Brazil, “mỏ vàng” của các đại gia viễn thông Trung Quốc
Các công ty Trung Quốc chuyển sang thích các thị trường mới nổi vì ở các thị trường này, họ không phải đi sau các công ty lớn của Mỹ
Các công ty công nghệ tiêu dùng lớn của Trung Quốc làm chủ cuộc chơi trên sân nhà, nhưng khá chật vật ở thị trường nước ngoài. Để thay đổi điều này, các đại gia viễn thông Trung Quốc đang nhảy vào thị trường Brazil và các thị trường mới nổi khác.
Báo Wall Street Journal cho biết, sở dĩ các công ty Trung Quốc chuyển sang thích các thị trường mới nổi vì ở đây, họ không phải đi sau các công ty lớn của Mỹ. Bằng cách thâm nhập mạnh vào thị trường Brazil, nhà sản xuất máy tính cá nhân (PC) hàng đầu Trung Quốc là Lenovo và công cụ tìm kiếm Baidu của nước này hy vọng sẽ giành ưu thế trước những đối thủ như HP và Google.
Ngoài ra, một số công ty Mỹ đang dẫn đầu ở thị trường nhà hoặc châu Âu mới chỉ có sự hiện diện nhỏ ở Brazil, bởi quốc gia Nam Mỹ này có lịch sử bảo hộ thương mại lâu dài, tình trạng quan liêu phổ biến, và chi phí nhân công cao, nhất là so với khu vực châu Á.
Các công ty Trung Quốc và Mỹ cùng quan điểm rằng, thị trường Brazil đang ngày càng đóng vai trò quan trọng. Tầng lớp trung lưu của nước này đang phát triển, nhưng đã tới mức đủ lớn để bù đắp cho mức chi phí kinh doanh cao.
Lenovo, hãng máy tính cá nhân lớn thứ nhì thế giới về doanh số cho biết, hãng kỳ vọng thị trường Brazil sẽ đóng góp hơn 20% trong số nửa tỷ người mua PC tiếp theo. Công ty này cho biết, Brazil hiện là thị trường nước ngoài lớn nhất của hãng. Lenovo đã vượt qua Dell về doanh số một phần nhờ nỗ lực tiến công vào những thị trường mới nổi như Ấn Độ, Nga và Brazil.
Với dân số đông và tầng lớp trung lưu phát triển, Brazil có sức tiêu dùng ngày càng mạnh lên. Theo bà Silvia Quintanilha, một chuyên gia của hãng nghiên cứu Millward Brown ở Sao Paulo, tất cả các thương hiệu lớn đều đang nhắm vào thị trường Brazil.
Tương tự như Lenovo, ông John Dillon, Chủ tịch mảng thị trường quốc tế của công cụ tìm kiếm Baidu cho biết, Brazil hiện là thị trường quan trọng nhất ngoài Trung Quốc của hãng này. Baidu hiện cũng đang đưa thêm dịch vụ vào các thị trường Thái Lan và Ai Cập.
“Brazil là một nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, lĩnh vực Internet đang phát triển nhanh, và chúng tôi cho rằng, một vài công ty toàn cầu đến nay vẫn chưa chú ý nhiều tới việc địa phương hóa các dịch vụ cho thị trường này. Chúng tôi có cơ hội tốt để nhảy vào”, ông Dillon phát biểu.
Theo một nghiên cứu mới đây do Ngân hàng Trung ương Brazil thực hiện, GDP nước này dự kiến tăng trưởng 3,3% trong năm nay, sau khi tăng trưởng giảm về mức ước tính khoảng 1% trong năm ngoái.
Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc có thể sẽ không phát triển dễ dàng ở Brazil, vì họ vẫn gặp nhiều thách thức trong vấn đề xây dựng thương hiệu bên ngoài Trung Quốc. Baidu mới chỉ thành công hạn chế khi cung cấp dịch vụ ở Nhật Bản. Google dù mất một số lượng truy cập ở Brazil do các đối thủ khác, đây vẫn là công cụ tìm kiếm thống trị và quen thuộc với người sử dụng ở Brazil. Lenovo đã đạt được mức tăng trưởng cao tại các thị trường mới nổi và về doanh số PC toàn cầu, nhưng cũng chưa thành công đáng kể ở Mỹ do cạnh tranh không lại với những thương hiệu như HP, Apple và Dell.
Chưa kể, các công ty Trung Quốc không phải là những người mới đến duy nhất trong cuộc đua ở thị trường Brazil. Mạng xã hội Facebook mới chỉ vào thị trường này khoảng 2 năm. Theo số liệu của comScore, tháng 9 năm ngoái, lượng truy cập Facebook ở Brazil hàng tháng tăng 41% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 43,3 triệu lượt, còn thời gian trung bình mà mỗi người truy cập ở lại trong trang này tăng 208%. Những số liệu này cho thấy Brazil là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất của Facebook.
Trong khi đó, số lượng người sử dụng mạng xã hội Orkut của Google ở Brazil trong vòng 1 năm tính đến tháng 9 đã giảm 55%, thời lượng truy cập giảm 83%. comScore cho biết, tính chung, các trang của Google vẫn phổ biến nhất ở Brazil, nhưng thời gian truy cập trung bình vào các trang này đã giảm 45% trong cùng khoảng thời gian nói trên.
Hãng Samsung của Hàn Quốc cũng đã tấn công mạnh vào thị trường Brazil, bao gồm thông qua chiến lược cắt giảm mạnh giá bán sản phẩm so với các đối thủ. Nhờ đó, hãng này đã trở thành một trong những hãng máy tính cá nhân hàng đầu và là hãng điện thoại thông minh số 1 về doanh số tại Brazil.
Apple cũng là một “tay chơi” có hạng ở Brazil, nhưng chưa có được mức thị phần cao ở thị trường này như ở các thị trường khác. Giá sản phẩm của Apple ở Brazil là cao hơn so với các hãng khác và hãng này cũng chưa mở Apple Store tại đây. Thay vào đó, hãng phụ thuộc vào một hệ thống các nhà phân phối lại và các nhà mạng.
Các công ty Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được thành công ở Brazil tương tự như ở thị trường Trung Quốc bằng cách đem đến các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu địa phương. Baidu đã thắng thế trước Google ở Trung Quốc, một phần nhờ điều chỉnh cách dịch vụ cho phù hợp với thị trường này, chẳng hạn như thanh tìm kiếm lớn hơn để việc gõ chữ Trung Quốc dễ dàng hơn.
Năm nay, Baidu đã tung ra dịch vụ trang chủ Hao123 cho người sử dụng Brazil. Đây là dịch vụ cung cấp đường link tới các trang phổ biến, được thiết kế để việc điều hướng trở nên dễ dàng hơn đối với người mới dùng Internet. Ngoài ra, Baidu cũng có kế hoạch tung ra một công cụ tìm kiếm đầy đủ dịch vụ để cạnh tranh với Google, đồng thời đã huy động hàng trăm kỹ sư để thực hiện kế hoạch này.
Đối với Lenovo, việc thành lập cơ sở hoạt động ở Brazil đồng nghĩa với việc hãng này sẽ lắp ráp, thiết kế và sử dụng nhiều hơn linh kiện sản phẩm tại thị trường địa phương. Cách làm này sẽ giúp giảm thuế và cho phép Lenovo cạnh tranh tốt hơn về giá với các hãng máy tính của Brazil như Positivo Informatica. Lenovo hiện có 4.000 nhân viên ở Brazil. Hãng này vừa mới hoàn tất vụ thâu tóm thương hiệu hàng điện tử CCE của Brazil với giá 146,5 triệu USD và đang xây dựng một nhà máy 30 triệu USD ở nước này.
“Chúng tôi đang đầu tư vào Brazil nhiều hơn bất kỳ vào một quốc gia nào khác ngoài Trung Quốc”, ông Dan Stone, Giám đốc Lenovo tại Brazil cho biết.
Báo Wall Street Journal cho biết, sở dĩ các công ty Trung Quốc chuyển sang thích các thị trường mới nổi vì ở đây, họ không phải đi sau các công ty lớn của Mỹ. Bằng cách thâm nhập mạnh vào thị trường Brazil, nhà sản xuất máy tính cá nhân (PC) hàng đầu Trung Quốc là Lenovo và công cụ tìm kiếm Baidu của nước này hy vọng sẽ giành ưu thế trước những đối thủ như HP và Google.
Ngoài ra, một số công ty Mỹ đang dẫn đầu ở thị trường nhà hoặc châu Âu mới chỉ có sự hiện diện nhỏ ở Brazil, bởi quốc gia Nam Mỹ này có lịch sử bảo hộ thương mại lâu dài, tình trạng quan liêu phổ biến, và chi phí nhân công cao, nhất là so với khu vực châu Á.
Các công ty Trung Quốc và Mỹ cùng quan điểm rằng, thị trường Brazil đang ngày càng đóng vai trò quan trọng. Tầng lớp trung lưu của nước này đang phát triển, nhưng đã tới mức đủ lớn để bù đắp cho mức chi phí kinh doanh cao.
Lenovo, hãng máy tính cá nhân lớn thứ nhì thế giới về doanh số cho biết, hãng kỳ vọng thị trường Brazil sẽ đóng góp hơn 20% trong số nửa tỷ người mua PC tiếp theo. Công ty này cho biết, Brazil hiện là thị trường nước ngoài lớn nhất của hãng. Lenovo đã vượt qua Dell về doanh số một phần nhờ nỗ lực tiến công vào những thị trường mới nổi như Ấn Độ, Nga và Brazil.
Với dân số đông và tầng lớp trung lưu phát triển, Brazil có sức tiêu dùng ngày càng mạnh lên. Theo bà Silvia Quintanilha, một chuyên gia của hãng nghiên cứu Millward Brown ở Sao Paulo, tất cả các thương hiệu lớn đều đang nhắm vào thị trường Brazil.
Tương tự như Lenovo, ông John Dillon, Chủ tịch mảng thị trường quốc tế của công cụ tìm kiếm Baidu cho biết, Brazil hiện là thị trường quan trọng nhất ngoài Trung Quốc của hãng này. Baidu hiện cũng đang đưa thêm dịch vụ vào các thị trường Thái Lan và Ai Cập.
“Brazil là một nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, lĩnh vực Internet đang phát triển nhanh, và chúng tôi cho rằng, một vài công ty toàn cầu đến nay vẫn chưa chú ý nhiều tới việc địa phương hóa các dịch vụ cho thị trường này. Chúng tôi có cơ hội tốt để nhảy vào”, ông Dillon phát biểu.
Theo một nghiên cứu mới đây do Ngân hàng Trung ương Brazil thực hiện, GDP nước này dự kiến tăng trưởng 3,3% trong năm nay, sau khi tăng trưởng giảm về mức ước tính khoảng 1% trong năm ngoái.
Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc có thể sẽ không phát triển dễ dàng ở Brazil, vì họ vẫn gặp nhiều thách thức trong vấn đề xây dựng thương hiệu bên ngoài Trung Quốc. Baidu mới chỉ thành công hạn chế khi cung cấp dịch vụ ở Nhật Bản. Google dù mất một số lượng truy cập ở Brazil do các đối thủ khác, đây vẫn là công cụ tìm kiếm thống trị và quen thuộc với người sử dụng ở Brazil. Lenovo đã đạt được mức tăng trưởng cao tại các thị trường mới nổi và về doanh số PC toàn cầu, nhưng cũng chưa thành công đáng kể ở Mỹ do cạnh tranh không lại với những thương hiệu như HP, Apple và Dell.
Chưa kể, các công ty Trung Quốc không phải là những người mới đến duy nhất trong cuộc đua ở thị trường Brazil. Mạng xã hội Facebook mới chỉ vào thị trường này khoảng 2 năm. Theo số liệu của comScore, tháng 9 năm ngoái, lượng truy cập Facebook ở Brazil hàng tháng tăng 41% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 43,3 triệu lượt, còn thời gian trung bình mà mỗi người truy cập ở lại trong trang này tăng 208%. Những số liệu này cho thấy Brazil là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất của Facebook.
Trong khi đó, số lượng người sử dụng mạng xã hội Orkut của Google ở Brazil trong vòng 1 năm tính đến tháng 9 đã giảm 55%, thời lượng truy cập giảm 83%. comScore cho biết, tính chung, các trang của Google vẫn phổ biến nhất ở Brazil, nhưng thời gian truy cập trung bình vào các trang này đã giảm 45% trong cùng khoảng thời gian nói trên.
Hãng Samsung của Hàn Quốc cũng đã tấn công mạnh vào thị trường Brazil, bao gồm thông qua chiến lược cắt giảm mạnh giá bán sản phẩm so với các đối thủ. Nhờ đó, hãng này đã trở thành một trong những hãng máy tính cá nhân hàng đầu và là hãng điện thoại thông minh số 1 về doanh số tại Brazil.
Apple cũng là một “tay chơi” có hạng ở Brazil, nhưng chưa có được mức thị phần cao ở thị trường này như ở các thị trường khác. Giá sản phẩm của Apple ở Brazil là cao hơn so với các hãng khác và hãng này cũng chưa mở Apple Store tại đây. Thay vào đó, hãng phụ thuộc vào một hệ thống các nhà phân phối lại và các nhà mạng.
Các công ty Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được thành công ở Brazil tương tự như ở thị trường Trung Quốc bằng cách đem đến các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu địa phương. Baidu đã thắng thế trước Google ở Trung Quốc, một phần nhờ điều chỉnh cách dịch vụ cho phù hợp với thị trường này, chẳng hạn như thanh tìm kiếm lớn hơn để việc gõ chữ Trung Quốc dễ dàng hơn.
Năm nay, Baidu đã tung ra dịch vụ trang chủ Hao123 cho người sử dụng Brazil. Đây là dịch vụ cung cấp đường link tới các trang phổ biến, được thiết kế để việc điều hướng trở nên dễ dàng hơn đối với người mới dùng Internet. Ngoài ra, Baidu cũng có kế hoạch tung ra một công cụ tìm kiếm đầy đủ dịch vụ để cạnh tranh với Google, đồng thời đã huy động hàng trăm kỹ sư để thực hiện kế hoạch này.
Đối với Lenovo, việc thành lập cơ sở hoạt động ở Brazil đồng nghĩa với việc hãng này sẽ lắp ráp, thiết kế và sử dụng nhiều hơn linh kiện sản phẩm tại thị trường địa phương. Cách làm này sẽ giúp giảm thuế và cho phép Lenovo cạnh tranh tốt hơn về giá với các hãng máy tính của Brazil như Positivo Informatica. Lenovo hiện có 4.000 nhân viên ở Brazil. Hãng này vừa mới hoàn tất vụ thâu tóm thương hiệu hàng điện tử CCE của Brazil với giá 146,5 triệu USD và đang xây dựng một nhà máy 30 triệu USD ở nước này.
“Chúng tôi đang đầu tư vào Brazil nhiều hơn bất kỳ vào một quốc gia nào khác ngoài Trung Quốc”, ông Dan Stone, Giám đốc Lenovo tại Brazil cho biết.