Boeing mở nhà máy ở nước ngoài đầu tiên tại Trung Quốc
Nhà máy này là một cơ sở hoàn thiện và giao hàng máy bay, thuộc thỏa thuận được ký kết giữa Boeing với COMAC của Trung Quốc
Tập đoàn sản xuất máy bay Mỹ Boeing vừa mở nhà máy ở nước ngoài đầu tiên tại Trung Quốc. Nhà máy này là một cơ sở hoàn thiện và giao hàng máy bay, thuộc thỏa thuận được ký kết vào hôm thứ Ba tuần này giữa Boeing với Tổng công ty Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC).
Theo trang tin CGTN của Trung Quốc, liên doanh Boeing-COMAC được đặt ở thành phố Chu San thuộc tỉnh Triết Giang và có vốn đăng ký là 55 triệu USD. Trong đó, Boeing đầu tư 33 triệu USD và nắm cổ phần 60%, COMAC rót 22 triệu USD và nắm cổ phần 40%.
Được xây dựng từ tháng 5, nhà máy bao gồm một trung tâm hoàn thiện máy bay nằm trong liên doanh Boeing-COMAC và một trung tâm giao hàng thuộc sở hữu của Boeing. Nhà máy này có thể thực hiện những công việc như lắp đặt cabin, sơn máy bay, bay thử, và bảo dưỡng máy bay.
COMAC cho biết sẽ tham gia vào các hoạt động hoàn thiện máy bay cùng với nhân viên của Boeing, nhưng tỷ lệ công nhân viên của mỗi bên trong nhà máy này vẫn chưa được công bố.
COMAC, nhà sản xuất chiếc máy bay chở khách của Trung Quốc C919, nói rằng dự án trên sẽ giúp tăng cường hợp tác quốc tế giữa Trung Quốc với ngành công nghiệp hàng không quốc tế, theo đó tối ưu hóa môi trường cho sự phát triển của ngành sản xuất máy bay dân dụng tại nước này.
Ông Ho Dongfeng, Chủ tịch COMAC, phát biểu: “Chu San và Seatle nằm ở hai bờ Thái Bình Dương. Trước đây, hầu hết mọi người sống ở Seatle không biết về Chu San, nhưng giờ họ đến đây để làm việc. Nhà máy này đã kết nối chúng ta với nhau”.
Boeing dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành giai đoạn xây dựng đầu tiên và đi vào hoạt động vào tháng 5/2018. Đến cuối năm 2018, Boeing sẽ giao hàng chiếc máy bay một lối đi B737 MAX đầu tiên trực tiếp từ nhà máy đến tay một hãng hàng không Trung Quốc.
Với công suất giao hàng tối đa mỗi năm 100 máy bay từ trung tâm ở Chu San, Boeing dự định sẽ giao hàng toàn bộ máy bay được hoàn thiện ở trung tâm này cho khách hàng Trung Quốc. Hiện Boeing đang phấn đấu đáp ứng nhu cầu cao của thị trường Trung Quốc đối với dòng máy bay một lối đi của hãng.
Nhà phân tích ngành công nghiệp hàng không Lin Zhijie cho biết: “1/5 số máy bay thân hẹp trên thế giới được giao hàng ở Trung Quốc. Đây là một thị trường lớn mà Trung Quốc hy vọng sẽ chiếm lĩnh”.
Theo ông Lin, nhà máy hoàn thiện máy bay của Airbus ở Thiên Tân, đi vào hoạt động năm 2008, đã giúp kỳ phùng địch thủ của Boeing tăng thị phần tại thị trường máy bay chở khách Trung Quốc từ 34% lên 47% trong vòng 1 thập kỷ qua.
“Boeing nỗ lực mở nhà máy đầu tiên ở nước ngoài tại Châu San là nhằm nắm bắt tiềm năng thị trường mạnh mẽ ở Trung Quốc và tăng cường hợp tác với ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc”, ông Lin nói thêm.
Theo trang tin CGTN của Trung Quốc, liên doanh Boeing-COMAC được đặt ở thành phố Chu San thuộc tỉnh Triết Giang và có vốn đăng ký là 55 triệu USD. Trong đó, Boeing đầu tư 33 triệu USD và nắm cổ phần 60%, COMAC rót 22 triệu USD và nắm cổ phần 40%.
Được xây dựng từ tháng 5, nhà máy bao gồm một trung tâm hoàn thiện máy bay nằm trong liên doanh Boeing-COMAC và một trung tâm giao hàng thuộc sở hữu của Boeing. Nhà máy này có thể thực hiện những công việc như lắp đặt cabin, sơn máy bay, bay thử, và bảo dưỡng máy bay.
COMAC cho biết sẽ tham gia vào các hoạt động hoàn thiện máy bay cùng với nhân viên của Boeing, nhưng tỷ lệ công nhân viên của mỗi bên trong nhà máy này vẫn chưa được công bố.
COMAC, nhà sản xuất chiếc máy bay chở khách của Trung Quốc C919, nói rằng dự án trên sẽ giúp tăng cường hợp tác quốc tế giữa Trung Quốc với ngành công nghiệp hàng không quốc tế, theo đó tối ưu hóa môi trường cho sự phát triển của ngành sản xuất máy bay dân dụng tại nước này.
Ông Ho Dongfeng, Chủ tịch COMAC, phát biểu: “Chu San và Seatle nằm ở hai bờ Thái Bình Dương. Trước đây, hầu hết mọi người sống ở Seatle không biết về Chu San, nhưng giờ họ đến đây để làm việc. Nhà máy này đã kết nối chúng ta với nhau”.
Boeing dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành giai đoạn xây dựng đầu tiên và đi vào hoạt động vào tháng 5/2018. Đến cuối năm 2018, Boeing sẽ giao hàng chiếc máy bay một lối đi B737 MAX đầu tiên trực tiếp từ nhà máy đến tay một hãng hàng không Trung Quốc.
Với công suất giao hàng tối đa mỗi năm 100 máy bay từ trung tâm ở Chu San, Boeing dự định sẽ giao hàng toàn bộ máy bay được hoàn thiện ở trung tâm này cho khách hàng Trung Quốc. Hiện Boeing đang phấn đấu đáp ứng nhu cầu cao của thị trường Trung Quốc đối với dòng máy bay một lối đi của hãng.
Nhà phân tích ngành công nghiệp hàng không Lin Zhijie cho biết: “1/5 số máy bay thân hẹp trên thế giới được giao hàng ở Trung Quốc. Đây là một thị trường lớn mà Trung Quốc hy vọng sẽ chiếm lĩnh”.
Theo ông Lin, nhà máy hoàn thiện máy bay của Airbus ở Thiên Tân, đi vào hoạt động năm 2008, đã giúp kỳ phùng địch thủ của Boeing tăng thị phần tại thị trường máy bay chở khách Trung Quốc từ 34% lên 47% trong vòng 1 thập kỷ qua.
“Boeing nỗ lực mở nhà máy đầu tiên ở nước ngoài tại Châu San là nhằm nắm bắt tiềm năng thị trường mạnh mẽ ở Trung Quốc và tăng cường hợp tác với ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc”, ông Lin nói thêm.