng chỉ từ “cấu trúc” thôi bởi vì điều này sẽ xoá bỏ những ấn tượng không hay chống lại những bạn hàng kinh tế tiềm năng.
Có phải là doanh nghiệp nào cũng cần tái cấu trúc không, thưa ông?
Nếu như bạn thật sự hiểu những gì tôi nói ở trên thì tôi sẵn sàng nói: có, bởi vì mọi khía cạnh của việc (tái) cấu trúc đều thúc đẩy các doanh nghiệp tiến tới với tư tưởng “hãy cùng nhau làm điều đó” hoặc “tôi phải làm việc này, vì đó là nghĩa vụ của tôi”.
Miễn là các doanh nghiệp đều cảm thấy rằng trách nhiệm của họ đối với công việc là tích cực (không phải chỉ đối với các tài khoản cá nhân mà còn cho đất nước của anh ta) thì xu hướng này sẽ vẫn rất tốt cho nền kinh tế Việt Nam.
Điều mà các doanh nghiệp cần phải làm trước tiên là xây dựng một cấu trúc tài chính vững chắc cho phép họ tận dụng các cơ hội, và tạo sự tự do, thoải mái trong việc thực thi các ý tưởng kinh doanh chứ không phải lúc nào cũng phải lo lắng về các vấn đề tài chính.
Sự phát triển bền vững là một loại cách thức suy nghĩ khi mà doanh nghiệp tự động nghĩ về lâu về dài, không phải vì lợi nhuận tức thời, mà về cách thức quản trị những điều có thể sẽ tồn tại trong một thời gian dài.
Thưa ông, những điều cơ bản nhất mà một doanh nghiệp muốn tái cấu trúc cần phải quan tâm là gì?
Anh ta phải hiểu về quá khứ. Anh ta phải chấp nhận rằng có một số việc ta đi chậm hơn những nước khác, bởi vì Việt Nam vẫn còn thiếu những chuyên gia tài năng.
Anh ta phải chấp nhận rằng sự tăng trưởng tiền vốn và khả năng sinh lời không phải lúc nào cũng xảy ra.
Anh ta phải học được sự khác biệt hoá là rất quan trọng nhưng không phải là giải pháp duy nhất và đặc biệt là phải học cách đầu tư vào những dự án lâu dài.
Thưa ông, với kinh nghiệm giảng dạy và trực tiếp tiếp xúc với các doanh nghiệp Việt Nam, ông đánh giá thế nào về tình hình doanh nghiệp Việt Nam, một cách tổng quan nhất?
Vấn đề quan trọng, đồng thời cũng dễ hiểu nhất của doanh nghiệp Việt Nam là họ muốn thu được lợi nhuận tức thì. Ai ai cũng nhắm vào khoản lợi trước mắt.
Họ không hề hiểu rằng việc đầu tư vào tương lai là rất quan trọng. Cùng với những thói quen lạc hậu là vấn đề về sự hành xử chưa đúng đắn trong phạm trù đạo đức kinh doanh.
Nhưng có lẽ cũng có những điểm mạnh chứ, thưa ông?
Đề cập đến các điểm mạnh: Doanh nghiệp Việt Nam luôn rất năng động, họ có thể làm việc nhiều hơn các đồng nghiệp ở những nước khác rất nhiều và trên hết chính là sự tự giác sáng tạo, đổi mới.
Họ tò mò và ham thích học hỏi. Tuy nhiên, họ có thể trao đổi thêm kinh nghiệm và kiến thức với những đồng nghiệp trong nước.
Trào lưu của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là phải tái cấu trúc. Ông định nghĩa như thế nào về “tái cấu trúc”, thưa ông?
Không hề có một định nghĩa rõ ràng cho khái niệm này. Đối với tôi, Việt Nam vẫn đang xây dựng từng chút một, thay đổi các điều luật khi cần thiết nhằm thích nghi với thực tế của nền kinh tế.
Một trong những điểm mạnh của Việt Nam chính là quá trình mở cửa nền kinh tế chậm. Vì thế, các bạn có thời gian để quan sát và học hỏi từ những nền kinh tế đi trước.
Đừng nói “tái cấu trúc”, tôi thích dùng chỉ từ “cấu trúc” thôi bởi vì điều này sẽ xoá bỏ những ấn tượng không hay chống lại những bạn hàng kinh tế tiềm năng.
Có phải là doanh nghiệp nào cũng cần tái cấu trúc không, thưa ông?
Nếu như bạn thật sự hiểu những gì tôi nói ở trên thì tôi sẵn sàng nói: có, bởi vì mọi khía cạnh của việc (tái) cấu trúc đều thúc đẩy các doanh nghiệp tiến tới với tư tưởng “hãy cùng nhau làm điều đó” hoặc “tôi phải làm việc này, vì đó là nghĩa vụ của tôi”.
Miễn là các doanh nghiệp đều cảm thấy rằng trách nhiệm của họ đối với công việc là tích cực (không phải chỉ đối với các tài khoản cá nhân mà còn cho đất nước của anh ta) thì xu hướng này sẽ vẫn rất tốt cho nền kinh tế Việt Nam.
Điều mà các doanh nghiệp cần phải làm trước tiên là xây dựng một cấu trúc tài chính vững chắc cho phép họ tận dụng các cơ hội, và tạo sự tự do, thoải mái trong việc thực thi các ý tưởng kinh doanh chứ không phải lúc nào cũng phải lo lắng về các vấn đề tài chính.
Sự phát triển bền vững là một loại cách thức suy nghĩ khi mà doanh nghiệp tự động nghĩ về lâu về dài, không phải vì lợi nhuận tức thời, mà về cách thức quản trị những điều có thể sẽ tồn tại trong một thời gian dài.
Thưa ông, những điều cơ bản nhất mà một doanh nghiệp muốn tái cấu trúc cần phải quan tâm là gì?
Anh ta phải hiểu về quá khứ. Anh ta phải chấp nhận rằng có một số việc ta đi chậm hơn những nước khác, bởi vì Việt Nam vẫn còn thiếu những chuyên gia tài năng.
Anh ta phải chấp nhận rằng sự tăng trưởng tiền vốn và khả năng sinh lời không phải lúc nào cũng xảy ra.
Anh ta phải học được sự khác biệt hoá là rất quan trọng nhưng không phải là giải pháp duy nhất và đặc biệt là phải học cách đầu tư vào những dự án lâu dài.