Bốn bài học kinh tế từ Pháp, Hy Lạp, Nhật Bản và Zimbabwe
Trong lịch sử gần đây đã tồn tại những bài học kinh tế từ một số quốc gia mà không một nước nào muốn “đi vào vết xe đổ”
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt một loạt khó khăn như hiện nay, các chính trị gia và học giả tranh luận quyết liệt về việc phải làm gì tiếp theo để hóa giải thách thức. Nhưng trên thế giới, hiện rất khó có thể tìm được những hình mẫu kinh tế được đánh giá tích cực.
Mặc dù vậy, theo bài viết của Giáo sư kinh tế học Gregory Mankiw thuộc Đại học Harvard đăng tải trên tờ New York Times, trong lịch sử gần đây đã tồn tại những bài học kinh tế từ một số quốc gia mà không một nước nào muốn “đi vào vết xe đổ”, trong đó tiêu biểu là lạm phát ở Zimbabwe, nợ công ở Hy Lạp, giảm phát ở Nhật, và thuế cao ở Pháp.
Giáo sư Mankiw cho rằng, ở mỗi quốc gia trong số này, các nhà hoạch định chính sách đã vấp phải một kiểu sai lầm chính sách mà chỉ cần sơ ý một chút là dẫn đến hậu quả “chết người”. Giáo sư này khuyến nghị, nước Mỹ cần thuộc lòng những bài học này, vì chính sách kinh tế Mỹ hiện nay có không ít điểm “na ná” chính sách sai lầm mà các quốc gia trên từng áp dụng.
Đối với trường hợp Zimbabwe, nếu có một giải thưởng nào đó dành cho chính sách kinh tế tệ hại nhất thế giới, quốc gia này có lẽ đã nhiều lần “giật giải” trong thập kỷ qua. Đặc biệt, vào năm 2008 và 2009, Zimbabwe đã lâm vào cảnh siêu lạm phát. Giá cả khi đó ở quốc gia châu Phi này tăng với tốc độ kinh hoàng đến nỗi, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe phải in ra loại tiền mệnh giá 1 nghìn tỷ Đôla để thuận lợi hơn cho việc thanh toán. Sau đó, Zimbabwe đã ngừng sử dụng đồng nội tệ, nhưng những đồng tiền mệnh giá “khủng” của quốc gia này hiện vẫn có thể mua được với giá khoảng 5 USD.
Theo Giáo sư Mankiw, thật khó có thể hình dung kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng lạm phát như Zimbabwe từng trải qua. Tuy nhiên, việc in tiền thiếu kiểm soát đang là nỗi lo của Thống đốc bang Texas, Rick Perry, người đang nuôi hy vọng trở thành ứng cử viên của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống năm sau của Mỹ.
Hồi tháng 8 vừa qua, ông Perry nhận định, sẽ “gần như là tội mưu phản” nếu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke cho in quá nhiều tiền trước khi diễn ra cuộc bầu cử vào năm 2012. Không chỉ có ông Perry, nhiều chính trị gia Mỹ thuộc cánh tả cũng lo ngại chính sách gần đây của FED nhằm chống lại tỷ lệ thất nghiệp cao có thể châm ngòi cho lạm phát bùng nổ.
Tuy nhiên, ông Bernanke lại tỏ ra ít lo ngại hơn về việc biến nước Mỹ thành một “Zimbabwe thứ hai” hơn là một “Nhật Bản khác”.
Nhật Bản là một siêu cường kinh tế trải qua nhiều thăng trầm. Vào thập niên 1980, nhiều người từng lo ngại sự vươn lên mạnh mẽ của kinh tế Nhật sẽ đe dọa sự thịnh vượng của nước Mỹ, cũng giống như những gì người ta đang lo ngại ngày nay về sự nổi lên của Trung Quốc.
Tuy nhiên, những lo lắng về sức mạnh của kinh tế Nhật hồi những năm 1980 đã nhanh chóng chấm dứt khi bong bóng trên thị trường bất động sản và địa ốc của nước này nổ tung vào đầu thập niên 1990. Kể từ đó tới nay, kinh tế Nhật rơi vào tình trạng chật vật mãi chưa tìm ra lối thoát. Các nhà quan sát có thái độ chỉ trích Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) cho rằng, BoJ đã tập trung quá nhiều vào việc chống những mối đe dọa lạm phát mà không quan tâm đầy đủ tới việc phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Nằm trong số những nhà phê bình này có ông Bernanke, trước khi ông trở thành Chủ tịch FED. Việc dõi theo sự thận trọng và những thất bại của người Nhật chắc chắn là một trong những lý do phía sau sự sẵn sàng của ông Bernanke trong cuộc thử nghiệm những dạng chính sách tiền tệ vào hàng “vô tiền khoáng hậu” thời hậu khủng hoảng tài chính.
Các chuyên gia kinh tế trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama cũng nhận thức rõ về những điều tồi tệ mà kinh tế Nhật đã và đang trải qua. Đó là lý do vì sao họ đang ra sức thúc đẩy hoạt động chi tiêu để kích thích nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.
Tuy nhiên, chính sách tài khóa này đi kèm với không ít rủi ro. Một kinh kinh tế Mỹ càng phụ thuộc vào hoạt động chi tiêu của Chính phủ, thì khả năng nước này rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ công như đang diễn ra ở Hy Lạp lại càng lớn. Việc hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s hạ điểm tín nhiệm Mỹ hồi tháng 8 vừa qua là một điềm báo cho những gì có thể xảy đế phía trước. Trong dài hạn, nước Mỹ cần cắt giảm nợ, hoặc đối mặt với những hậu quả không mấy dễ chịu.
Ở thời điểm hiện tại, thị trường trái phiếu dường như chưa mấy lo ngại về khả năng trả nợ của Chính phủ Mỹ. Vì thế, nước Mỹ vẫn vay được tiền vỡi lãi suất thấp. Nhưng đây cũng chính là những gì đã diễn ra đối với Hy Lạp 4 năm trước. Một khi thị trường trái phiếu thay đổi thái độ, tình thế sẽ thay đổi rất nhanh chóng, dẫn tới một vòng xoáy tăng lãi suất chóng mặt, tăng số tiền lãi phải trả và thâm hụt ngân sách, cùng với sự giảm sút niềm tin.
Nước Mỹ đang được hưởng lợi ích từ sự hoài nghi của thị trường trái phiếu, một phần vì nợ của các quốc gia khác có vẻ như rủi ro hơn, và một phần vì niềm tin rằng nước Mỹ sẽ đưa tình trạng nợ nần của mình về trật tự đúng lúc. Nhưng vấn đề chính trị lớn đặt ra là nước Mỹ sẽ làm việc này như thế nào.
Washington hiện đang đối mặt với một quyết định mang tính nền tảng về những ưu tiên kinh tế. Để duy trì mức thuế hiện nay, nước Mỹ cần giảm mạnh chi tiêu cho mạng lưới an sinh xã hội. Nếu không, nước Mỹ có thể duy trì mạng lưới an sinh hiện nay và phải tăng mạnh thuế để chi trả. Hoặc cũng có thể lựa chọn sự kết hợp giữa cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Mà cách làm này lại dẫn tới nguy cơ rơi vào tình huống như trong bài học từ kinh tế Pháp.
Có hai sự thật cần biết về kinh tế Pháp. Thứ nhất, GDP/đầu người của Pháp thấp hơn 29% so với của Mỹ, phần nhiều vì người Pháp có số giờ làm việc trong đời ít hơn người Mỹ. Thứ hai, người Pháp bị đánh thuế cao hơn người Mỹ. Năm 2009, thuế tương đương 24% GDP của Mỹ, nhưng tương đương 42% GDP của Pháp.
Các chuyên gia kinh tế tranh cãi nhiều về việc liệu có phải mức thuế cao ở Pháp và các quốc gai châu Âu khác là lý do khiến người lao động ở các quốc gia này giảm nỗ lực làm việc, và vì thế giảm thu nhập. Tuy nhiên, nguyên nhân lại có thể nằm ở việc người châu Âu ưa hưởng thụ cuộc sống hơn là làm việc cật lực như người Mỹ.
Đâu là lý do xác thực sẽ cần phải có thời gian để xác minh. Trong những thập kỷ tới đây, nếu các nhà hoạch định chính sách Mỹ không cắt giảm chi tiêu, họ sẽ buộc phải tăng thuế tới gần mức thuế của các nước châu Âu. Khi đó, rất có thể thế hệ người Mỹ tiếp theo sẽ làm việc ít hơn, để kiếm tiền ít hơn, và dành thời gian ngồi quán café nhiều hơn.
Mặc dù vậy, theo bài viết của Giáo sư kinh tế học Gregory Mankiw thuộc Đại học Harvard đăng tải trên tờ New York Times, trong lịch sử gần đây đã tồn tại những bài học kinh tế từ một số quốc gia mà không một nước nào muốn “đi vào vết xe đổ”, trong đó tiêu biểu là lạm phát ở Zimbabwe, nợ công ở Hy Lạp, giảm phát ở Nhật, và thuế cao ở Pháp.
Giáo sư Mankiw cho rằng, ở mỗi quốc gia trong số này, các nhà hoạch định chính sách đã vấp phải một kiểu sai lầm chính sách mà chỉ cần sơ ý một chút là dẫn đến hậu quả “chết người”. Giáo sư này khuyến nghị, nước Mỹ cần thuộc lòng những bài học này, vì chính sách kinh tế Mỹ hiện nay có không ít điểm “na ná” chính sách sai lầm mà các quốc gia trên từng áp dụng.
Đối với trường hợp Zimbabwe, nếu có một giải thưởng nào đó dành cho chính sách kinh tế tệ hại nhất thế giới, quốc gia này có lẽ đã nhiều lần “giật giải” trong thập kỷ qua. Đặc biệt, vào năm 2008 và 2009, Zimbabwe đã lâm vào cảnh siêu lạm phát. Giá cả khi đó ở quốc gia châu Phi này tăng với tốc độ kinh hoàng đến nỗi, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe phải in ra loại tiền mệnh giá 1 nghìn tỷ Đôla để thuận lợi hơn cho việc thanh toán. Sau đó, Zimbabwe đã ngừng sử dụng đồng nội tệ, nhưng những đồng tiền mệnh giá “khủng” của quốc gia này hiện vẫn có thể mua được với giá khoảng 5 USD.
Theo Giáo sư Mankiw, thật khó có thể hình dung kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng lạm phát như Zimbabwe từng trải qua. Tuy nhiên, việc in tiền thiếu kiểm soát đang là nỗi lo của Thống đốc bang Texas, Rick Perry, người đang nuôi hy vọng trở thành ứng cử viên của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống năm sau của Mỹ.
Hồi tháng 8 vừa qua, ông Perry nhận định, sẽ “gần như là tội mưu phản” nếu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke cho in quá nhiều tiền trước khi diễn ra cuộc bầu cử vào năm 2012. Không chỉ có ông Perry, nhiều chính trị gia Mỹ thuộc cánh tả cũng lo ngại chính sách gần đây của FED nhằm chống lại tỷ lệ thất nghiệp cao có thể châm ngòi cho lạm phát bùng nổ.
Tuy nhiên, ông Bernanke lại tỏ ra ít lo ngại hơn về việc biến nước Mỹ thành một “Zimbabwe thứ hai” hơn là một “Nhật Bản khác”.
Nhật Bản là một siêu cường kinh tế trải qua nhiều thăng trầm. Vào thập niên 1980, nhiều người từng lo ngại sự vươn lên mạnh mẽ của kinh tế Nhật sẽ đe dọa sự thịnh vượng của nước Mỹ, cũng giống như những gì người ta đang lo ngại ngày nay về sự nổi lên của Trung Quốc.
Tuy nhiên, những lo lắng về sức mạnh của kinh tế Nhật hồi những năm 1980 đã nhanh chóng chấm dứt khi bong bóng trên thị trường bất động sản và địa ốc của nước này nổ tung vào đầu thập niên 1990. Kể từ đó tới nay, kinh tế Nhật rơi vào tình trạng chật vật mãi chưa tìm ra lối thoát. Các nhà quan sát có thái độ chỉ trích Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) cho rằng, BoJ đã tập trung quá nhiều vào việc chống những mối đe dọa lạm phát mà không quan tâm đầy đủ tới việc phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Nằm trong số những nhà phê bình này có ông Bernanke, trước khi ông trở thành Chủ tịch FED. Việc dõi theo sự thận trọng và những thất bại của người Nhật chắc chắn là một trong những lý do phía sau sự sẵn sàng của ông Bernanke trong cuộc thử nghiệm những dạng chính sách tiền tệ vào hàng “vô tiền khoáng hậu” thời hậu khủng hoảng tài chính.
Các chuyên gia kinh tế trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama cũng nhận thức rõ về những điều tồi tệ mà kinh tế Nhật đã và đang trải qua. Đó là lý do vì sao họ đang ra sức thúc đẩy hoạt động chi tiêu để kích thích nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.
Tuy nhiên, chính sách tài khóa này đi kèm với không ít rủi ro. Một kinh kinh tế Mỹ càng phụ thuộc vào hoạt động chi tiêu của Chính phủ, thì khả năng nước này rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ công như đang diễn ra ở Hy Lạp lại càng lớn. Việc hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s hạ điểm tín nhiệm Mỹ hồi tháng 8 vừa qua là một điềm báo cho những gì có thể xảy đế phía trước. Trong dài hạn, nước Mỹ cần cắt giảm nợ, hoặc đối mặt với những hậu quả không mấy dễ chịu.
Ở thời điểm hiện tại, thị trường trái phiếu dường như chưa mấy lo ngại về khả năng trả nợ của Chính phủ Mỹ. Vì thế, nước Mỹ vẫn vay được tiền vỡi lãi suất thấp. Nhưng đây cũng chính là những gì đã diễn ra đối với Hy Lạp 4 năm trước. Một khi thị trường trái phiếu thay đổi thái độ, tình thế sẽ thay đổi rất nhanh chóng, dẫn tới một vòng xoáy tăng lãi suất chóng mặt, tăng số tiền lãi phải trả và thâm hụt ngân sách, cùng với sự giảm sút niềm tin.
Nước Mỹ đang được hưởng lợi ích từ sự hoài nghi của thị trường trái phiếu, một phần vì nợ của các quốc gia khác có vẻ như rủi ro hơn, và một phần vì niềm tin rằng nước Mỹ sẽ đưa tình trạng nợ nần của mình về trật tự đúng lúc. Nhưng vấn đề chính trị lớn đặt ra là nước Mỹ sẽ làm việc này như thế nào.
Washington hiện đang đối mặt với một quyết định mang tính nền tảng về những ưu tiên kinh tế. Để duy trì mức thuế hiện nay, nước Mỹ cần giảm mạnh chi tiêu cho mạng lưới an sinh xã hội. Nếu không, nước Mỹ có thể duy trì mạng lưới an sinh hiện nay và phải tăng mạnh thuế để chi trả. Hoặc cũng có thể lựa chọn sự kết hợp giữa cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Mà cách làm này lại dẫn tới nguy cơ rơi vào tình huống như trong bài học từ kinh tế Pháp.
Có hai sự thật cần biết về kinh tế Pháp. Thứ nhất, GDP/đầu người của Pháp thấp hơn 29% so với của Mỹ, phần nhiều vì người Pháp có số giờ làm việc trong đời ít hơn người Mỹ. Thứ hai, người Pháp bị đánh thuế cao hơn người Mỹ. Năm 2009, thuế tương đương 24% GDP của Mỹ, nhưng tương đương 42% GDP của Pháp.
Các chuyên gia kinh tế tranh cãi nhiều về việc liệu có phải mức thuế cao ở Pháp và các quốc gai châu Âu khác là lý do khiến người lao động ở các quốc gia này giảm nỗ lực làm việc, và vì thế giảm thu nhập. Tuy nhiên, nguyên nhân lại có thể nằm ở việc người châu Âu ưa hưởng thụ cuộc sống hơn là làm việc cật lực như người Mỹ.
Đâu là lý do xác thực sẽ cần phải có thời gian để xác minh. Trong những thập kỷ tới đây, nếu các nhà hoạch định chính sách Mỹ không cắt giảm chi tiêu, họ sẽ buộc phải tăng thuế tới gần mức thuế của các nước châu Âu. Khi đó, rất có thể thế hệ người Mỹ tiếp theo sẽ làm việc ít hơn, để kiếm tiền ít hơn, và dành thời gian ngồi quán café nhiều hơn.