Bình Dương tìm giải pháp chỗ ở cho công nhân
Chỉ 6% công nhân khu công nghiệp ở Bình Dương được ở trong các khu nhà do doanh nghiệp và chủ đầu tư xây dựng
Theo quy hoạch, đến năm 2020, toàn tỉnh Bình Dương có 31 khu công nghiệp và 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích 11.920ha.
Với tốc độ phát triển và thu hút lao động như hiện nay, trung bình mỗi năm có khoảng 30.000 lao động nhập cư, cộng với số lao động hiện tại thì đến năm 2020 Bình Dương có tới 800.000 lao động phải giải quyết nơi ăn ở.
Toàn tỉnh Bình Dương hiện có 25 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 6.000 ha, chưa kể 12 cụm công nghiệp được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương thành lập với trên 1.146ha. Như vậy, nhu cầu lao động tăng thêm cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hàng năm khoảng 35.000 - 50.000 lao động.
Đến nay, tổng diện tích nhà ở cho công nhân do các doanh nghiệp và chủ đầu tư các khu công nghiệp đã xây dựng là 61.100m2, mới chỉ đáp ứng 6% nhu cầu nhà ở của công nhân trong các khu công nghiệp. Số công nhân còn lại ở tại các nhà trọ do người dân xây dựng và cho thuê. Nhà trọ do nhân dân xung quanh các khu công nghiệp xây dựng hiện có khoảng 120.500 phòng với tổng diện tích trên 1.372.000m2. Tuy nhiên, chất lượng, quy cách của các phòng trọ được xây dựng chưa đạt yêu cầu.
Việc phát triển công nghiệp nhưng không quy hoạch khu dân cư đã dẫn đến thiếu đồng bộ, nguồn lao động ở quá xa khu công nghiệp đã dẫn đến việc ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
Liên quan đến vấn đề này, bà Trần Thị Kim Vân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết: yêu cầu đang đặt ra đối với tỉnh Bình Dương là song song với việc tập trung phát triển kinh tế thì phát triển các dự án khu dân cư, nhất là các dự án về nhà ở cho công nhân và người lao động được xác định là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời còn nhằm tạo sự ổn định về trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Tuy nhiên do nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh hạn hẹp, chỉ để tập trung giải quyết các vấn đề mang tính quan trọng, mũi nhọn, kích thích đầu tư, không thể giải quyết dàn trải cho mọi vấn đề.
Vì vậy, một trong những quan điểm chung về định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 của tỉnh là thực hiện chính sách xã hội hóa việc xây dựng nhà ở để bán và cho thuê, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Nhà nước về đầu tư nhà ở, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, giải quyết nhà ở cho các đối tượng chính sách, cho công nhân và người lao động có thu nhập thấp.
Tính đến nay, toàn tỉnh có gần 160 dự án khu dân cư, khu nhà ở đã được cấp phép với tổng diện tích gần 4.800ha. Các dự án này đang trong quá trình triển khai, sau khi hoàn chỉnh sẽ tạo được khoảng 100.000 căn hộ, đủ giải quyết chỗ ở cho khoảng 500.000 người tới năm 2010, tương ứng với khối lượng kết cấu hạ tầng đô thị trị giá hơn 4.000 tỉ đồng.
Đây là nguồn lực rất lớn và quan trọng, các khu dân cư này đã giải quyết một phần khó khăn về chỗ ở, giải quyết tái định cư cho các hộ dân di dời trong các khu công nghiệp và giải quyết cơ bản chỗ ở cho các công nhân từ nơi khác đến làm việc, sản xuất kinh doanh tại Bình Dương trong thời gian tới.
Dự báo đến năm 2020, nhu cầu về nhà ở đáp ứng cho số lao động trên địa bàn tỉnh là 4 triệu m2. Theo định hướng của tỉnh đến năm 2020, Bình Dương sẽ phát triển thành phố công nghiệp, nên hiện nay tỉnh đang quy hoạch các khu công nghiệp đồng bộ với các khu dân cư, khu đô thị, dịch vụ. Mô hình này đang được các nhà quy hoạch và các cơ quan trung ương rất quan tâm.
Trong thời gian qua, tỉnh đã quy hoạch khu liên hợp công nghiệp – đô thị - dịch vụ với tổng diện tích là 4.200ha, trong đó, khu đô thị là 955ha, khu tái định cư và dịch vụ là 655ha; các khu công nghiệp Mỹ Phước 1,2,3 và các khu dân cư với diện tích 3.480ha; khu công nghiệp – đô thị Bàu Bàng với diện tích 2.200ha, trong đó khu đô thị - dịch vụ dự kiến là 1.200ha.
Ngoài ra, với đề án thí điểm xây dựng nhà ở xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến sẽ xây 12 chung cư với trên 1.700 căn hộ và phòng cho thuê, có thể giải quyết chỗ ở cho khoảng 10.200 người.
Nhằm kêu gọi các thành phần kinh tế cùng tham gia xây nhà ở xã hội, tỉnh đã thực hiện quy hoạch 112 khu chung cư với tổng diện tích sàn 698.880m2, bao gồm 14.784 căn hộ, phục vụ cho 67.200 người. UBND tỉnh tiếp tục kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu ký túc xá để cho công nhân ở miễn phí, xây dựng nhà bán trả góp hoặc hỗ trợ người công nhân tiền thuê nhà trọ, bảo lãnh mua nhà trả góp...
Đối với các dự án đầu tư mới, nhất là đầu tư khu, cụm công nghiệp, tỉnh sẽ yêu cầu chủ đầu tư phải dành quỹ đất để xây dựng ký túc xá cho công nhân, phải quy hoạch các khu đô thị liền kề các khu công nghiệp...
Với tốc độ phát triển và thu hút lao động như hiện nay, trung bình mỗi năm có khoảng 30.000 lao động nhập cư, cộng với số lao động hiện tại thì đến năm 2020 Bình Dương có tới 800.000 lao động phải giải quyết nơi ăn ở.
Toàn tỉnh Bình Dương hiện có 25 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 6.000 ha, chưa kể 12 cụm công nghiệp được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương thành lập với trên 1.146ha. Như vậy, nhu cầu lao động tăng thêm cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hàng năm khoảng 35.000 - 50.000 lao động.
Đến nay, tổng diện tích nhà ở cho công nhân do các doanh nghiệp và chủ đầu tư các khu công nghiệp đã xây dựng là 61.100m2, mới chỉ đáp ứng 6% nhu cầu nhà ở của công nhân trong các khu công nghiệp. Số công nhân còn lại ở tại các nhà trọ do người dân xây dựng và cho thuê. Nhà trọ do nhân dân xung quanh các khu công nghiệp xây dựng hiện có khoảng 120.500 phòng với tổng diện tích trên 1.372.000m2. Tuy nhiên, chất lượng, quy cách của các phòng trọ được xây dựng chưa đạt yêu cầu.
Việc phát triển công nghiệp nhưng không quy hoạch khu dân cư đã dẫn đến thiếu đồng bộ, nguồn lao động ở quá xa khu công nghiệp đã dẫn đến việc ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
Liên quan đến vấn đề này, bà Trần Thị Kim Vân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết: yêu cầu đang đặt ra đối với tỉnh Bình Dương là song song với việc tập trung phát triển kinh tế thì phát triển các dự án khu dân cư, nhất là các dự án về nhà ở cho công nhân và người lao động được xác định là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời còn nhằm tạo sự ổn định về trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Tuy nhiên do nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh hạn hẹp, chỉ để tập trung giải quyết các vấn đề mang tính quan trọng, mũi nhọn, kích thích đầu tư, không thể giải quyết dàn trải cho mọi vấn đề.
Vì vậy, một trong những quan điểm chung về định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020 của tỉnh là thực hiện chính sách xã hội hóa việc xây dựng nhà ở để bán và cho thuê, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Nhà nước về đầu tư nhà ở, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, giải quyết nhà ở cho các đối tượng chính sách, cho công nhân và người lao động có thu nhập thấp.
Tính đến nay, toàn tỉnh có gần 160 dự án khu dân cư, khu nhà ở đã được cấp phép với tổng diện tích gần 4.800ha. Các dự án này đang trong quá trình triển khai, sau khi hoàn chỉnh sẽ tạo được khoảng 100.000 căn hộ, đủ giải quyết chỗ ở cho khoảng 500.000 người tới năm 2010, tương ứng với khối lượng kết cấu hạ tầng đô thị trị giá hơn 4.000 tỉ đồng.
Đây là nguồn lực rất lớn và quan trọng, các khu dân cư này đã giải quyết một phần khó khăn về chỗ ở, giải quyết tái định cư cho các hộ dân di dời trong các khu công nghiệp và giải quyết cơ bản chỗ ở cho các công nhân từ nơi khác đến làm việc, sản xuất kinh doanh tại Bình Dương trong thời gian tới.
Dự báo đến năm 2020, nhu cầu về nhà ở đáp ứng cho số lao động trên địa bàn tỉnh là 4 triệu m2. Theo định hướng của tỉnh đến năm 2020, Bình Dương sẽ phát triển thành phố công nghiệp, nên hiện nay tỉnh đang quy hoạch các khu công nghiệp đồng bộ với các khu dân cư, khu đô thị, dịch vụ. Mô hình này đang được các nhà quy hoạch và các cơ quan trung ương rất quan tâm.
Trong thời gian qua, tỉnh đã quy hoạch khu liên hợp công nghiệp – đô thị - dịch vụ với tổng diện tích là 4.200ha, trong đó, khu đô thị là 955ha, khu tái định cư và dịch vụ là 655ha; các khu công nghiệp Mỹ Phước 1,2,3 và các khu dân cư với diện tích 3.480ha; khu công nghiệp – đô thị Bàu Bàng với diện tích 2.200ha, trong đó khu đô thị - dịch vụ dự kiến là 1.200ha.
Ngoài ra, với đề án thí điểm xây dựng nhà ở xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến sẽ xây 12 chung cư với trên 1.700 căn hộ và phòng cho thuê, có thể giải quyết chỗ ở cho khoảng 10.200 người.
Nhằm kêu gọi các thành phần kinh tế cùng tham gia xây nhà ở xã hội, tỉnh đã thực hiện quy hoạch 112 khu chung cư với tổng diện tích sàn 698.880m2, bao gồm 14.784 căn hộ, phục vụ cho 67.200 người. UBND tỉnh tiếp tục kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu ký túc xá để cho công nhân ở miễn phí, xây dựng nhà bán trả góp hoặc hỗ trợ người công nhân tiền thuê nhà trọ, bảo lãnh mua nhà trả góp...
Đối với các dự án đầu tư mới, nhất là đầu tư khu, cụm công nghiệp, tỉnh sẽ yêu cầu chủ đầu tư phải dành quỹ đất để xây dựng ký túc xá cho công nhân, phải quy hoạch các khu đô thị liền kề các khu công nghiệp...