Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu rau quả Việt Nam năm nay
Đối với trái cây tươi, thanh long Việt Nam rất được ưa chuộng và là loại quả được xuất khẩu nhiều nhất
Nhu cầu của nhiều thị trường trên thế giới tiếp tục tăng, đó chính là cơ sở để Bộ Công Thương đưa ra dự báo xuất khẩu rau quả trong năm 2011 sẽ thu về cho Việt Nam khoảng 500 triệu USD.
Nửa đầu năm 2011, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kim ngạch 297,8 triệu USD, tăng 29,8% so với năm 2010, nhờ sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu tại các thị trường nhập khẩu. Số liệu thống kê từ hải quan cũng cho thấy, trong tháng 6 qua đã có 49 thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam, tăng 1 thị trường so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương dự kiến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sẽ đạt 500 triệu USD, tăng 10% so với năm qua.
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được xác định gồm các loại quả nhiệt đới như thanh long, dứa, xoài, quả bơ, đu đủ, mít và các loại rau quả đóng hộp và chế biến.
Đối với trái cây tươi, thanh long Việt Nam rất được ưa chuộng và là loại quả được xuất khẩu nhiều nhất. Còn đối với loại quả chế biến đông lạnh thì dứa là loại quả có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao nhất.
Đài Loan, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga, Canada và Trung Quốc vẫn là những thị trường nhập khẩu chính đối với các loại quả nhiệt đới tươi. Giao dịch các loại quả nhiệt đới khác dự báo cũng sẽ tăng nhanh trong những năm tới với tốc độ tăng trưởng cao.
Với quốc gia láng giềng Trung Quốc, Bộ Công Thương ước tính nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây vào khoảng 680 triệu USD/năm và xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 vào thị trường này mới chỉ chiếm 4% kim ngạch nhập khẩu. Dự báo năm 2011 nhu cầu nhập khẩu mặt hàng rau, củ, trái cây tươi từ thị trường này sẽ tăng mạnh do thời gian qua Trung Quốc đã bị hạn hán, lũ lụt xảy ra trên diện rộng.
Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu rau quả những năm gần đây đạt gần 6 tỷ USD/năm, trong khi xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2010 vào Nhật Bản chỉ chiếm 0,3% kim ngạch nhập khẩu và có tốc độ giảm do các qui định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên Bộ Công Thương cho rằng, năm 2011 thị phần xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường này sẽ chiếm khoảng 0,7%, tương đương kim ngạch đạt trên 60 triệu USD.
Liên bang Nga với nền kinh tế phát triển vượt bậc trong những năm qua, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng rau quả chế biến đóng hộp cũng được dự báo là sẽ tăng đột biến. Theo đó, Việt Nam cần phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này trong năm 2011 là 70 triệu USD.
Thị trường châu Âu nhu cầu trái cây tươi vào khoảng 75 triệu tấn/tấn, rau tươi là 62 triệu tấn/năm, nhưng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chỉ mới chỉ chiếm 0,08% kim ngạch nhập khẩu. Trong khi đó, các quốc gia lớn như: Đức, Pháp, Hà Lan, Anh được đánh giá là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới về mặt hàng trái cây nhiệt đới.
Bên cạnh các thị trường chủ lực, Bộ còn ước tính một số thị trường mới nổi trong 2 năm gần đây về tiêu thụ trái cây nhiệt đới của Việt Nam là các nước trong khối ASEAN gồm Indonesia, Singapore, Malaysia, năm 2011 cũng sẽ chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả.
Nửa đầu năm 2011, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kim ngạch 297,8 triệu USD, tăng 29,8% so với năm 2010, nhờ sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu tại các thị trường nhập khẩu. Số liệu thống kê từ hải quan cũng cho thấy, trong tháng 6 qua đã có 49 thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam, tăng 1 thị trường so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương dự kiến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sẽ đạt 500 triệu USD, tăng 10% so với năm qua.
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được xác định gồm các loại quả nhiệt đới như thanh long, dứa, xoài, quả bơ, đu đủ, mít và các loại rau quả đóng hộp và chế biến.
Đối với trái cây tươi, thanh long Việt Nam rất được ưa chuộng và là loại quả được xuất khẩu nhiều nhất. Còn đối với loại quả chế biến đông lạnh thì dứa là loại quả có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao nhất.
Đài Loan, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga, Canada và Trung Quốc vẫn là những thị trường nhập khẩu chính đối với các loại quả nhiệt đới tươi. Giao dịch các loại quả nhiệt đới khác dự báo cũng sẽ tăng nhanh trong những năm tới với tốc độ tăng trưởng cao.
Với quốc gia láng giềng Trung Quốc, Bộ Công Thương ước tính nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây vào khoảng 680 triệu USD/năm và xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 vào thị trường này mới chỉ chiếm 4% kim ngạch nhập khẩu. Dự báo năm 2011 nhu cầu nhập khẩu mặt hàng rau, củ, trái cây tươi từ thị trường này sẽ tăng mạnh do thời gian qua Trung Quốc đã bị hạn hán, lũ lụt xảy ra trên diện rộng.
Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu rau quả những năm gần đây đạt gần 6 tỷ USD/năm, trong khi xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2010 vào Nhật Bản chỉ chiếm 0,3% kim ngạch nhập khẩu và có tốc độ giảm do các qui định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên Bộ Công Thương cho rằng, năm 2011 thị phần xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường này sẽ chiếm khoảng 0,7%, tương đương kim ngạch đạt trên 60 triệu USD.
Liên bang Nga với nền kinh tế phát triển vượt bậc trong những năm qua, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng rau quả chế biến đóng hộp cũng được dự báo là sẽ tăng đột biến. Theo đó, Việt Nam cần phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này trong năm 2011 là 70 triệu USD.
Thị trường châu Âu nhu cầu trái cây tươi vào khoảng 75 triệu tấn/tấn, rau tươi là 62 triệu tấn/năm, nhưng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chỉ mới chỉ chiếm 0,08% kim ngạch nhập khẩu. Trong khi đó, các quốc gia lớn như: Đức, Pháp, Hà Lan, Anh được đánh giá là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới về mặt hàng trái cây nhiệt đới.
Bên cạnh các thị trường chủ lực, Bộ còn ước tính một số thị trường mới nổi trong 2 năm gần đây về tiêu thụ trái cây nhiệt đới của Việt Nam là các nước trong khối ASEAN gồm Indonesia, Singapore, Malaysia, năm 2011 cũng sẽ chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả.