Bùng nổ lượng doanh nghiệp “ngoài Nhà nước”
Những số liệu mới công bố cho thấy một bức tranh đầy tính bùng nổ về hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua
Trong buổi họp báo thường niên 2007, Tổng cục Thống kê đã công bố báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp trong 5 năm 2002-2007.
Những số liệu này cho thấy một bức tranh đầy tính bùng nổ về hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua.
Kết quả tổng điều tra sơ bộ từ năm 2002 đến nay cho biết, trong 5 năm qua số cơ sở sản xuất kinh doanh đã lên tới 3.935.078, tăng 44,7%. Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp là 182.888, tăng 83,4%, thu hút gần 7 triệu lao động, tăng 81,6% so với năm 2002.
Đáng chú ý là sau 5 năm, số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp Nhà nước đã giảm 12,3%, số lao động giảm 8,3%, trong khi các sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng mạnh với các số liệu tương ứng là 140,3% và 166,3%. Tỷ trọng các cơ sở thuộc nhóm này trong tổng số các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp tăng từ 2,1% năm 2002 lên 3,5% năm 2007.
Tương tự, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp vốn FDI đạt 7.075, tăng 98,3%, thu hút thêm 1 triệu lao động.
Số liệu quy mô lao động bình quân một cơ sở theo khu vực doanh nghiệp cho thấy các cơ sở thuộc khu vực doanh nghiệp FDI có quy mô lớn nhất (222 lao động/cơ sở), trong khi doanh nghiệp Nhà nước là 53, doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 26.
Xét theo ngành nghề, cơ sở lĩnh vực công nghiệp có quy mô lao động lớn nhất với 102 lao động/cơ sở, gấp gần 3 lần mức bình quân. Trong khi đó, các doanh nghiệp thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch có quy mô lao động khá nhỏ, đặc biệt là cơ sở doanh nghiệp tư nhân chỉ đạt bình quân 7 lao động.
Sự gia tăng các cơ sở sản xuất kinh doanh theo ngành kinh tế phần nào thể hiện sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế những năm gần đây. Khu vực dịch vụ hiện đã chiếm tỷ trọng 76% cơ sở và 57% lao động, trong đó 41,4% vẫn là thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch.
Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy hiện đang có sự gia tăng chậm hơn về quy mô các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Số lượng này hiện là 3,7 triệu, tăng 43,2% nhưng tỷ trọng chung phần nào đã giảm xuống (90,5 so với 90,9% năm 2002). Quy mô lao động cơ sở cá thể nhìn chung không thay đổi, vẫn ở mức 1-2 lao động/cơ sở.
Theo đánh giá, sự phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là khu vực tạo công ăn việc làm cho 1 bộ phận lớn lao động (6,5 triệu người), có kỹ năng lao động giản đơn, đóng góp chủ yếu vào việc tạo thu nhập kinh tế gia đình.
Việc hình thành các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay ngày càng thể hiện chính sách thu hút đầu tư tập trung. Số liệu cho thấy hiện cả nước có 577 khu/cụm công nghiệp, trong đó 348 khu/cụm đang hoạt động, 137 khu/cụm đang trong giai đoạn triển khai. Trong tổng số khu/cụm đang hoạt động, 168 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
Những số liệu này cho thấy một bức tranh đầy tính bùng nổ về hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua.
Kết quả tổng điều tra sơ bộ từ năm 2002 đến nay cho biết, trong 5 năm qua số cơ sở sản xuất kinh doanh đã lên tới 3.935.078, tăng 44,7%. Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp là 182.888, tăng 83,4%, thu hút gần 7 triệu lao động, tăng 81,6% so với năm 2002.
Đáng chú ý là sau 5 năm, số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp Nhà nước đã giảm 12,3%, số lao động giảm 8,3%, trong khi các sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng mạnh với các số liệu tương ứng là 140,3% và 166,3%. Tỷ trọng các cơ sở thuộc nhóm này trong tổng số các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp tăng từ 2,1% năm 2002 lên 3,5% năm 2007.
Tương tự, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp vốn FDI đạt 7.075, tăng 98,3%, thu hút thêm 1 triệu lao động.
Số liệu quy mô lao động bình quân một cơ sở theo khu vực doanh nghiệp cho thấy các cơ sở thuộc khu vực doanh nghiệp FDI có quy mô lớn nhất (222 lao động/cơ sở), trong khi doanh nghiệp Nhà nước là 53, doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 26.
Xét theo ngành nghề, cơ sở lĩnh vực công nghiệp có quy mô lao động lớn nhất với 102 lao động/cơ sở, gấp gần 3 lần mức bình quân. Trong khi đó, các doanh nghiệp thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch có quy mô lao động khá nhỏ, đặc biệt là cơ sở doanh nghiệp tư nhân chỉ đạt bình quân 7 lao động.
Sự gia tăng các cơ sở sản xuất kinh doanh theo ngành kinh tế phần nào thể hiện sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế những năm gần đây. Khu vực dịch vụ hiện đã chiếm tỷ trọng 76% cơ sở và 57% lao động, trong đó 41,4% vẫn là thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch.
Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy hiện đang có sự gia tăng chậm hơn về quy mô các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Số lượng này hiện là 3,7 triệu, tăng 43,2% nhưng tỷ trọng chung phần nào đã giảm xuống (90,5 so với 90,9% năm 2002). Quy mô lao động cơ sở cá thể nhìn chung không thay đổi, vẫn ở mức 1-2 lao động/cơ sở.
Theo đánh giá, sự phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể là khu vực tạo công ăn việc làm cho 1 bộ phận lớn lao động (6,5 triệu người), có kỹ năng lao động giản đơn, đóng góp chủ yếu vào việc tạo thu nhập kinh tế gia đình.
Việc hình thành các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay ngày càng thể hiện chính sách thu hút đầu tư tập trung. Số liệu cho thấy hiện cả nước có 577 khu/cụm công nghiệp, trong đó 348 khu/cụm đang hoạt động, 137 khu/cụm đang trong giai đoạn triển khai. Trong tổng số khu/cụm đang hoạt động, 168 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.