Hành lang pháp lý cho blog
Chủ thể sở hữu phải chịu trách nhiệm về thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân (blog) của mình
Chủ thể sở hữu phải chịu trách nhiệm về thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân (blog) của mình.
Đó là một nội dung đáng chú ý trong dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 97/2008 NĐ-CP, do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng.
Theo ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, việc ban hành thông tư hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên blog trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tuy không thể giải quyết được tất cả các vấn đề của blog, nhưng nó sẽ là hành lang pháp lý cung cấp cho những người sử dụng biết đâu là những việc được khuyến khích và đâu là những điều người tham gia blog nên tránh.
Theo đó, cơ quan quản lý khuyến khích phát triển và sử dụng blog giúp cá nhân mở rộng khả năng tương tác trên môi trường Internet để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, các thông tin phù hợp với thuần phong mỹ tục và các quy định của pháp luật Việt Nam, làm phong phú thêm đời sống xã hội và tinh thần gắn kết cộng đồng; khuyến khích sử dụng tiếng Việt trong sáng, lành mạnh trên các blog; khuyến khích việc sử dụng blog trên các mạng xã hội trực tuyến đã đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, các hành vi sau sẽ bị nghiêm cấm:
- Lợi dụng blog để cung cấp, truyền đi hoặc đặt đường liên kết trực tiếp với những thông tin chống lại Nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền chiến tranh xâm lược…;
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại;
- Đưa các thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân;
- Tạo blog giả mạo cá nhân, tổ chức khác; sử dụng trái phép tài khoản blog của cá nhân khác; thông tin sai sự thật có tính chất lừa đảo;
- Truyền bá các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học, nghệ thuật, các xuất bản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí;
- Cung cấp thông tin trên blog vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ, về giao dịch thương mại điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định rõ, chủ thể sở hữu blog phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được cung cấp, lưu trữ, truyền đi trên blog của mình, đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, chủ thể sở hữu blog còn có trách nhiệm bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã, thông tin cá nhân.
Đó là một nội dung đáng chú ý trong dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 97/2008 NĐ-CP, do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng.
Theo ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, việc ban hành thông tư hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên blog trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tuy không thể giải quyết được tất cả các vấn đề của blog, nhưng nó sẽ là hành lang pháp lý cung cấp cho những người sử dụng biết đâu là những việc được khuyến khích và đâu là những điều người tham gia blog nên tránh.
Theo đó, cơ quan quản lý khuyến khích phát triển và sử dụng blog giúp cá nhân mở rộng khả năng tương tác trên môi trường Internet để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, các thông tin phù hợp với thuần phong mỹ tục và các quy định của pháp luật Việt Nam, làm phong phú thêm đời sống xã hội và tinh thần gắn kết cộng đồng; khuyến khích sử dụng tiếng Việt trong sáng, lành mạnh trên các blog; khuyến khích việc sử dụng blog trên các mạng xã hội trực tuyến đã đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, các hành vi sau sẽ bị nghiêm cấm:
- Lợi dụng blog để cung cấp, truyền đi hoặc đặt đường liên kết trực tiếp với những thông tin chống lại Nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền chiến tranh xâm lược…;
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại;
- Đưa các thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân;
- Tạo blog giả mạo cá nhân, tổ chức khác; sử dụng trái phép tài khoản blog của cá nhân khác; thông tin sai sự thật có tính chất lừa đảo;
- Truyền bá các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học, nghệ thuật, các xuất bản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí;
- Cung cấp thông tin trên blog vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ, về giao dịch thương mại điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định rõ, chủ thể sở hữu blog phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được cung cấp, lưu trữ, truyền đi trên blog của mình, đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, chủ thể sở hữu blog còn có trách nhiệm bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã, thông tin cá nhân.