Biểu tình hàng loạt hậu bầu cử Mỹ, Obama mời Trump tới Nhà Trắng
Obama đã mời Trump tới Nhà Trắng vào ngày thứ Năm để bàn vấn đề chuyển giao quyền lực
“Giờ đây, tất cả chúng ta đều mong ông ấy thành công trong việc đoàn kết và lãnh đạo đất nước này”, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu từ Nhà Trắng hôm 9/11, và cho biết ông sẽ cùng các cộng sự hợp tác với Donald Trump - ứng viên Cộng hòa mới đắc cử Tổng thống - để đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra suôn sẻ.
Cùng ngày, ông Obama đã mời Trump tới Nhà Trắng vào ngày thứ Năm để thảo luận về vấn đề này.
“Trên hết, chúng ta không phải là những người Dân chủ hay những người Cộng hòa, mà trên hết, chúng ta là người Mỹ”, Obama nói.
Cũng trong ngày hôm qua, Trump và các trợ lý của ông đã họp tại cao ốc Trump Tower ở New York để bàn bạc về chuyển giao quyền lực.
“Họ đã bàn về các bước tiếp theo, gồm chuyển giao quyền lực, 100 ngày đầu tiên, và các vị trí chủ chốt”, một nguồn tin thân cận tiết lộ với Reuters.
Theo dự kiến, ông Trump sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2017.
Trong một diễn biến khác, hàng nghìn người biểu tình đã đổ ra các đường phố ở nhiều nơi trên nước Mỹ để phản đối việc ông Trump đắc cử Tổng thống.
Hãng tin AP dẫn lời các nhà chức trách cho biết hầu hết các cuộc biểu tình đều diễn ra hòa bình.
Tại Chicago, hàng nghìn người xuống đường tuần hành ở khu Loop và tập trung bên ngoài cao ốc Trump Tower, hô vang: “Không phải Tổng thống của tôi!”
Michael Burke, một người Chicago nói ông tin rằng Trump sẽ “chia rẽ nước Mỹ và khuấy động sự thù ghét”. Ông cũng nói không chấp nhận điều này là một nhiệm vụ đã được quy định trong Hiến pháp Mỹ.
Một cuộc biểu tình tương tự ở Manhattan thu hút khoảng 1.000 người. Bên ngoài cao ốc Trump Tower ở Đại lộ số thuộc khu trung tâm, cảnh sát đã phải thiết lập rào chắn để ngăn người biểu tình.
Hàng trăm người biểu tình cũng tập trung ở tòa thị chính thành phố Philadelphia, bất chấp thời tiết mưa lạnh. Tại Boston, hàng nghìn người chống Trump tuần hành ở khu trung tâm, hô khẩu hiệu “Trump là một kẻ phân biệt chủng tộc” và giơ cao băng rôn viết “Hãy luận tội Trump”, “Bãi bỏ đại cử tri đoàn”.
Hàng trăm sinh viên Đại học Texas đã đổ ra ngoài phòng học để tuần hành ở khu trung tâm thành phố Austin, có lúc gây tắc nghẽn giao thông trên một cây cầu.
Ở thủ đô Washington DC, người biểu tình phản đối Trump hô khẩu hiệu và giăng biểu ngữ trước khách sạnh Trump International Hotel. Một nhóm biểu tình khác tập trung bên ngoài Nhà Trắng, đốt nến, nghe phát biểu và hát hò. Trước đó, người biểu tình tại trường đại học American University đã đốt cờ Mỹ.
Tại Oregon, hàng chục người biểu tình gây cản trở giao thông ở trung tâm Portland, đốt cờ Mỹ và khiến hai chuyến tàu bị hoãn. Một cuộc biểu tình trước đó ở Portland xảy ra đụng độ giữa những người phản đối Trump và những người ủng hộ ông.
Biểu tình cũng xảy ra ở nhiều trường đại học ở các bang California và Connecticut. Tại San Francisco và Los Angeles, hàng trăm người cũng xuống đường tuần hành hoặc tập trung ngoài tòa thị chính thành phố để phản đối Trump trở thành nhà lãnh đạo của nước Mỹ.
Cuộc biểu tình lớn duy nhất có bạo lực được ghi nhận ở Oakland, California. Một số người biểu tình đốt thùng rác, đập phá cửa sổ, dùng bình xịt sơn vẽ lên tường của các công ty trong thị trấn. Tuy nhiên, cảnh sát không bắt giữ ai.
Cùng ngày, ông Obama đã mời Trump tới Nhà Trắng vào ngày thứ Năm để thảo luận về vấn đề này.
“Trên hết, chúng ta không phải là những người Dân chủ hay những người Cộng hòa, mà trên hết, chúng ta là người Mỹ”, Obama nói.
Cũng trong ngày hôm qua, Trump và các trợ lý của ông đã họp tại cao ốc Trump Tower ở New York để bàn bạc về chuyển giao quyền lực.
“Họ đã bàn về các bước tiếp theo, gồm chuyển giao quyền lực, 100 ngày đầu tiên, và các vị trí chủ chốt”, một nguồn tin thân cận tiết lộ với Reuters.
Theo dự kiến, ông Trump sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2017.
Trong một diễn biến khác, hàng nghìn người biểu tình đã đổ ra các đường phố ở nhiều nơi trên nước Mỹ để phản đối việc ông Trump đắc cử Tổng thống.
Hãng tin AP dẫn lời các nhà chức trách cho biết hầu hết các cuộc biểu tình đều diễn ra hòa bình.
Tại Chicago, hàng nghìn người xuống đường tuần hành ở khu Loop và tập trung bên ngoài cao ốc Trump Tower, hô vang: “Không phải Tổng thống của tôi!”
Michael Burke, một người Chicago nói ông tin rằng Trump sẽ “chia rẽ nước Mỹ và khuấy động sự thù ghét”. Ông cũng nói không chấp nhận điều này là một nhiệm vụ đã được quy định trong Hiến pháp Mỹ.
Một cuộc biểu tình tương tự ở Manhattan thu hút khoảng 1.000 người. Bên ngoài cao ốc Trump Tower ở Đại lộ số thuộc khu trung tâm, cảnh sát đã phải thiết lập rào chắn để ngăn người biểu tình.
Hàng trăm người biểu tình cũng tập trung ở tòa thị chính thành phố Philadelphia, bất chấp thời tiết mưa lạnh. Tại Boston, hàng nghìn người chống Trump tuần hành ở khu trung tâm, hô khẩu hiệu “Trump là một kẻ phân biệt chủng tộc” và giơ cao băng rôn viết “Hãy luận tội Trump”, “Bãi bỏ đại cử tri đoàn”.
Hàng trăm sinh viên Đại học Texas đã đổ ra ngoài phòng học để tuần hành ở khu trung tâm thành phố Austin, có lúc gây tắc nghẽn giao thông trên một cây cầu.
Ở thủ đô Washington DC, người biểu tình phản đối Trump hô khẩu hiệu và giăng biểu ngữ trước khách sạnh Trump International Hotel. Một nhóm biểu tình khác tập trung bên ngoài Nhà Trắng, đốt nến, nghe phát biểu và hát hò. Trước đó, người biểu tình tại trường đại học American University đã đốt cờ Mỹ.
Tại Oregon, hàng chục người biểu tình gây cản trở giao thông ở trung tâm Portland, đốt cờ Mỹ và khiến hai chuyến tàu bị hoãn. Một cuộc biểu tình trước đó ở Portland xảy ra đụng độ giữa những người phản đối Trump và những người ủng hộ ông.
Biểu tình cũng xảy ra ở nhiều trường đại học ở các bang California và Connecticut. Tại San Francisco và Los Angeles, hàng trăm người cũng xuống đường tuần hành hoặc tập trung ngoài tòa thị chính thành phố để phản đối Trump trở thành nhà lãnh đạo của nước Mỹ.
Cuộc biểu tình lớn duy nhất có bạo lực được ghi nhận ở Oakland, California. Một số người biểu tình đốt thùng rác, đập phá cửa sổ, dùng bình xịt sơn vẽ lên tường của các công ty trong thị trấn. Tuy nhiên, cảnh sát không bắt giữ ai.