Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ lại thăm chiến hạm trên biển Đông
Người đứng đầu Lầu Năm Góc đã đi máy bay ra tàu sân bay USS John C. Stennis đang di chuyển trên biển Đông
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày 15/4 đã thăm một hàng không mẫu hạm Mỹ đang di chuyển trên biển Đông.
Hãng tin Reuters cho biết, chuyến thăm của ông Carter diễn ra cùng ngày khi Trung Quốc tuyên bố một quan chức quân đội cấp cao nước này đã tới thăm các đảo và đá trên biển Đông để thị sát hoạt động xây dựng.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc đã đi máy bay ra tàu sân bay USS John C. Stennis sau khi dự một buổi thông báo tình hình tại một căn cứ quân sự ở đảo Palawan phía Tây Philippines.
“Với mỗi cuộc tập trận Balikatan, với mỗi hành trình của tàu Stennis, với mỗi cuộc tập trận đa phương, và với mỗi thỏa thuận quốc phòng mới, chúng tôi bổ sung thêm một mũi khâu lên tấm vải mạng lưới an ninh khu vực”, ông Carter phát biểu tại buổi lễ tại Manila khép lại cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines có tên “Balikatan”.
Sau đó, ông lên đường tới Palawan và thăm tàu USS John C. Stennis.
“Đây là mạng lưới hòa bình, có kỷ luật, và cởi mở mà nước Mỹ tiếp tục đại diện và bảo vệ”, ông Carter phát biểu.
Dù không phải là chưa từng có tiền lệ, chuyến thăm của ông Carter có thể làm gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung. Mỹ nói Trung Quốc đang quân sự hóa trái phép trên biển Đông và đặt an ninh khu vực vào thế nguy hiểm.
Tháng 11 năm ngoái, ông Carter đã thăm một chiến hạm khác của Mỹ hoạt động trên biển Đông.
Trong một tuyên bố ngắn ra ngày 15/4, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói ông Fan Changlong, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương nước này mới đây đã đến thăm một số đảo và đá trên Biển Đông. Dù không nói rõ chuyến thăm này diễn ra cụ thể ở đâu và khi nào, tuyên bố cho biết ông Fan đã gặp gỡ các binh sỹ và thị sát công việc xây dựng trên các đảo.
Tuyên bố cũng nói rằng hiện 4 trong số 5 hải đăng mà Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông đã đi vào hoạt động.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ trích các kế hoạch được công bố ở Manila ngày 14/4 về tăng cường quan hệ quân sự Mỹ-Philippines, bao gồm tiến hành các cuộc tuần tra chung trên Biển Đông. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói những kế hoạch này phản ánh một “tinh thần chiến tranh lạnh”.
Trong cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang ngày 15/4 nói động thái của Mỹ cho thấy “ai mới thực sự là người quân sự hóa biển Đông”. Ông Lu nói Mỹ không bao giờ có thể đưa ra bằng chứng về việc tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông bị ảnh hưởng.
“Trên thực tế, Mỹ có thể đang nói về tự do và an toàn hàng hải về quân sự. Trong trường hợp đó, nhiều quốc gia, không chỉ ở khu vực này, hy vọng là các nước lớn có thể hành động theo luật pháp quốc tế”, ông Lu phát biểu.
Ngày 14/4, ông Carter nói chiến lược của Mỹ nhằm duy trì hòa bình và giải quyết các tranh chấp theo pháp luật, chứ không nhằm kích động một cuộc xung đột với một cường quốc lớn.
“Những nước không đại diện cho những điều này, hoặc không đứng về phía những điều này, rốt cục sẽ cô lập mình. Nhưng đó là sự tự cô lập, không phải do chúng tôi cô lập”, ông Carter nói.
Chuyến thăm hàng không mẫu hạm trên biển Đông khép lại chuyến công du châu Á của ông Carter. Đây là chuyến công du có mục đích nhấn mạnh những mối quan hệ đối tác rộng rãi mà Mỹ đang xây dựng với các quốc gia trong khu vực. Ông Carter nói rằng khu vực này đang mong muốn một vai trò lớn hơn của Mỹ.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động vì tự do và an toàn của mình và của những người bạn và đồng minh của chúng tôi, vì những giá trị, nguyên tắc và trật tự dựa trên quy tắc vốn đã đem lại lợi ích cho nhiều bên trong một thời gian rất dài”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phát biểu.
Hàng trăm binh sỹ và một số máy bay của Mỹ sẽ tạm thời ở lại Philippines sau cuộc tập trận chung. Ngoài ra, Mỹ ngày 15/4 cũng cho biết hai bên đã bắt đầu các cuộc tuần tra chung trên biển Đông từ tháng trước.
Hãng tin Reuters cho biết, chuyến thăm của ông Carter diễn ra cùng ngày khi Trung Quốc tuyên bố một quan chức quân đội cấp cao nước này đã tới thăm các đảo và đá trên biển Đông để thị sát hoạt động xây dựng.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc đã đi máy bay ra tàu sân bay USS John C. Stennis sau khi dự một buổi thông báo tình hình tại một căn cứ quân sự ở đảo Palawan phía Tây Philippines.
“Với mỗi cuộc tập trận Balikatan, với mỗi hành trình của tàu Stennis, với mỗi cuộc tập trận đa phương, và với mỗi thỏa thuận quốc phòng mới, chúng tôi bổ sung thêm một mũi khâu lên tấm vải mạng lưới an ninh khu vực”, ông Carter phát biểu tại buổi lễ tại Manila khép lại cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines có tên “Balikatan”.
Sau đó, ông lên đường tới Palawan và thăm tàu USS John C. Stennis.
“Đây là mạng lưới hòa bình, có kỷ luật, và cởi mở mà nước Mỹ tiếp tục đại diện và bảo vệ”, ông Carter phát biểu.
Dù không phải là chưa từng có tiền lệ, chuyến thăm của ông Carter có thể làm gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung. Mỹ nói Trung Quốc đang quân sự hóa trái phép trên biển Đông và đặt an ninh khu vực vào thế nguy hiểm.
Tháng 11 năm ngoái, ông Carter đã thăm một chiến hạm khác của Mỹ hoạt động trên biển Đông.
Trong một tuyên bố ngắn ra ngày 15/4, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói ông Fan Changlong, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương nước này mới đây đã đến thăm một số đảo và đá trên Biển Đông. Dù không nói rõ chuyến thăm này diễn ra cụ thể ở đâu và khi nào, tuyên bố cho biết ông Fan đã gặp gỡ các binh sỹ và thị sát công việc xây dựng trên các đảo.
Tuyên bố cũng nói rằng hiện 4 trong số 5 hải đăng mà Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông đã đi vào hoạt động.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ trích các kế hoạch được công bố ở Manila ngày 14/4 về tăng cường quan hệ quân sự Mỹ-Philippines, bao gồm tiến hành các cuộc tuần tra chung trên Biển Đông. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói những kế hoạch này phản ánh một “tinh thần chiến tranh lạnh”.
Trong cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang ngày 15/4 nói động thái của Mỹ cho thấy “ai mới thực sự là người quân sự hóa biển Đông”. Ông Lu nói Mỹ không bao giờ có thể đưa ra bằng chứng về việc tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông bị ảnh hưởng.
“Trên thực tế, Mỹ có thể đang nói về tự do và an toàn hàng hải về quân sự. Trong trường hợp đó, nhiều quốc gia, không chỉ ở khu vực này, hy vọng là các nước lớn có thể hành động theo luật pháp quốc tế”, ông Lu phát biểu.
Ngày 14/4, ông Carter nói chiến lược của Mỹ nhằm duy trì hòa bình và giải quyết các tranh chấp theo pháp luật, chứ không nhằm kích động một cuộc xung đột với một cường quốc lớn.
“Những nước không đại diện cho những điều này, hoặc không đứng về phía những điều này, rốt cục sẽ cô lập mình. Nhưng đó là sự tự cô lập, không phải do chúng tôi cô lập”, ông Carter nói.
Chuyến thăm hàng không mẫu hạm trên biển Đông khép lại chuyến công du châu Á của ông Carter. Đây là chuyến công du có mục đích nhấn mạnh những mối quan hệ đối tác rộng rãi mà Mỹ đang xây dựng với các quốc gia trong khu vực. Ông Carter nói rằng khu vực này đang mong muốn một vai trò lớn hơn của Mỹ.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động vì tự do và an toàn của mình và của những người bạn và đồng minh của chúng tôi, vì những giá trị, nguyên tắc và trật tự dựa trên quy tắc vốn đã đem lại lợi ích cho nhiều bên trong một thời gian rất dài”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phát biểu.
Hàng trăm binh sỹ và một số máy bay của Mỹ sẽ tạm thời ở lại Philippines sau cuộc tập trận chung. Ngoài ra, Mỹ ngày 15/4 cũng cho biết hai bên đã bắt đầu các cuộc tuần tra chung trên biển Đông từ tháng trước.