Cả Mỹ và OPEC đều không muốn cứu giá dầu
Ít có khả năng OPEC sẽ tìm cách hỗ trợ giá dầu, trong khi giới chức Mỹ cũng nói sẽ không can thiệp
Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Iran nói rằng, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) chưa có tín hiệu nào sẽ hành động để hỗ trợ giá dầu. Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói, Mỹ không có ý định can thiệp vào thị trường dầu.
Hãng tin Reuters cho biết, trong một tuyên bố đăng trên website của Bộ Dầu lửa Iran, Bộ trưởng Bijan Zanganeh tiếp tục kêu gọi các nước thành viên OPEC tăng cường hợp tác trong vấn đề giá dầu, nhưng cũng thừa nhận lời kêu gọi này chưa đem lại kết quả.
“Iran không có ý định tổ chức một cuộc họp OPEC khẩn cấp và hiện đang tham vấn với các nước OPEC khác để bàn biện pháp ngăn giá dầu giảm, nhưng các cuộc tham vấn này chưa có kết quả”, ông Zanganeh nói.
Tuyên bố trên là một tín hiệu nữa cho thấy, bất chấp những nỗ lực vận động của các nước thành viên nghèo hơn trong OPEC như Iran và Venezuela, ít có khả năng tổ chức này sẽ đi đến quyết định tìm cách hỗ trợ giá dầu.
Trong một diễn biến khác, theo hãng tin Bloomberg, đặc phái viên về năng lượng Amos Hochstein của Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, nước này sẽ không can thiệp vào thị trường dầu lửa trong bối cảnh giá dầu đang giảm mạnh.
Mỹ sẽ để thị trường quyết định giá dầu - ông Hochstein phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn tại một hội thảo ở Abu Dhabi ngày 19/1.
“Khi mọi người đặt câu hỏi “liệu Mỹ sẽ làm gì”, thì câu trả lời là thị trường sẽ quyết định điều gì sẽ xảy ra”, ông Hochstein nói.
Khi được hỏi Mỹ có thể làm được điều gì trước việc giá dầu giảm và bất ổn trên thị trường dầu, ông Hochstein nói: “Chúng tôi có các cơ chế để làm việc với các đối tác trên thế giới trong trường hợp xảy ra tình huống cực đoan. Nhưng tôi nghĩ chúng ta chưa rơi vào tính huống như thế, và thị trường có thể tự điều chỉnh”.
Giá dầu thế giới đã giảm hơn một nửa từ mức 110 USD/thùng vào tháng 6 năm ngoái xuống mức dưới 50 USD/thùng hiện nay do sự dư thừa nguồn cung dầu trên toàn cầu. Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng vọt, trong khi OPEC - vì muốn bảo vệ thị phần và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ - thể hiện quyết tâm không giảm sản lượng.
Sau cuộc họp của OPEC vào tháng 11 năm ngoái, Iran đã nỗ lực vận động OPEC hạ sản lượng. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro mới đây cũng có chuyến thăm các nước vùng Vịnh để tìm kiếm sự ủng hộ trong vấn đề hỗ trợ giá dầu. Tuy vậy, những nỗ lực này hầu như không đem lại kết quả nào.
Tuần trước, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói, những quốc gia khiến giá dầu giảm sẽ phải hối tiếc về quyết định của mình, đồng thời cảnh báo rằng Saudi Arabia và Kuwait sẽ phải chịu chung ảnh hưởng như Iran trước sự giảm giá chóng mặt của dầu thô.
Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Iran Zanganeh nói, ngân sách của Iran cần được hạch toán dựa trên mức giá dầu 72 USD/thùng, nhưng nước này có thể chịu được mức giá dầu thấp hơn. “Cho dù giá dầu có giảm xuống còn 25 USD/thùng, thì ngành công nghiệp dầu lửa [của Iran] cũng không bị đe dọa”, ông Zanganeh nói.
Hãng tin Reuters cho biết, trong một tuyên bố đăng trên website của Bộ Dầu lửa Iran, Bộ trưởng Bijan Zanganeh tiếp tục kêu gọi các nước thành viên OPEC tăng cường hợp tác trong vấn đề giá dầu, nhưng cũng thừa nhận lời kêu gọi này chưa đem lại kết quả.
“Iran không có ý định tổ chức một cuộc họp OPEC khẩn cấp và hiện đang tham vấn với các nước OPEC khác để bàn biện pháp ngăn giá dầu giảm, nhưng các cuộc tham vấn này chưa có kết quả”, ông Zanganeh nói.
Tuyên bố trên là một tín hiệu nữa cho thấy, bất chấp những nỗ lực vận động của các nước thành viên nghèo hơn trong OPEC như Iran và Venezuela, ít có khả năng tổ chức này sẽ đi đến quyết định tìm cách hỗ trợ giá dầu.
Trong một diễn biến khác, theo hãng tin Bloomberg, đặc phái viên về năng lượng Amos Hochstein của Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, nước này sẽ không can thiệp vào thị trường dầu lửa trong bối cảnh giá dầu đang giảm mạnh.
Mỹ sẽ để thị trường quyết định giá dầu - ông Hochstein phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn tại một hội thảo ở Abu Dhabi ngày 19/1.
“Khi mọi người đặt câu hỏi “liệu Mỹ sẽ làm gì”, thì câu trả lời là thị trường sẽ quyết định điều gì sẽ xảy ra”, ông Hochstein nói.
Khi được hỏi Mỹ có thể làm được điều gì trước việc giá dầu giảm và bất ổn trên thị trường dầu, ông Hochstein nói: “Chúng tôi có các cơ chế để làm việc với các đối tác trên thế giới trong trường hợp xảy ra tình huống cực đoan. Nhưng tôi nghĩ chúng ta chưa rơi vào tính huống như thế, và thị trường có thể tự điều chỉnh”.
Giá dầu thế giới đã giảm hơn một nửa từ mức 110 USD/thùng vào tháng 6 năm ngoái xuống mức dưới 50 USD/thùng hiện nay do sự dư thừa nguồn cung dầu trên toàn cầu. Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng vọt, trong khi OPEC - vì muốn bảo vệ thị phần và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ - thể hiện quyết tâm không giảm sản lượng.
Sau cuộc họp của OPEC vào tháng 11 năm ngoái, Iran đã nỗ lực vận động OPEC hạ sản lượng. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro mới đây cũng có chuyến thăm các nước vùng Vịnh để tìm kiếm sự ủng hộ trong vấn đề hỗ trợ giá dầu. Tuy vậy, những nỗ lực này hầu như không đem lại kết quả nào.
Tuần trước, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói, những quốc gia khiến giá dầu giảm sẽ phải hối tiếc về quyết định của mình, đồng thời cảnh báo rằng Saudi Arabia và Kuwait sẽ phải chịu chung ảnh hưởng như Iran trước sự giảm giá chóng mặt của dầu thô.
Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Iran Zanganeh nói, ngân sách của Iran cần được hạch toán dựa trên mức giá dầu 72 USD/thùng, nhưng nước này có thể chịu được mức giá dầu thấp hơn. “Cho dù giá dầu có giảm xuống còn 25 USD/thùng, thì ngành công nghiệp dầu lửa [của Iran] cũng không bị đe dọa”, ông Zanganeh nói.