Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông: "Đã quyết liệt, sẽ quyết liệt"
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông lần đầu tiên trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội
Sáng 14/8, lần đầu tiên trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp đã khiến không ít đại biểu sốt ruột vì “giải thích quá nhiều”.
Và mặc dù được thêm hai vị Bộ trưởng Bộ Công An, Văn hóa - Thể thao và Du lịch “chia lửa”, song những giải pháp mà Bộ trưởng Hợp đưa ra trong việc quản lý Nhà nước đối với internet, gameonline, nội dung một số kênh truyền hình…dường như vẫn chưa làm hài lòng người chất vấn.
Bên cạnh nhiều việc "đã quyết liệt", người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền Thông cũng hứa “sẽ quyết liệt” hơn trong việc khắc phục nhiều hạn chế các vị đại biểu đã chỉ ra.
Chơi game ngày 1 – 2 tiếng thì rất tốt
Quản lý thế nào để game online không là “hiểm họa”, không thành “bệnh hoạn”, có yếu tố tư nhân và yếu tố nước ngoài tác động lên một số kênh truyền hình hay không, hạn chế lãng phí trong sử dụng hạ tầng viễn thông ra sao…là những vấn đề nóng trong nội dung chất vấn Bộ trưởng Hợp.
“Năm nay Bộ tập trung nhiều cho quản lý Nhà nước về internet, đây cũng là công việc nặng nề nhất”, Bộ trưởng nói. Bộ cũng đã ban hành nhiều văn bản để hạn chế những mặt tiêu cực của internet và game online với ba biện pháp hành chính – kỹ thuật – giáo dục.
Thừa nhận thời gian qua quản lý game online còn chưa chặt, song Bộ trưởng cũng nêu thực tế rất khó có thể làm tốt hơn khi nhân lực ở các sở còn quá mỏng. Theo ông đây là vấn đề cả thế giới còn đang mày mò tìm cách quản lý, chứ không chỉ riêng Việt Nam.
Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cũng dành khá nhiều thời gian để nói về tính hai mặt của internet và trò chơi trực tuyến. “Mỗi ngày chơi 1, 2 tiếng là rất tốt, quan trọng là phải quản lý chặt chẽ thời gian đó”, Bộ trưởng nói.
Liên quan đến chất vấn của đại biểu Hoàng Văn Toàn (Vĩnh Phúc) về quản lý thuê bao di động trả trước, Bộ trưởng cho rằng nếu đồng bộ thì không khó quản lý. Khi có chứng minh thư điện tử và thẻ học sinh thì hoàn toàn có thể quản lý thông tin về thuê bao di động trả trước, ông khẳng định.
Một vấn đề Bộ trưởng Hợp cũng hứa sẽ “ làm quyết liệt” là hạn chế sự lãng phí về hạ tầng viễn thông với giải pháp đưa ra là sẽ cùng các địa phương quy hoạch lại hệ thống này.
“Bộ trưởng giải thích nhiều quá”
Mới nghe Bộ trưởng Hợp trả lời ba vị đại biểu đầu tiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Thuận đã không nén được sự sốt ruột.
“Điều mà các đại biểu cần và cả tôi cũng cần biết là trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ thế nào, chỉ đạo kiểm tra đôn đốc ra sao thì Bộ trưởng chả nói gì cả. Các đại biểu nêu chất vấn không phải để nghe Bộ trưởng giải thích về lợi ích của internet”.
Bộ trưởng Hợp giải thích, “nói như vậy là để các cấp các ngành cùng vào cuộc với chúng tôi”.
Tiếp tục trả lời chất vấn liên quan đến sự phối hợp trong việc quản lý Game Online, Blog và Internet, Bộ trưởng Hợp khẳng định Bộ nhận trách nhiệm, nhưng để quản lý tốt thì cần có sự phối hợp cao độ của Bộ Công an và Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch.
Song, ngay lập tức, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã chỉ ra khó khăn trong việc hợp sức. Ông cho biết, Hội đồng thẩm định trò chơi game hiện nay chưa có đại diện của bộ này tham gia.
“Về cơ bản, các game online do bộ Thông tin và Truyền thông quản lý, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch quản lý các trò chơi offline, không có tính kết nối”, Bộ trưởng Tuấn Anh cho biết.
Kết thúc phiên chất vấn hai vị bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhận xét chất lượng các phiên chất vấn tại Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày càng được nâng cao và hoạt động này sẽ tiếp tục được tổ chức.
Và mặc dù được thêm hai vị Bộ trưởng Bộ Công An, Văn hóa - Thể thao và Du lịch “chia lửa”, song những giải pháp mà Bộ trưởng Hợp đưa ra trong việc quản lý Nhà nước đối với internet, gameonline, nội dung một số kênh truyền hình…dường như vẫn chưa làm hài lòng người chất vấn.
Bên cạnh nhiều việc "đã quyết liệt", người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền Thông cũng hứa “sẽ quyết liệt” hơn trong việc khắc phục nhiều hạn chế các vị đại biểu đã chỉ ra.
Chơi game ngày 1 – 2 tiếng thì rất tốt
Quản lý thế nào để game online không là “hiểm họa”, không thành “bệnh hoạn”, có yếu tố tư nhân và yếu tố nước ngoài tác động lên một số kênh truyền hình hay không, hạn chế lãng phí trong sử dụng hạ tầng viễn thông ra sao…là những vấn đề nóng trong nội dung chất vấn Bộ trưởng Hợp.
“Năm nay Bộ tập trung nhiều cho quản lý Nhà nước về internet, đây cũng là công việc nặng nề nhất”, Bộ trưởng nói. Bộ cũng đã ban hành nhiều văn bản để hạn chế những mặt tiêu cực của internet và game online với ba biện pháp hành chính – kỹ thuật – giáo dục.
Thừa nhận thời gian qua quản lý game online còn chưa chặt, song Bộ trưởng cũng nêu thực tế rất khó có thể làm tốt hơn khi nhân lực ở các sở còn quá mỏng. Theo ông đây là vấn đề cả thế giới còn đang mày mò tìm cách quản lý, chứ không chỉ riêng Việt Nam.
Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cũng dành khá nhiều thời gian để nói về tính hai mặt của internet và trò chơi trực tuyến. “Mỗi ngày chơi 1, 2 tiếng là rất tốt, quan trọng là phải quản lý chặt chẽ thời gian đó”, Bộ trưởng nói.
Liên quan đến chất vấn của đại biểu Hoàng Văn Toàn (Vĩnh Phúc) về quản lý thuê bao di động trả trước, Bộ trưởng cho rằng nếu đồng bộ thì không khó quản lý. Khi có chứng minh thư điện tử và thẻ học sinh thì hoàn toàn có thể quản lý thông tin về thuê bao di động trả trước, ông khẳng định.
Một vấn đề Bộ trưởng Hợp cũng hứa sẽ “ làm quyết liệt” là hạn chế sự lãng phí về hạ tầng viễn thông với giải pháp đưa ra là sẽ cùng các địa phương quy hoạch lại hệ thống này.
“Bộ trưởng giải thích nhiều quá”
Mới nghe Bộ trưởng Hợp trả lời ba vị đại biểu đầu tiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Thuận đã không nén được sự sốt ruột.
“Điều mà các đại biểu cần và cả tôi cũng cần biết là trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ thế nào, chỉ đạo kiểm tra đôn đốc ra sao thì Bộ trưởng chả nói gì cả. Các đại biểu nêu chất vấn không phải để nghe Bộ trưởng giải thích về lợi ích của internet”.
Bộ trưởng Hợp giải thích, “nói như vậy là để các cấp các ngành cùng vào cuộc với chúng tôi”.
Tiếp tục trả lời chất vấn liên quan đến sự phối hợp trong việc quản lý Game Online, Blog và Internet, Bộ trưởng Hợp khẳng định Bộ nhận trách nhiệm, nhưng để quản lý tốt thì cần có sự phối hợp cao độ của Bộ Công an và Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch.
Song, ngay lập tức, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã chỉ ra khó khăn trong việc hợp sức. Ông cho biết, Hội đồng thẩm định trò chơi game hiện nay chưa có đại diện của bộ này tham gia.
“Về cơ bản, các game online do bộ Thông tin và Truyền thông quản lý, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch quản lý các trò chơi offline, không có tính kết nối”, Bộ trưởng Tuấn Anh cho biết.
Kết thúc phiên chất vấn hai vị bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhận xét chất lượng các phiên chất vấn tại Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày càng được nâng cao và hoạt động này sẽ tiếp tục được tổ chức.