“Bộ Y tế không dung túng, bao che vi phạm”
Quan điểm của Bộ Y tế đối với các trường hợp vi phạm là "xử lý nghiêm minh đúng người, đúng tội"
“Cho dù sai sót xảy ra ở đâu, cấp nào thì Bộ Y tế và cá nhân Bộ trưởng Y tế cũng có một phần trách nhiệm”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn bằng văn bản của đại biểu Huỳnh Nghĩa.
Ở kỳ họp này, không đăng đàn trực tiếp, song Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhận được tới 11 chất vấn bằng văn bản, chỉ đứng sau hai vị bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đều nhận được 21 chất vấn).
Là một trong số các vị đại biểu “không thể không chất vấn Bộ trưởng Y tế”, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đã dùng từ “scandal” hàng loạt để nói về những vụ việc xảy ra liên tiếp trong ngành y, từ vụ copy kết quả xét nghiệm máu, “ăn cắp” vaccine, vaccine gây tử vong, vấn nạn “phong bì”…
Nhận định những vấn đề này chưa khi nào nở rộ như vừa qua, đại biểu Nghĩa nhấn mạnh đây vấn đề nhức nhối, gây tâm lý hoang mang, bất bình và đáng lo ngại trong xã hội.
"Với trách nhiệm của mình, đề nghị đồng chí Bộ trưởng cho biết đã có giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng trên nhằm thực hiện lời di huấn của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”?", ông Nghĩa chất vấn.
Đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) cũng đề cập, ngành y thời gian qua gặp quá nhiều "sự cố" có hiệu ứng xã hội xấu liên quan đến y đức của người thày thuốc. Đỉnh điểm là vụ bác sĩ bệnh viện Bạch Mai mở trung tâm thẩm mỹ, ném xác bệnh nhân - nạn nhân của mình xuống sông phi tang. Bản thân Bộ trưởng, cán bộ ngành y đã có các phát biểu được báo chí đăng tải, nhưng ít thấy có những hành động, biện pháp xử lý mạnh mẽ.
Ông Huệ muốn Bộ trưởng trả lời về nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp y đức nghiêm trọng đến vậy? Trách nhiệm của Bộ Y tế, của cá nhân Bộ trưởng đến đâu? Liệu có thể nói rằng “ai làm người nấy chịu”?
Thông tin ở các văn bản trả lời hai vị đại biểu nói trên của Bộ trưởng Tiến khá giống nhau.
Ở cả hai văn bản, Bộ trưởng đều tóm tắt diễn biến từng vụ việc: tiêm thiếu vaccine, nhân bản xét nghiệm, 3 trẻ tử vong tại Quảng Trị, thẩm mỹ viện Cát Tường.
Với các vụ việc và “vấn nạn” đại biểu Nghĩa nêu, Bộ trưởng đề cập nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan và chủ quan. Trong đó, có một số cán bộ y tế có biểu hiện xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp cố ý làm trái các quy trình, quy định đã được Bộ Y tế ban hành.
Những “con sâu” này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngành và đội ngũ hơn 500.000 thầy thuốc trong cả nước đang ngày đêm thực hiện công việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng viết trong văn bản trả lời hỏa tốc gửi tới đại biểu Nghĩa.
Nhưng “cho dù sai sót xảy ra ở đâu, cấp nào thì Bộ Y tế và cá nhân Bộ trưởng Y tế cũng có một phần trách nhiệm”, Bộ trưởng nhìn nhận.
Tại văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Hà Minh Huệ, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng phân tích nhiều nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện xuống cấp đạo đức, nghề nghiệp.
Trước hết là sự quá tải ở các bệnh viện khiến người bệnh, gia đình người bệnh và cả nhân viên y tế luôn trong tình trạng căng thẳng, bức xúc nên dễ xảy ra tình trạng y bác sĩ có thái độ chưa đúng mực. Một số người bệnh có tâm lý cho rằng khi đến bệnh viện cần có “quà” cho y bác sĩ thì mới được khám trước, được quan tâm, chăm sóc tận tình hơn.
Một số cán bộ y tế mải chạy theo lối sống thực dụng, có biểu hiện xuống cấp về đạp đức nghề nghiệp, cố ý làm trái những quy chế, quy trình chuyên môn và quy định hành nghề gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Bên cạnh đó thì cơ chế chính sách đãi ngộ với ngân viên y tế còn bất cập…
Những nguyên nhân chỉ ra, như đại biểu Hà Minh Huệ nhận xét, mới thiên về các yếu tố khách quan mà chưa đi vào cơ chế quản lý của ngành.
Cũng như với đại biểu Nghĩa, Bộ trưởng trả lời đại biểu Huệ rằng: “Cho dù sai sót xảy ra ở đâu, cấp nào thì Bộ Y tế và cá nhân Bộ trưởng Y tế cũng có một phần trách nhiệm”.
Ở các văn bản trả lời chất vấn, Bộ trưởng Tiến cho biết, Bộ Y tế đã, đang và sẽ triển khai các giải pháp như xây dựng và triển khai các văn bản, quy định tăng cường đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; triển khai các hoạt động và thực hiện thanh, kiểm tra, lập đường dây nóng, phát động phong trào thi đua nâng cao đạo đức nghề nghiệp, ký cam kết thi đua thực hiện tốt quy tắc ứng xử; giảm nhân lực, giảm quá tải bệnh viện, khám chữa bệnh theo hệ thống quản lý chất lượng ISO…
Bộ trưởng khẳng định với từng đại biểu sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền. Quan điểm của Bộ Y tế đối với các trường hợp vi phạm là "xử lý nghiêm minh đúng người, đúng tội", không dung túng, bao che, tuân thủ các quy định pháp luật và thẩm quyền quản lý nhà nước.
Những vụ việc các đại biểu đề cập, Bộ trưởng Kim Tiến khẳng định đều thuộc thẩm quyền của địa phương. Tuy nhiên, Bộ cũng đã nhanh chóng phối hợp để giải quyết vụ việc và xử lý sai phạm theo các quy định của pháp luật.
Như VnEconomy đã phản ánh, sáng 19/11, Bộ trưởng Kim Tiến cũng đã được mời giải trình một số ý kiến đại biểu nêu về sự xuống cấp về y đức và một số vụ việc gây bức xúc trong dư luận thời gian gần đây.
Phát biểu của Bộ trưởng cũng hàm chứa nhiều thông tin như phần trả lời hai vị đại biểu nói trên.
Một số vị đại biểu khác thì nhận xét, Bộ trưởng nói về những vấn đề của ngành mình không đúng tầm của một vị "tư lệnh" ngành, nhẹ cả trách nhiệm và cả giải pháp.
Ở kỳ họp này, không đăng đàn trực tiếp, song Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhận được tới 11 chất vấn bằng văn bản, chỉ đứng sau hai vị bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đều nhận được 21 chất vấn).
Là một trong số các vị đại biểu “không thể không chất vấn Bộ trưởng Y tế”, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đã dùng từ “scandal” hàng loạt để nói về những vụ việc xảy ra liên tiếp trong ngành y, từ vụ copy kết quả xét nghiệm máu, “ăn cắp” vaccine, vaccine gây tử vong, vấn nạn “phong bì”…
Nhận định những vấn đề này chưa khi nào nở rộ như vừa qua, đại biểu Nghĩa nhấn mạnh đây vấn đề nhức nhối, gây tâm lý hoang mang, bất bình và đáng lo ngại trong xã hội.
"Với trách nhiệm của mình, đề nghị đồng chí Bộ trưởng cho biết đã có giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng trên nhằm thực hiện lời di huấn của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”?", ông Nghĩa chất vấn.
Đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) cũng đề cập, ngành y thời gian qua gặp quá nhiều "sự cố" có hiệu ứng xã hội xấu liên quan đến y đức của người thày thuốc. Đỉnh điểm là vụ bác sĩ bệnh viện Bạch Mai mở trung tâm thẩm mỹ, ném xác bệnh nhân - nạn nhân của mình xuống sông phi tang. Bản thân Bộ trưởng, cán bộ ngành y đã có các phát biểu được báo chí đăng tải, nhưng ít thấy có những hành động, biện pháp xử lý mạnh mẽ.
Ông Huệ muốn Bộ trưởng trả lời về nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp y đức nghiêm trọng đến vậy? Trách nhiệm của Bộ Y tế, của cá nhân Bộ trưởng đến đâu? Liệu có thể nói rằng “ai làm người nấy chịu”?
Thông tin ở các văn bản trả lời hai vị đại biểu nói trên của Bộ trưởng Tiến khá giống nhau.
Ở cả hai văn bản, Bộ trưởng đều tóm tắt diễn biến từng vụ việc: tiêm thiếu vaccine, nhân bản xét nghiệm, 3 trẻ tử vong tại Quảng Trị, thẩm mỹ viện Cát Tường.
Với các vụ việc và “vấn nạn” đại biểu Nghĩa nêu, Bộ trưởng đề cập nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan và chủ quan. Trong đó, có một số cán bộ y tế có biểu hiện xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp cố ý làm trái các quy trình, quy định đã được Bộ Y tế ban hành.
Những “con sâu” này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngành và đội ngũ hơn 500.000 thầy thuốc trong cả nước đang ngày đêm thực hiện công việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng viết trong văn bản trả lời hỏa tốc gửi tới đại biểu Nghĩa.
Nhưng “cho dù sai sót xảy ra ở đâu, cấp nào thì Bộ Y tế và cá nhân Bộ trưởng Y tế cũng có một phần trách nhiệm”, Bộ trưởng nhìn nhận.
Tại văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Hà Minh Huệ, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng phân tích nhiều nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện xuống cấp đạo đức, nghề nghiệp.
Trước hết là sự quá tải ở các bệnh viện khiến người bệnh, gia đình người bệnh và cả nhân viên y tế luôn trong tình trạng căng thẳng, bức xúc nên dễ xảy ra tình trạng y bác sĩ có thái độ chưa đúng mực. Một số người bệnh có tâm lý cho rằng khi đến bệnh viện cần có “quà” cho y bác sĩ thì mới được khám trước, được quan tâm, chăm sóc tận tình hơn.
Một số cán bộ y tế mải chạy theo lối sống thực dụng, có biểu hiện xuống cấp về đạp đức nghề nghiệp, cố ý làm trái những quy chế, quy trình chuyên môn và quy định hành nghề gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Bên cạnh đó thì cơ chế chính sách đãi ngộ với ngân viên y tế còn bất cập…
Những nguyên nhân chỉ ra, như đại biểu Hà Minh Huệ nhận xét, mới thiên về các yếu tố khách quan mà chưa đi vào cơ chế quản lý của ngành.
Cũng như với đại biểu Nghĩa, Bộ trưởng trả lời đại biểu Huệ rằng: “Cho dù sai sót xảy ra ở đâu, cấp nào thì Bộ Y tế và cá nhân Bộ trưởng Y tế cũng có một phần trách nhiệm”.
Ở các văn bản trả lời chất vấn, Bộ trưởng Tiến cho biết, Bộ Y tế đã, đang và sẽ triển khai các giải pháp như xây dựng và triển khai các văn bản, quy định tăng cường đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; triển khai các hoạt động và thực hiện thanh, kiểm tra, lập đường dây nóng, phát động phong trào thi đua nâng cao đạo đức nghề nghiệp, ký cam kết thi đua thực hiện tốt quy tắc ứng xử; giảm nhân lực, giảm quá tải bệnh viện, khám chữa bệnh theo hệ thống quản lý chất lượng ISO…
Bộ trưởng khẳng định với từng đại biểu sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền. Quan điểm của Bộ Y tế đối với các trường hợp vi phạm là "xử lý nghiêm minh đúng người, đúng tội", không dung túng, bao che, tuân thủ các quy định pháp luật và thẩm quyền quản lý nhà nước.
Những vụ việc các đại biểu đề cập, Bộ trưởng Kim Tiến khẳng định đều thuộc thẩm quyền của địa phương. Tuy nhiên, Bộ cũng đã nhanh chóng phối hợp để giải quyết vụ việc và xử lý sai phạm theo các quy định của pháp luật.
Như VnEconomy đã phản ánh, sáng 19/11, Bộ trưởng Kim Tiến cũng đã được mời giải trình một số ý kiến đại biểu nêu về sự xuống cấp về y đức và một số vụ việc gây bức xúc trong dư luận thời gian gần đây.
Phát biểu của Bộ trưởng cũng hàm chứa nhiều thông tin như phần trả lời hai vị đại biểu nói trên.
Một số vị đại biểu khác thì nhận xét, Bộ trưởng nói về những vấn đề của ngành mình không đúng tầm của một vị "tư lệnh" ngành, nhẹ cả trách nhiệm và cả giải pháp.