Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng vào Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin
Bộ trưởng Bộ Tài chính được chỉ định giữ chức Ủy viên Ban Chỉ đạo, thay cho ông Vương Đình Huệ
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định điều chỉnh, bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Theo đó, trên cơ sở đề xuất của Ban Chỉ đạo tái cơ cấu, Ban Kinh tế Trung ương và một số bộ, ngành, Thủ tướng đã điều động ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính giữ chức Ủy viên Ban Chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ công tác tái cơ cấu tài chính, thay cho ông Vương Đình Huệ.
Thủ tướng cũng điều động ông Bùi Văn Cường, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương giữ chức Ủy viên, thay cho ông Trương Quang Nghĩa.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng bổ sung một số ủy viên mới vào Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin, bao gồm: ông Đặng Huy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Ngô Văn Khánh - Phó tổng Thanh tra Chính phủ, ông Bùi Văn Thạch - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương và ông Nguyễn Văn Công - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Trước đó, vào tháng 8/2010, Thủ tướng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin do Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban. Đến đầu tháng 10/2011, sau khi Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, chức Trưởng ban được bàn giao cho Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh.
Mục tiêu của tái cơ cấu Vinashin là thu hẹp ngành nghề kinh doanh hiện tại của tập đoàn, tập trung vào đóng, sửa chữa tàu, phát triển công nghiệp phụ trợ và phát triển năng lực thiết kế với việc đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, không kinh doanh vận tải biển…
Mới đây, Vinashin đã chính thức tuyên bố tái cơ cấu xong khoản nợ 600 triệu USD. Cụ thể, Vinashin và Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) đã cùng các bên tư vấn và ngân hàng Citi Bank điện đàm cuối cùng với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán tại New York chính thức xác nhận việc phát hành trái phiếu dưới dạng chứng chỉ lưu ký toàn cầu do DATC phát hành, có sự bảo lãnh của Chính phủ, để tái cơ cấu khoản nợ 600 triệu USD của Vinashin.
Được biết, đến nay, Vinashin đã thực hiện tái cơ cấu được 43 doanh nghiệp, bao gồm rút vốn 14 đơn vị; giải thể 14 đơn vị; chuyển nhượng phần vốn góp, bán tài sản 12 đơn vị; bàn giao, chuyển chủ sở hữu, quyền đại diện vốn 3 đơn vị.
Theo đó, trên cơ sở đề xuất của Ban Chỉ đạo tái cơ cấu, Ban Kinh tế Trung ương và một số bộ, ngành, Thủ tướng đã điều động ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính giữ chức Ủy viên Ban Chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ công tác tái cơ cấu tài chính, thay cho ông Vương Đình Huệ.
Thủ tướng cũng điều động ông Bùi Văn Cường, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương giữ chức Ủy viên, thay cho ông Trương Quang Nghĩa.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng bổ sung một số ủy viên mới vào Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin, bao gồm: ông Đặng Huy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Ngô Văn Khánh - Phó tổng Thanh tra Chính phủ, ông Bùi Văn Thạch - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương và ông Nguyễn Văn Công - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Trước đó, vào tháng 8/2010, Thủ tướng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin do Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban. Đến đầu tháng 10/2011, sau khi Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, chức Trưởng ban được bàn giao cho Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh.
Mục tiêu của tái cơ cấu Vinashin là thu hẹp ngành nghề kinh doanh hiện tại của tập đoàn, tập trung vào đóng, sửa chữa tàu, phát triển công nghiệp phụ trợ và phát triển năng lực thiết kế với việc đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, không kinh doanh vận tải biển…
Mới đây, Vinashin đã chính thức tuyên bố tái cơ cấu xong khoản nợ 600 triệu USD. Cụ thể, Vinashin và Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) đã cùng các bên tư vấn và ngân hàng Citi Bank điện đàm cuối cùng với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán tại New York chính thức xác nhận việc phát hành trái phiếu dưới dạng chứng chỉ lưu ký toàn cầu do DATC phát hành, có sự bảo lãnh của Chính phủ, để tái cơ cấu khoản nợ 600 triệu USD của Vinashin.
Được biết, đến nay, Vinashin đã thực hiện tái cơ cấu được 43 doanh nghiệp, bao gồm rút vốn 14 đơn vị; giải thể 14 đơn vị; chuyển nhượng phần vốn góp, bán tài sản 12 đơn vị; bàn giao, chuyển chủ sở hữu, quyền đại diện vốn 3 đơn vị.