Bốn kinh nghiệm kích cầu của Trung Quốc
GDP của Trung Quốc trong hai quý đầu năm 2009 đã tăng 7,9%, nhờ các gói kích cầu có hiệu quả nhanh
GDP của Trung Quốc trong hai quý đầu năm 2009 đã tăng 7,9%, nhờ các gói kích cầu có hiệu quả nhanh.
Các giải pháp kích cầu của Trung Quốc tập trung nhiều vào bất động sản - lĩnh vực này đóng góp 9,2% GDP của nước này. Trong 11 tháng của năm 2008, Chính phủ Trung Quốc đã rót vào bất động sản 387,5 tỷ USD ( 2,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ) trong đó có 280 triệu USD trong gói kích cầu chung của Chính phủ, công bố vào tháng 11/2008.
Khoản tiền này Trung Quốc đầu tư để xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp ở thành thị, khuyến khích mua nhà ở, khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, thúc đẩy ổn định thị trường bất động sản ở các địa phương, cải thiện quá trình giám sát thị trường bất động sản.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng tung 4.000 tỷ Nhân dân tệ (công bố tháng 11/2008) kích cầu cho các lĩnh vực khác, đặc biệt là cắt giảm thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa - bộ phận có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước này. Trong số 4,3 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa sở hữu tư nhân thì có tới 95% hoạt động xuất khẩu, đóng góp gần 60% tổng sản phẩm quốc nội, 50% nguồn thu từ thuế, 68% xuất khẩu và 75% công việc mới mỗi năm.
Qua một thời gian thực hiện các gói giải pháp kích cầu của Trung Quốc, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng bước đầu có thể rút ra bốn bài học kinh nghiệm chính.
Thứ nhất, Trung Quốc đã sử dụng gói kích cầu để ứng phó với khủng hoảng theo hướng tạo tiền đề để cải tổ toàn diện nền kinh tế; đổi mới cơ cấu và công nghệ, tăng năng suất lao động; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục. Thứ hai, tăng cường đầu tư vào nông thôn. Thứ ba, có những giải pháp cụ thể giúp đỡ người nghèo.
Và cũng có thể coi là một bài học kinh nghiệm quan trọng nữa của Trung Quốc là công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo các khoản đầu tư của Chính phủ được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Trung Quốc đã lập 24 tổ kiểm tra gồm các thành phần ủy ban cải cách, đại diện các bộ, ngành. Tổ kiểm tra đã đến từng địa phương, từng công trình đầu tư cụ thể… kiểm tra tiến độ, không để xảy ra lãng phí, tham nhũng.
Các giải pháp kích cầu của Trung Quốc tập trung nhiều vào bất động sản - lĩnh vực này đóng góp 9,2% GDP của nước này. Trong 11 tháng của năm 2008, Chính phủ Trung Quốc đã rót vào bất động sản 387,5 tỷ USD ( 2,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ) trong đó có 280 triệu USD trong gói kích cầu chung của Chính phủ, công bố vào tháng 11/2008.
Khoản tiền này Trung Quốc đầu tư để xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp ở thành thị, khuyến khích mua nhà ở, khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, thúc đẩy ổn định thị trường bất động sản ở các địa phương, cải thiện quá trình giám sát thị trường bất động sản.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng tung 4.000 tỷ Nhân dân tệ (công bố tháng 11/2008) kích cầu cho các lĩnh vực khác, đặc biệt là cắt giảm thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa - bộ phận có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước này. Trong số 4,3 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa sở hữu tư nhân thì có tới 95% hoạt động xuất khẩu, đóng góp gần 60% tổng sản phẩm quốc nội, 50% nguồn thu từ thuế, 68% xuất khẩu và 75% công việc mới mỗi năm.
Qua một thời gian thực hiện các gói giải pháp kích cầu của Trung Quốc, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng bước đầu có thể rút ra bốn bài học kinh nghiệm chính.
Thứ nhất, Trung Quốc đã sử dụng gói kích cầu để ứng phó với khủng hoảng theo hướng tạo tiền đề để cải tổ toàn diện nền kinh tế; đổi mới cơ cấu và công nghệ, tăng năng suất lao động; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục. Thứ hai, tăng cường đầu tư vào nông thôn. Thứ ba, có những giải pháp cụ thể giúp đỡ người nghèo.
Và cũng có thể coi là một bài học kinh nghiệm quan trọng nữa của Trung Quốc là công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo các khoản đầu tư của Chính phủ được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Trung Quốc đã lập 24 tổ kiểm tra gồm các thành phần ủy ban cải cách, đại diện các bộ, ngành. Tổ kiểm tra đã đến từng địa phương, từng công trình đầu tư cụ thể… kiểm tra tiến độ, không để xảy ra lãng phí, tham nhũng.